Biển Đông

Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển và nền kinh tế quốc gia

Chính sách quốc tế và nền kinh tế, các vấn đề xã hội và ngành du lịch - đây là những chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.
Sputnik

Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Cuộc đối đầu ở Biển Đông

Các phương tiện truyền thông nước ngoài đã chú ý theo dõi cuộc đối đầu gần đây nhất giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 đã điều động “một cách thức đe dọa” đối với các tàu thuyền Việt Nam phục vụ giàn khoan Hakuryu-5 của Nhật do công ty Rosneft của Nga thuê khoan ở lô 06, theo tờ The Sydney Morning Herald. Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam đã thể hiện sự kiềm chế khác thường khi đối phó với cuộc đối đầu này. Các nhà quan sát kết luận, cả hai nước đã rút bài học từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng 5 năm trước, tờ South China Morning Post nhận xét.

Câu trả lời thích đáng của Việt Nam đối với những phát ngôn không phù hợp của Cảnh Sảng

STRATFOR viết rằng, “do tranh chấp lãnh thổ, các hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng phía Nam Biển Đông đã trở thành nguồn xung đột chính giữa Trung Quốc và các quốc gia khác đưa yêu sách trong khu vực. Bắc Kinh đã làm việc để hạn chế hoặc ngăn chặn các dự án khoan và thăm dò dầu khí của các quốc gia khác trong các vùng mà họ cho là đang tranh chấp. Một số quốc gia, ví dụ Philippines, đã phản ứng khá thân thiện, quyết định hợp tác với Bắc Kinh. Và những nước khác, chẳng hạn như Việt Nam, đã quyết định tăng cường quan hệ đối tác năng lượng với các quốc gia khác. Từ quan điểm chính trị, cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không muốn “hủy hoại” mối quan hệ song phương. Nhưng, không gian để giảm căng thẳng sẽ tiếp tục thu hẹp cho đến khi một trong hai nước quyết định lùi lại một bước.

Việt Nam là mục tiêu tiếp theo của Trump trong cuộc chiến thương mại?

Chủ đề quan trọng thứ hai về Việt Nam đang được thảo luận trên các phương tiện truyền thông nước ngoài: Liệu Mỹ sẽ áp thuế trừng phạt Việt Nam? Nhìn chung, các chuyên gia đưa ra dự báo khá lạc quan. Mặc dù Hoa Kỳ đánh thuế nhập khẩu cao khủng khiếp đối với các sản phẩm thép của Việt Nam, nhưng, các sản phẩm thép chỉ chiếm chưa đến 2% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Cũng cần lưu ý rằng, thép sản xuất từ ​​vật liệu địa phương được miễn thuế. Ngoài ra, Bộ Công Thương Việt Nam kêu gọi các công ty nội địa không mua sản phẩm thép từ Đài Loan hoặc Hàn Quốc để trốn thuế. Hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy rằng Mỹ có ý định đánh vào các ngành xuất khẩu chính của Việt Nam, như giày dép, dệt may và hải sản. Các nhà đầu tư vẫn lạc quan, và dòng vốn FDI vẫn chảy mạnh vào Việt Nam, theo Vietnam Briefing.

Việt Nam quý giá đối với Trump đến chừng nào?

Tạp chí Nikkei Asian Review đăng tải một bài dài về vấn đề này. Việc Mỹ áp thuế 25% lên hàng xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Á đã gây thiệt hại cho chuỗi cung ứng. Giới doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ kinh doanh với các tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm lối thoát. Trong 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng 36% so với năm trước, khối lượng đầu tư trong nước đã tăng 69%. Nhưng, đối với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lời cảnh báo của Trump là một động lực để hiện đại hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Bài báo đưa ra những khuyến nghị: nên cải thiện cán cân thương mại, đấu tranh chống tham nhũng, tạo ra hàng triệu việc làm được trả lương cao và thúc đẩy đổi mới. Trong khi cuộc chiến thương mại đang gia tăng, Hà Nội không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa những động lực tăng trưởng để đưa nền kinh tế lên một tầm cao mới. TODAYonline cho biết, Việt Nam né tránh sự hợp tác với gã khổng lồ Trung Quốc Huawei. Còn tờ Asia Times cho biết rằng, Apple đang bắt đầu sản xuất thử nghiệm tai nghe không dây AirPods nổi tiếng của mình tại Việt Nam.

Sai lầm của Trump: các công ty chuyển việc sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam chứ không phải Mỹ

Tờ Future Directions International lo ngại rằng, đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa trong chính sự tồn tại của mình do nhu cầu về nước ngày càng gia tăng trong các lĩnh vực kinh tế khác. Kết quả là sụt lún đất, mực nước biển dâng cao, nồng độ mặn tiếp tục tăng nhanh. Vì đồng bằng sông Cửu Long sản xuất đủ lương thực cho gần 200 triệu người, bất kỳ sự giảm đáng kể nào trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm giảm an ninh lương thực toàn cầu. Thông tin của Bloomberg là một bằng chứng về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong 5 năm qua kể từ năm 2014, số người lớn béo phì ở Việt Nam đã tăng 38%, chỉ số cao nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có tỷ lệ người béo phì thấp nhất trong khu vực - 3,6%, thấp hơn Malaysia (13,3%) và Indonesia (5,7%). Rủi ro về sức khỏe liên quan đến béo phì làm tăng chi phí cho việc điều trị các bệnh mãn tính. Và sau đây là những thông tin trên báo chí Nga về kinh tế Việt Nam. Finanz đưa tin rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 ở mức 6,8% và trong năm 2020 sẽ duy trì ở mức ít nhất 6,7%, nhờ đó Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Và Tạp chí Nga Aviamotornoye Obozrenie có một bài rất thú vị về sự thành công của Vietnam Airlines. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty đạt con số kỷ lục.

Hang động và tàu chiến

CNN cho biết, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu về thám hiểm hang động, và giới thiệu các hang động đẹp nhất của Việt Nam. Kênh truyền hình Nga Zvezda đưa tin rằng, một chiến hạm của Việt Nam sẽ tham gia lễ diễu hành Ngày Hải quân Nga ở Vladivostok.

Thảo luận