Tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 của Việt Nam chính thức bước vào tình trạng trực chiến

Tàu 20 phải trải qua quá trình đại tu, sửa chữa lớn tại Nhà máy X46 Hải quân trước khi bước vào tình trạng trực chiến. Tình hình hiện tại của con tàu vì thế rất được quan tâm, báo Đất Việt cho biết.
Sputnik

Tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 vốn là một chiến hạm lớp Pohang Flight III được Hải quân Hàn Quốc chuyển giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam, đây cũng là chiếc Pohang thứ hai của chúng được phía bạn trao tặng.

Tự hào xem tàu Hải quân Việt Nam thao diễn cùng chiến hạm nước ngoài tại Cam Ranh

Chiếc Pohang trên chính thức theo chân tàu hộ vệ tên lửa Trần Hưng Đạo về nước sau khi tham dự lễ duyệt binh trên biển ngoài khơi đảo Jeju của Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập hải quân nước bạn vào năm ngoái.

Sau khi về nước, có thông tin cho rằng Tàu 20 phải trải qua quá trình đại tu, sửa chữa lớn tại Nhà máy X46 Hải quân trước khi bước vào tình trạng trực chiến. Thông tin về tình hình hiện tại của con tàu vì thế rất được quan tâm.

Theo Báo Hải quân Việt Nam, sáng 4/7 tại thành phố Đà Nẵng, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững - Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Hải quân đến thăm, kiểm tra, nắm tình hình tại Lữ đoàn 172 - Vùng 3 Hải quân.

Tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 của Việt Nam chính thức bước vào tình trạng trực chiến

Tại đây đồng chí Chính ủy Quân chủng đã được nghe báo cáo về tình hình huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu của đơn vị...

Việt Nam nâng cấp hàng loạt tàu chiến Mỹ thế nào?

Sau đó Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững đã đi thăm các kíp tàu trong đó có cả Tàu 20.

Như vậy có thể thấy rằng chiếc tàu hộ vệ săn ngầm này đã thuộc về biên chế Lữ đoàn 172 đóng tại Đà Nẵng sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa. "Chị em" của Tàu 20 là Tàu 18 thuộc biên chế Lữ đoàn 171 đóng tại Vũng Tàu.

So với Tàu 18 thì Tàu 20 giữ nguyên được dàn vũ khí trang bị như nguyên bản khi còn trực chiến trong Hải quân Hàn Quốc và không bị cắt giảm bất cứ một thành phần nào như Tàu 18.

Lớp tàu hộ vệ Pohang có kích cỡ trung bình với chiều dài 88,3 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 2,9 m; lượng giãn nước đầy tải 1.300 tấn.

Việt Nam sẽ tự đóng tàu chiến cỡ lớn tích hợp vũ khí công nghệ cao, cực hiện đại
Động cơ CODOG (kết hợp diesel và turbine khí) cho phép tàu chạy với vận tốc tối đa 32 hải lý/h (59 km/h), tốc độ hành trình 15 hải lý/h (28 km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.400 km), thủy thủ đoàn 95 người.

Vũ khí trang bị cho Flight III của lớp tàu hộ vệ Pohang bao gồm 2 khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm với nòng dài gấp 62 lần đường kính (76 mm/62) bố trí trước - sau.

Bên cạnh đó, trên tàu còn có 2 bệ pháo bắn nhanh Nobong 40 mm/70 nòng đôi, ngoài tác dụng bổ trợ cho khẩu 76 mm trong việc tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ thì nó còn đảm trách cả vai trò phòng không, chống lại máy bay bay thấp cũng như tên lửa hành trình chống hạm (khá hạn chế).

Tàu chiến dự án 22800 mang tên lửa "Kalibr" có thể xuất khẩu sang Việt Nam

So sánh với Flight II thì đáng ngạc nhiên là thế hệ Flight III lại không có tên lửa chống hạm (phải đến Flight IV mới được bổ sung 4 tên lửa RGM-84 Harpoon). Có lẽ phía Hàn Quốc chỉ muốn phân lớp này tập trung vào nhiệm vụ săn ngầm, họ lắp đặt cho con tàu 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm.

Về hệ thống điện tử, tàu được trang bị radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signaal PHS-32.

Thảo luận