Việt Nam trong nỗi lo sợ bị Trump trừng phạt

Việt Nam là bên “giành chiến thắng” trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, dù được hưởng lợi rất nhiều từ thương chiến Mỹ-Trung, Việt Nam lại đang có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.
Sputnik

Làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam

Cuộc chiến tranh thương mại do Tổng thống Hoa Kỳ Trump phát động khiến Peter Chang, Phó Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Phát triển nhà đất Shun Far, doanh nghiệp điều hành Khu công nghiệp Thuận Thành II, cách Hà Nội khoảng 45 phút lái xe, luôn phải vật lộn với khối lượng lớn công việc cần giải quyết.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bước vào giai đoạn nguy hiểm

Sáu mươi nhà sản xuất linh kiện cung cấp cho Foxconn Technology Group và Samsung Electronics Co. đã đến gõ cửa khu công nghiệp của ông ở phía đông bắc Hà Nội trong ba tháng qua. Các doanh nghiệp đang tìm đủ mọi cách để tránh thuế quan của Hoa Kỳ áp lên các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

“Những doanh nghiệp sản xuất này cần phải vào Việt Nam ngay và luôn!”, ông Chang nhấn mạnh.

Vị Phó GĐ Chang đang vội vã đàm phán với các chủ đất lân cận để chuyển đổi ruộng lúa thành nhà máy, nơi sẽ có dây chuyền lắp ráp hiện đại để tận dụng làn sóng chuyển dịch của giới đầu tư, doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Chang nhận ra rằng mọi chuyện không hề đơn giản, tình hình này có thể sẽ không duy trì lâu. Ngay cả khi hàng loạt các công ty nước ngoài đang xếp hàng dài tại các khu công nghiệp của Việt Nam, chính quyền Trump đang gia tăng áp, yêu cầu hạn chế thặng dư thương mại đang gia tăng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Việt Nam “dễ bị tổn thương” trong chiến tranh thương mại

Bloomberg đánh giá, Việt Nam đang ở thế kẹt giữa những xung lực mâu thuẫn do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc gây ra: Đất nước 96 triệu dân này được hưởng lợi rất nhiều từ thương chiến, nhưng cũng có nguy cơ dễ bị tổn thương trước các đòn trừng phạt của Hoa Kỳ. Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đều nỗ lực chứng minh với chính quyền Trump rằng Việt Nam luôn có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm chống gian lận thương mại,  đảm bảo giao thương công bằng. Thặng dư thương mại Việt- Mỹ hiện khá lớn, bằng 20% ​​tổng sản phẩm quốc nội năm ngoái và gần 26% GDP trong nửa đầu năm 2019.

Thương mại với Việt Nam có thể là mục tiêu mới của đội ngũ Trump

Giới phân tích nhận định: Đất nước hình chữ S có lực lượng lao động trẻ dồi dào và giá nhân công tương đối rẻ, chính phủ ổn định và môi trường thân thiện với doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố trên đã biến quốc gia Đông Nam Á này trở thành một lựa chọn hấp dẫn thay thế cho Trung Quốc, thôi thúc các doanh nghiệp quốc tế nhanh chóng chuyển dịch làn sóng đầu tư. Intel Corp và Samsung đã sớm nhận thức được tiềm năng của Việt Nam về phát triển sản xuất: Ngày nay, những gã khổng lồ này đã sử dụng hơn 182.000 công nhân tại các nhà máy lắp ráp con chip và điện thoại thông minh. Doanh nghiệp sản xuất giày thể thao và thiết bị chơi game, cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng và lập tức tìm cách chuyển sản xuất sang Việt Nam để trốn thuế quan của Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc. Nintendo Co. và Sharp Co. là những công ty đa quốc gia về công nghệ gần đây nhất công bố kế hoạch di dời các hoạt động sản xuất đến lãnh thổ Việt Nam.

Hôm 1/8 vừa qua, Trump đã tiết lộ dự định áp thuế 10% lên 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc từ đầu tháng 9  tới.

Việt Nam nỗ lực để tránh bị Mỹ trừng phạt

Theo Bloomberg, Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho hơn 1.720 dự án trong sáu tháng đầu năm, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Đất nước này dự kiến mức ​​tăng trưởng kinh tế năm 2019 lên tới 6,8%, thuộc nhóm tỷ lệ cao hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế đang cho rằng, sự phụ thuộc vào xuất khẩu đang làm cho Việt Nam đặc biệt "dễ bị tổn thương" trước sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ.

Formosa Hà Tĩnh hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế lên thép Việt xuất xứ nước ngoài

Thặng dư thương mại hàng năm với Mỹ đã tăng nhanh chóng, đạt 40 tỷ USD trong năm 2018. Trong sáu tháng đầu năm nay, con số này là 25,3 tỷ đô la, cao hơn 39% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu mà Cục điều tra Dân số Mỹ thông tin. Chính quyền Trump đã nhận thức được tình hình bất ổn, mất cân bằng về nguồn thu khi nhiều công ty đang phân phối các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc thông qua Việt Nam để tránh thuế quan. Sự trung chuyển này là hành vi gian lận thương mại. Vào tháng 7, Hoa Kỳ đã áp hơn 400% thuế đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam mà theo Mỹ nhận định chính các sản phẩm này có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan.

