Ngày xưa đảo Sakhalin thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, nhưng vào những năm 1850, nhà nước suy yếu và trở thành mục tiêu dễ dàng cho các quốc gia có hạm đội hùng mạnh. Lấy lời hứa hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Anh và Pháp của đế chế Nga, Bắc Kinh cho Nga lãnh thổ lớn ở phía đông Đông Bắc, bao gồm đảo Sakhalin.
Hòn đảo này có giàu tài nguyên thiên nhiên - đặc biệt, các mỏ dầu được phát hiện ở đó chứa khoảng bảy tỷ tấn vàng đen.
“Dự trữ này có thể mang lại cho Nga 500 tỷ USD. Vì vậy, việc Trung Quốc mất Sakhalin là một tổn thất lớn đối với Bắc Kinh”, nhà báo nói.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học Nga đã phát hiện ra một bia đá với chữ tượng hình cổ đại. Họ xin các đồng nghiệp Trung Quốc giúp họ dịch dòng chữ này. Những bài thơ của hoàng đế Càn Long, cầm quyền trong thế kỷ XVIII được viết trên cổ vật.
Sakhalin là một hòn đảo lớn ở phía bắc Thái Bình Dương. Hòn đảo là một phần của nước Nga, và cũng là hòn đảo lớn nhất của liên bang này. Về mặt hành chính, đảo là một phần của tỉnh Sakhalin cùng với quần đáo Kuril. Sakhalin có diện tích bằng khoảng một phần năm diện tích của Nhật Bản, nằm ở ngay bờ biển phía đông của Nga, và nằm ngay phía bắc bờ biển đảo Hokkaido của Nhật Bản.
Quan hệ giữa Nga và Nhật Bản trong nhiều năm bị lu mờ bởi sự thiếu vắng của hiệp ước hòa bình. Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, đề cập đến Hiệp ước song phương về thương mại và biên giới năm 1855. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đã ký Tuyên bố chung, trong đó Moskva đồng ý xem xét khả năng chuyển cho Nhật Bản hai đảo Habomai và Shikotan sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, trong khi chủ quyền của Kunashir và Iturup không bị ảnh hưởng. Liên Xô hy vọng rằng Tuyên bố chung sẽ chấm dứt tranh chấp, nhưng Nhật Bản coi tài liệu chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề này, và vẫn không từ bỏ yêu sách với tất cả các đảo. Những cuộc đàm phán sau đó không mang lại kết quả gì, hiệp ước hòa bình vào cuối Thế chiến thứ hai không bao giờ được ký kết.