Tên lửa Trung Quốc có thể bay tới Manila trong 7 phút và Duterte phải "chứng minh tình bạn tốt" với Bắc Kinh

Nhiều nghị sỹ đối lập thách thức Tổng thống Duterte đưa ngư dân tới đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc để "chứng minh tình hữu nghị" mà ông đề cập, VTC News dẫn Philstar cho hay.
Sputnik

Thách thức này được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Philippines hôm 26/6 khẳng định Trung Quốc vẫn sẽ được phép đánh bắt cá ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) vì tình hữu nghị giữa 2 nước.

Ông Duterte: "Đến Mỹ còn sợ Trung Quốc, Bắc Kinh đã tuyên bố Biển Đông là của họ"

Tuyên bố này của ông ngay lập tức hứng phải chỉ trích từ dư luận, đặc biệt là các nghị sỹ đối lập. 

"Tình hữu nghị không liên quan tới việc duy trì chủ quyền. Tình hữu nghị cũng không thể được viện dẫn cho hành động nhiều lần vi phạm chủ quyền. Tuyên bố của Tổng thống cho thấy ông ấy không hề có ý định duy trì chiến thắng pháp lý mà chúng tôi đã đạt được tại tòa án quốc tế", ông Renato Reyes, Tổng thư ký của Bayan cho hay.

Chuyên gia lập hiến Christian Monsod cho rằng việc ông Duterte cho phép đánh bắt cá ở EEZ là hành động vi hiến.

"Hiến pháp quy định rõ ràng rằng chỉ có người Philippines mới được quyền đánh bắt tại vùng đặc quyền kinh tế của đất nước và ông Duterte không có quyền sửa đổi điều này", ông Monsod, một trong những người soạn thảo Hiến pháp năm 1987 của Philippines cho hay.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Albert Del Rosario nhận định ông Duterte có thể bị luận tội vì không thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ của Philippines trong hiến pháp. 

Bị chỉ trích dữ dội, Philippines cải chính phát ngôn của ông Duterte về Biển Đông
Thẩm phán tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio dẫn một điều khoản trong Hiếp pháp quy định Tổng thống phải bảo vệ tài nguyên của quốc gia ở vùng biển quần đảo, lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế và dành riêng quyền sử dụng và đánh bắt cho công dân Philippines

Tuy nhiên, ông Duterte cho rằng quy định này chỉ dành cho những người thiếu suy nghĩ và nó sẽ chỉ là mảnh giấy lộn nếu chiến tranh nổ ra trên vùng đặc quyền kinh tế. 

"Đây là điều khoản dành cho những người thiếu suy nghĩ và vô cảm. Còn tôi đang bảo vệ đất nước và 110 triệu người Philippines", ông nhấn mạnh. 

Nhà lãnh đạo Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ chẳng đời nào tuân theo quy định đó và thậm chí còn có hành động trả đũa làm leo thang chiến tranh. 

"Tên lửa Trung Quốc có thể bay tới Manila trong 7 phút và Chủ tịch Tập Cận Bình đã cảnh bảo chiến tranh khi đề cập tới vấn đề khai thác dầu ở biển Đông", ông cho hay. 

Ông Duterte: "Trung Quốc là bạn của chúng ta"

Không dừng lại ở đó, ông Duterte còn chỉ trích những người kêu gọi luận tội ông, đe dọa tống tất cả vào trong song sắt. 

"Luận tội tôi ư? Tôi sẽ tống tất cả vào tù, Cứ thử xem", vị Tổng thống Philippines thách thức, nói thêm rằng những người bất đồng chính kiến đang muốn ông xua đuổi những người có thể thách thức ông trong một cuộc chiến. 

Trong một diễn biến mới nhất, Phủ Tổng thống Philippines hôm 27/6 đưa ra phát ngôn cải chính tuyên bố gây tranh cãi của ông Duterte. 

Người phát ngôn của Phủ tổng thống, ông Salvador Panelo khẳng định ông Duterte sẽ không từ bỏ chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. 

Duterte rất hay thay đổi quan điểm - cơn đau đầu của Mỹ và Trung Quốc

"Tôi cho rằng có vẻ ý của Tổng thống là Philippines sẽ không cho phép Trung Quốc để công dân của họ đánh cá trong vùng EEZ vì họ coi chúng tôi là bạn và biết rằng đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines sẽ chỉ dẫn tới sự thù địch không mong muốn làm leo thang một cuộc đối đầu vũ trang", ông Panelo cho hay. 

Ông này cho biết tuyên bố của ông dựa trên cuộc nói chuyện với Tổng thống hôm 26/6. 

"Thực tế là chúng tôi không biết người dân Trung Quốc có đang đánh cá vào thời điểm đó hay không. Tất cả mọi thứ chỉ là suy đoán vào giai đoạn này. Kể cả vào thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ liệu tàu tàu Trung Quốc đang đánh cá hay chỉ thực hiện quyền đi lại vô hại của họ", ông Panelo nói khi đề cập tới vụ tàu cá Philippines bị đâm chìm hôm 9/6 tại bãi Cỏ Rong. 

Thảo luận