Washington đang gây áp lực lên Hà Nội theo nhiều phương cách khác nhau. Vào tháng 5, Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi các quốc gia có khả năng thao túng tiền tệ, quyết định này có thể khiến Việt Nam phải đối mặt với các lệnh trừng phạt. Một tháng sau, Trump, trong một cuộc phỏng vấn trên Fox Business Network đã chia sẻ những phàn nàn về Việt Nam.

Trong một báo cáo gửi Thượng viện ngày 29/7, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer nói rõ:

“Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để giảm sự mất cân đối thương mại không bền vững hiện nay”.

Ông Sian Fenner, nhà kinh tế học người Singapore tại Oxford Economíc, đánh giá rằng nguy cơ Mỹ áp thuế quan lên hàng hóa Việt Nam là rất cao, đặc biệt là đối với sản phẩm may mặc, linh kiện điện tử, máy tính và hàng nông thủy sản..

Những động thái của Mỹ khiến một số công ty đang cân nhắc lại về chiến lược chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Eclat Textile Co. (công ty Đài Loan sản xuất đồ thể thao cho Nike và Lululemon Athletica) thừa nhận, họ cần phải chuyển sản xuất khỏi Việt Nam nhằm tránh nguy cơ Hà Nội rơi bị chính quyền Trump trừng phạt thuế quan.

Không giống như Trung Quốc phản ứng trước đòn tấn công bằng thuế quan, lối hành xử của Việt Nam hết sức mềm mỏng: Việt Nam cần Mỹ, và Washington cũng được hưởng lợi từ chính quan hệ thương mại song phương. Hoa Kỳ đã xuất hàng hóa trị giá dưới 10 tỷ đô la đến Việt Nam vào năm ngoái. Việt Nam cũng cam kết mua nhiều hàng hóa của Mỹ, từ máy bay phản lực của tập đoàn Boeing cho đến những sản phẩm năng lượng, có thể là khí đốt tự nhiên hóa lỏng để giúp thu hẹp thặng dư thương mại.

“Để tiếp tục xoa dịu chính quyền Trump, các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể đề nghị mở rộng doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường vào các lĩnh vực dịch vụ của mình như viễn thông, tài chính và bảo hiểm”, chuyên gia Fenner nhận định.

Trong khi đó về phía Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các Bộ, Ngành tăng cường kiểm soát tình trạng hàng Trung Quốc nhưng lại gắn mác Made in Vietnam. Cả Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh và Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà cho biết:

“Việt Nam sẵn sàng liên lạc, trao đổi, tham vấn thường xuyên với Hoa Kỳ để khắc phục kịp thời mọi vấn đề phát sinh”, thông cáo gửi qua email cho biết.

Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ, giới lãnh đạo của Việt Nam đã nỗ lực để đa dạng hóa quan hệ thương mại nhằm kịp thời giảm bớt sự phụ thuộc. Việt Nam đã tiến hành ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do trong khoảng hai thập kỷ qua, đặc biệt là thỏa thuận mới được ký kết với Liên minh châu Âu.

Apple cũng sẽ chuyển sản xuất về Việt Nam?

Trong khi đó, các khu công nghiệp của nước này đang bị bao vây bởi rất nhiều công ty đang tìm cách trốn thuế quan Mỹ nhắm vào Trung Quốc. Tại khu công nghiệp Bàu Bàng, phía bắc thành phố Hồ Chí Minh, những bức tường nhà máy mọc lên từ nơi mà trước đó là rừng cao su bạt ngàn. Nhà ở cho hàng ngàn công nhân đang được gấp rút hoàn thành, có cả khu bệnh viện. Có một nhà hàng Đài Loan cũng đã mở gần đó.

Chạy khỏi Trung Quốc, Apple thử nghiệm sản xuất AirPods ở Việt Nam

“Một trong những nhà quản lý khu vực doanh nghiệp này đã phải tiếp đón khoảng 18 nhà cung cấp ở nước ngoài mỗi tuần, gấp ba lần tỷ lệ bình thường hồi năm ngoái”, theo Rose Chang, Giám đốc tài chính của DDK Group, liên quan đến liên doanh với Becamex IDC do Warburg Pincus hậu thuẫn để vận hành khu vực rộng 200 hecta của khu công nghiệp sẽ là cứ điểm sản xuất của các công ty Đài Loan chuyên về tai nghe, xe đẩy trẻ em, hồ bơi và đồ nội thất trong nhà.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc là doanh nghiệp quản lí nhiều khu công nghiệp trên cả nước. Theo lời ông Phan Anh Dũng, Phó tổng giám đốc đơn vị này, cho biết đã phải tiếp đón 90 công ty nước ngoài trong năm nay đang tìm cách chuyển sản xuất vào một trong những khu công nghiệp phía bắc Việt Nam.

Ông Dũng cho hay, GoerTek Inc., doanh nghiệp Trung Quốc cung ứng linh kiện cho Apple cũng bắt đầu xây dựng dự án mở rộng nhà máy trị giá 260 triệu đô la tại khu công nghiệp Kinh Bắc.

“Tôi chưa bao giờ chứng kiến tình trạng tương tự như thế này trước đây!”, vị Phó TGĐ khẳng định.

Mới đây tờ NYT của Mỹ nhận định, “để có được những thế hệ iPhone mới “Designed by Apple in California. Assembled in Vietnam” thì còn rất nhiều khó khăn chồng chất mà chúng ta cần giải quyết, nhưng cơ hội không phải là không tồn tại. Việc của các nhà cung ứng Việt Nam hiện tại là không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng suất”.

Thảo luận