Việt Nam nâng cấp hàng loạt tàu chiến Mỹ thế nào?

© Sputnik / Maria EfimovaSửa chữa tàu biển ở Vũng Tàu
Sửa chữa tàu biển ở Vũng Tàu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Để tiếp tục đảm bảo và duy trì khả năng hoạt động – sẵn sàng chiến đấu, trong những năm qua bộ đội Việt Nam có nhiều sáng kiến, đề tài áp dụng cải tiến vô số tàu chiến Mỹ sản xuất, báo điện tử Kiến thức có bài tổng hợp.

Hiện nay, trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam, ngoài các tàu chiến do Nga sản xuất và tự đóng, vẫn còn giữ trong trang bị một số tàu chiến Mỹ chế tạo – đây là vũ khí chiến lược phẩm thu giữ được sau ngày 30/4/1975

Tàu sân bay trực thăng DDH-184 Kaga của Nhật Bản tại cảng Yokohama - Sputnik Việt Nam
Chiến hạm tàng hình Việt Nam sánh vai khu trục hạm Nhật

Trong những năm qua, dù gặp vô vàn khó khăn nhưng bằng tinh thần “tự lực cánh sinh”, Việt Nam vẫn đang nỗ lực duy trì các tàu chiến Mỹ trong tình trạng không thể mua phụ tùng, linh kiện thay thế, thậm chí chúng ta còn tự nâng cấp cải tiến. 

Điển hình, trong bài viết "phát huy sáng kiến kỹ thuật bảo đảm trang bị tàu thuyền" đăng trên báo Quân đội Nhân dân số ra 1/6/2019 có đề cập tới việc Lữ đoàn Giang thuyền 962 vừa có những cải tiến về bảng bố trí chiến đấu trên các tàu tuần tiễu PCF và tàu đổ bộ nhỏ LCM-8. Đây là hai loại tàu chiến Mỹ được trang bị cho Lữ đoàn 962, đã phục vụ suốt từ năm 1975 tới tận hôm nay.

Đáng chú ý, trước sáng kiến này, Việt Nam đã có nhiều cải tiến nâng cấp khác cho tàu PCF và LCM-8. Ví dụ, hồi năm 2013, Lữ đoàn 127 (Vùng 5 Hải quân) đã cải tiến thành công hệ thống cửa đổ bộ trên tàu LCM-8.

Cảnh sát biển Việt Nam trong cuộc diễu hành ngày hội - Sputnik Việt Nam
Tuần duyên Mỹ cam kết chuyển giao tàu tuần tra và đào tạo thủy thủ cho Cảnh sát biển Việt Nam

Bình thường, hệ thống này muốn hạ phải mất từ 25-30 phút và cần đến 3 người. Nay với sáng kiến này, hệ thống hạ cửa bằng thiết bị điện 24V-DC, chỉ mất từ 1-1,5 phút và chỉ cần một người điều khiển, bảo đảm an toàn, không ảnh hưởng đến kết cấu cũng như tính năng kỹ thuật, chiến thuật của tàu.

LCM-8 là tên của loại tàu đổ bộ cơ giới cỡ nhỏ do Mỹ sản xuất từ năm 1959 và được viện trợ rất nhiều cho Hải quân quân đội Sài Gòn. Nó có lượng giãn nước toàn tải 111,4 tấn, dài 22,26m, rộng 6,4m, mớn nước có tải 1,6m.

Tàu trang bị 2 máy diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 17 hải lý/h (có tải), thủy thủ đoàn chỉ cần 4-6 người, trang bị 2 đại liên 12,7mm.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard Việt Nam 011 Đinh Tiên Hoàng ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam được nâng cấp: Cải tiến hết sức đặc biệt

LCM-8 chở tối đa hơn 50 tấn gồm hàng hóa hoặc các phương tiện cơ giới. 

Còn PCF là tàu tuần tiễu đường sông được thiết kế cho Hải quân Mỹ làm nhiệm vụ tuần tiễu trên vùng sông nước trong Chiến tranh Việt Nam. Chiếc tàu PCF đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 10 năm 1965 và chính tại chiến trường Việt Nam người Mỹ đã thay đổi nhiệm vụ của PCF từ tàu tuần tra ven bờ thành tàu tuần tra và tiến công đường sông. Sau năm 1975, Việt Nam thu giữ được số lượng nhỏ PCF và tiếp tục sử dụng cho hoạt động an ninh đường sông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала