Nga phản đối Nhật Bản vì tài liệu cho G20 với đảo Nam Kuril

© Sputnik / Viktor Chernov quần đảo Kuril
 quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Nga bày tỏ phản đối Tokyo vì Quần đảo Nam Kuril được xác định là lãnh thổ của Nhật Bản trong tài liệu cho Hội nghị thượng đỉnh G20, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.

Trên trang web của G-20, trong số tài liệu về Hội nghị thượng đỉnh Osaka, một video đã được xuất bản mô tả về thành phố. Trong video, quần đảo Kuril của Nga gồm Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai được xác định là lãnh thổ của Nhật Bản.

“Về vấn đề này, tôi có thể thông báo với bạn rằng, vào ngày 2 tháng 7, Bộ Ngoại giao Nga đã trao công hàm cho nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Nhật Bản tại Nga, bày tỏ sự phản đối về việc trong Hội nghị thượng đỉnh G-20, phía Nhật Bản đã sử dụng tài liệu, bao gồm cả tài liệu nghe nhìn, trong đó xác định rằng Quần đảo Kuril là lãnh thổ của Nhật Bản", bà Zakharova nói với báo giới trong cuộc họp ngắn. 

Quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam
Các nhà tổ chức G20 cho Nam Kuril là một phần của Nhật Bản

Theo bà, công hàm chỉ ra sự lạm dụng của phía Nhật Bản đối với chức năng của chủ tịch G20, nhằm thúc đẩy yêu sách lãnh thổ vô căn cứ chống lại Nga, điều này mâu thuẫn với tài liệu liên quan, tổng kết kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Quan hệ giữa Nga và Nhật Bản trong nhiều năm bị lu mờ bởi sự thiếu vắng của hiệp ước hòa bình. Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, đề cập đến Hiệp ước song phương về thương mại và biên giới năm 1855. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đã ký Tuyên bố chung, trong đó Moskva đồng ý xem xét khả năng chuyển cho Nhật Bản hai đảo Habomai và Shikotan sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, trong khi chủ quyền của Kunashir và Iturup không bị ảnh hưởng. Liên Xô hy vọng rằng Tuyên bố chung sẽ chấm dứt tranh chấp, nhưng Nhật Bản coi tài liệu chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề này, và vẫn không từ bỏ yêu sách với tất cả các đảo. Những cuộc đàm phán sau đó không mang lại kết quả gì, hiệp ước hòa bình vào cuối Thế chiến thứ hai không bao giờ được ký kết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала