Hoa Kỳ không còn lấy “giọng quyền lực” khi nói chuyện với Trung Quốc

Apple yêu cầu chính quyền Donald Trump miễn áp mức thuế suất 25% cho một số linh kiện trên Mac Pro mới. Công ty đã đệ đơn xin phép miễn trừ linh kiện tới Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ.
Sputnik

Trước đó, Donald Trump đã hứa sẽ giảm thuế đối với một số linh kiện, nhưng chỉ khi chúng không thể được sản xuất ở bất cứ đâu ngoại trừ Trung Quốc, và nếu việc sản xuất chúng không đóng góp chiến lược cho sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc.

Chạy khỏi Trung Quốc, Apple thử nghiệm sản xuất AirPods ở Việt Nam

Mac Pro với thiết kế "thùng rác" là máy Mac đắt nhất của Apple. Nó có giá khoảng 6 nghìn USD và dành cho một nhóm người tiêu dùng cần năng lượng và hiệu suất cực kỳ cao. Đây là những nhà thiết kế, nhà phát triển trò chơi máy tính, v.v. Mac Pro thế hệ trước được sản xuất tại Texas: đây là sản phẩm duy nhất của Apple mà công ty sản xuất tại Hoa Kỳ. Với mục đích này Apple đã xây dựng nhà máy tại thành phố Austin trong khu vực kinh doanh tự do Texas. Công ty nhận được khoản giảm thuế 250.000 USD/năm và đã mua thiết bị trị giá 15 triệu USD.

Hoa Kỳ không còn lấy “giọng quyền lực” khi nói chuyện với Trung Quốc

Tuy nhiên, sau đó hóa ra rằng, việc sản xuất ở Hoa Kỳ một sản phẩm duy nhất là quá phức tạp. Công ty đã tạo ra 500 việc làm mới, nhưng, mức lương trung bình của công nhân chỉ gần 30 nghìn USD/ năm - rất thấp theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Kết quả là, theo tờ WSJ, công nhân đã làm việc đúng 8 tiếng, và sau 8 giờ làm họ rời khỏi cơ sở sản xuất, mặc dù dây chuyền vẫn tiếp tục hoạt động. Điều đó dẫn đến những trục trặc kỹ thuật. Tất cả điều này làm phức tạp quá trình sản xuất. Hơn nữa, một số linh kiện cho Mac Pro vẫn được cung cấp từ Trung Quốc, do đó công ty phải chịu chi phí hậu cần đáng kể.

Bất chấp khủng hoảng quan hệ, hãng APPLE phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất tại Trung Quốc

Đây là lý do tại sao công ty đã quyết định chuyển cơ sở sản xuất Mac Pro sang Trung Quốc. Apple đã chọn nhà thầu Đài Loan (Trung Quốc) Quanta Computer Inc. để sản xuất máy tính để bàn Mac Pro gần thành phố Thượng Hải. Bất chấp những tuyên bố của Trump về việc, nếu Apple muốn tránh thuế quan, thì họ nên tiếp tục sản xuất ở Hoa Kỳ, nhưng, bây giờ công ty hầu như không thể làm như vậy. Tại Trung Quốc có sẵn chuỗi cung ứng tốt, cơ sở công nghiệp hoàn hảo. Và Mỹ cần phải mất nhiều năm và đầu tư lớn để tạo ra điều kiện tương tự.Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Li Kai từ Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc) nói.

“Sự kiện này sẽ khiến chính quyền Hoa Kỳ suy nghĩ về thực tế rằng, việc tái công nghiệp hóa nước Mỹ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chuỗi cung ứng sản xuất hoạt động theo luật riêng của nó và không nghe theo chỉ thị. Ngay cả nếu một số cơ sở sản xuất được đưa ra khỏi Trung Quốc, thì chúng vẫn sẽ tập trung ở vùng lân cận, ví dụ, tại Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Trong trường hợp này, việc cung cấp một số thành phần vẫn sẽ được gắn với Trung Quốc. Và Trung Quốc sẽ vẫn là trung tâm của chuỗi sản xuất này. Chính quyền Hoa Kỳ nói về sự cần thiết phải đưa dây chuyền sản xuất về Mỹ. Nhưng đây chỉ là những ước mơ không gắn liền với thực tế.  Đã từ lâu nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào mức tiêu thụ. Nếu Washington không thực hiện cải cách cơ cấu nội bộ, mà chỉ đơn giản cố gắng gây áp lực lên Trung Quốc, thì cuối cùng Hoa Kỳ sẽ là bên thua cuộc. Xét theo quá trình đàm phán thương mại song phương, trong một năm qua mọi thứ đã thay đổi. Trước đây, Hoa Kỳ nói chuyện với Trung Quốc từ vị trí quyền lực. Và bây giờ có thể nói, hai bên đang đứng ngang nhau. Và Trung Quốc sẽ dần thể hiện sức mạnh của mình. Chỉ sau khi Mỹ nhận thức rõ và đánh giá thực tế vị thế của họ, mới có thể đạt tiến bộ trong cuộc đàm phán thương mại. Vì vậy, theo tôi, vụ việc với Apple sẽ có tác động nhất định đến cuộc đàm phán thương mại".

Trung Quốc và Mỹ nối lại đàm phán thương mại vào tuần này tại Thượng Hải. Đây sẽ là lần đầu tiên quan chức hai nước gặp trực tiếp kể từ khi nỗ lực đàm phán đình trệ vào tháng 5. Và 11 vòng đàm phán trước đó đã thất bại. Việc nối lại đàm phán là một dấu hiệu tốt, mặc dù khó có thể chờ đợi những đột phá trong vòng đầu tiên. Trong cuộc phỏng vấn của CNBC, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin, thành viên  phái đoàn Mỹ tới Thượng Hải, nhận xét rằng, vẫn còn quá nhiều vấn đề chưa được giải quyết, vì vậy kết quả tốt nhất của vòng đàm phán này sẽ là chuyến thăm “đáp lễ” của phái đoàn Trung Quốc tới Washington để tiếp tục đàm phán.

Truyền thông tiết lộ kế hoạch giới thiệu iPhone với 3 camera của Apple mùa thu này

Liệu chính quyền Trump đáp ứng yêu cầu của Apple vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, rất có thể, các mức thuế mới sẽ không giúp ích gì cho nền kinh tế Hoa Kỳ mà sẽ chỉ tạo thêm vấn đề cho gã khổng lồ Mỹ. Trước đây Apple đã cho biết rằng họ đang suy nghĩ về việc chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang các nước châu Á khác để tránh thuế. Tuy nhiên, đây là một quá trình rất lâu dài và tốn kém. Foxconn, nhà thầu chính cho Apple lắp ráp gần như tất cả các sản phẩm của công ty, đã bắt đầu lắp ráp iPhone SE và 6S tại Ấn Độ vào năm 2017. Tuy nhiên, quy mô sản xuất bị giới hạn bởi nhu cầu của thị trường nội địa. Công ty đã có ý định chuyển một phần cơ sở sản xuất các sản phẩm đắt tiền hơn của Apple sang Ấn Độ vào đầu năm 2019, nhưng cho đến nay kế hoạch chưa được thực hiện.

Có lẽ, nếu Hoa Kỳ duy trì các mức thuế quan mới, Apple sẽ rút khỏi Trung Quốc các cơ sở sản xuất dòng sản phẩm rẻ hơn. Và các sản phẩm thuộc phân khúc “cao cấp” như Mac Pro vẫn sẽ được lắp ráp tại Trung Quốc, bất chấp biện pháp thuế quan mà Washington triển khai.

Thảo luận