Ý kiến này được đưa ra gần đây bởi người đứng đầu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Robert Lighthizer, khi trả lời các câu hỏi từ thành viên của Ủy ban tài chính Thượng viện Hoa Kỳ, Piotr Tsvetov - nhà bình luận của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Điều gì không phù hợp với người Mỹ trong thương mại với Việt Nam?
Khi Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, ông bắt đầu thực hiện khẩu hiệu của mình đưa ra trong chiến dịch tranh cử : Nước Mỹ là trên hết (America First). Trong đó bao gồm cả quan tâm với tình trạng ngoại thương của đất nước. Hóa ra Hoa Kỳ thâm hụt thương mại với nhiều quốc gia: nhiều hơn hết là với Trung Quốc (hơn 340 tỷ đô la), cả với đồng minh ở Viễn Đông - Nhật Bản. Ở châu Âu, sự mất cân bằng bất lợi đã phát triển trong thương mại của Mỹ với Đức, Ý và Thụy Sĩ. Việt Nam cũng đã bị Trump đưa vào «danh sách đen», có khối lượng hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt quá nhập khẩu của Hoa Kỳ hơn 30 tỷ đô la trong năm 2016. Donald Trump quyết định rằng các quốc gia khác đang "tước đoạ" nước Mỹ.
Chính quyền Mỹ luôn luôn nhận thấy sự mất cân bằng này, nhưng sau những tuần đầu tiên khi Trump bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, câu chuyện về sự thiếu hụt thương mại với Việt Nam đã chấm dứt, nhưng bây giờ họ lại nói về nó. Lý do cho điều này là số liệu thống kê về thương mại nước ngoài của Việt Nam trong bốn tháng đầu năm nay. Hóa ra, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn này đã vượt quá nhập khẩu từ Hoa Kỳ khoảng 3,2 tỷ đô la.
Điều mà các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ không thích - có lẽ Việt Nam đang tái xuất hàng hóa Trung Quốc sang Hoa Kỳ, do đó, "cuộc chiến thương mại" mà Trump tuyên bố với Trung Quốc là không hiệu quả.
Theo ý kiến của Thượng nghị sĩ Mark Warner, người đã hỏi Lighthizer, các nước Đông Nam Á hành xử thậm chí còn tồi tệ hơn Trung Quốc trong thương mại với Mỹ. Các thượng nghị sĩ tin rằng Hà Nội đang cản trở xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam.
Trump có thể làm gì?
Cho đến nay, chỉ có các thượng nghị sĩ nhớ lại thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam, mặc dù Robert Lighthizer là thành viên của nhóm Trump, ông đã được chính Tổng thống Mỹ đưa vào vị trí Trưởng Đại diện thương mại vào đầu năm 2017. Nếu đích thân Tổng thống Trump quan tâm đến thâm hụt thương mại với Việt Nam, ông ấy có thể cư xử giống như cách ông đã làm với Trung Quốc và Ấn Độ, nghĩa là đưa ra lệnh tăng thuế đối với một số hàng hóa. Nhưng Việt Nam, cũng như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng có thể thay đổi thuế quan trong thương mại với Hoa Kỳ và "cuộc chiến thương mại " thứ ba sẽ bắt đầu, (nhà Trắng đã tiến hành hai cuộc thương chiến đầu tiên với Trung Quốc và Ấn Độ).
Đội ngũ của Trump cũng có thể cố gắng thuyết phục người Việt Nam mua một thứ gì đó thâm dụng vốn từ Mỹ, như vũ khí, để tăng giá trị hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu.
Nhưng trong mọi trường hợp, phương thức văn minh sẽ là ký kết một số thỏa thuận mới, mà trong đó xác lập vị trí của các bên và biểu thuế đã được thống nhất.
Chính sách "chiến tranh thương mại" mà Tổng thống Trump đang theo đuổi không thể thúc đẩy sự hòa hợp trong đời sống quốc tế.