Đây sẽ là một lập luận bổ sung cho những người ủng hộ bước ngoặt mang tính xây dựng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại? Ông Andrey Karneev, Viện phó Viện Á — Phi thuộc trường Đại học tổng hợp quốc gia Moskva bình luận về chủ đề này với Sputnik.
Thị phần của các nhà cung cấp Trung Quốc (tính cả các doanh nghiệp Hồng Kông) chiếm hơn 20% trong số 200 nhà thầu hàng đầu của Apple. Kể từ năm 2012, con số này đã tăng gấp ba lần, trong khi số lượng đối tác Mỹ của Apple đã giảm dần. Theo dữ liệu mới nhất, hiện tại trong danh sách 200 nhà cung cấp hàng đầu có 37 nhà sản xuất Mỹ và 41 nhà sản xuất từ Trung Quốc và Hồng Kông. Nghiên cứu từ Nikkei Asian Review cho thấy sự suy giảm vị thế đối tác Nhật Bản của Apple và sự tụt hậu sau Trung Quốc — hiện có 37 nhà cung cấp linh kiện cho Apple từ Nhật Bản.
Mặc dù thực tế đang diễn cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Apple nhìn thấy tương lai trong công việc của các nhà cung cấp Trung Quốc, nói lên sự tiến bộ nghiêm túc của ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc. Đặc biệt điều này có nghĩa là việc kiểm soát chất lượng trong các nhà máy Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Mọi người đều biết Apple chọn đối tác cho việc cung cấp linh kiện hoặc lắp ráp iPhone và máy tính Mac cẩn thận như thế nào.
Apple có một bộ phận đặc biệt quản lý và kiểm soát cung cấp linh kiện, giám sát tuân thủ các tiêu chuẩn khi vận hành dây chuyền sản xuất tại Hoa Kỳ và nước ngoài. Hơn nữa CEO Tim Cook đích thân giám sát công việc của đơn vị này. Sự hợp tác với Trung Quốc đã được biết đến từ lâu — gần đây Apple đã xây dựngmột số trung tâm nghiên cứu và phát triển mới ở Trung Quốc, giúp kiểm soát chất lượng công việc hiệu quả hơn.
Tim Cook đã có cơ hội gặp gỡ cá nhân với Trump và các quan chức chính quyền cấp cao khác. Các cuộc họp như vậy kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, bởi vì Apple rất quan ngại trước việc tan vỡ chuỗi sản xuất và mất Trung Quốc như một thị trường cho các sản phẩm của công ty. Tim Cook không muốn chia sẻ chi tiết về các cuộc họp kín, nhưng thỉnh thoảng ông đưa ra tuyên bố rất mong muốn Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ sớm có thể đạt được sự đồng thuận trên các vấn đề gây tranh cãi. Cần lưu ý mặc dù phát triển những công nghệ của riêng mình, Trung Quốc vẫn là một nhà máy toàn cầu. Và phần lớn các sản phẩm công nghệ cao trên thị trường, bao gồm cả iPhone, mặc dù được phát triển ở đâu đó tại các quốc gia khác, nhưng sản phẩm cuối cùng vẫn được lắp ráp tại Trung Quốc. Điều này có nghĩa là thuế đối với các linh kiện, ví dụ, được cung cấp cho Trung Quốc để lắp ráp iPhone, sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm hoàn chỉnh cao hơn.
Việc đánh mất các nhà cung cấp Trung Quốc và đóng cửa nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc trong trường hợp kéo dài tình trạng không chắc chắn hiện tại hoặc thậm chí leo thang cuộc chiến thương mại của Trump là một lựa chọn mà Apple không chỉ không mong muốn, mà còn đánh mất vị thế của công ty trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Sự phát triển các sự kiện trong quan hệ Mỹ — Trung theo kịch bản bi quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến Apple và sẽ tạo lợi thế cho các nhà sản xuất khác, chủ yếu là của chính Trung Quốc. Dĩ nhiên, một vị trí nổi bật trong chuỗi sản xuất toàn cầu mang lại cho Trung Quốc niềm tin vào các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, mà vòng tiếp theo sẽ được tổ chức vào tuần tới. Một phái đoàn do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin dẫn đầu sẽ đến thủ đô Trung Quốc vào ngày 28, 29 tháng 3, và sau đó Phó Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Liu He sẽ đến Washington vào đầu tháng Tư,.