Biển Đông

Việt Nam hoan nghênh tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông?

Việc Mỹ điều tàu chiến đến khu vực Biển Đông trong bối cảnh nhiều diễn biến căng thẳng xảy ra tại khu vực lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và nhiều nước khác là động thái khiến Bắc Kinh phải dè chừng.
Sputnik

Việt Nam lên tiếng về việc tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Biển Đông

Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 8/8, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam  trước việc tàu sân bay Mỹ tiến vào vùng biển Đông và có chuyến thăm Philippines. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường tôn trọng quyền tự do an ninh, an toàn hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế của các nước trên vùng biển quốc tế”.

Theo những hình ảnh được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Hoa Kỳ đã hiện diện trên Biển Đông từ ngày 5/8 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Philippines.

Mỹ điều tàu chiến, quyết không để Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông
Hiện chiến hạm này đang neo đậu tại cảng Yokosuka, Kanagawa Nhật Bản.

Đại diện Bộ ngoại giao Việt Nam tiếp tục khẳng định lập trường của Hà Nội:

"Duy trì hòa bình, ổn định tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên tinh thần thượng tôn pháp luật là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; Việt Nam mong muốn các nước có đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào mục tiêu đó”.

Mỹ răn đe Trung Quốc?

Việc Mỹ quyết định điều tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc biên chế Hạm đội 7, phụ trách khu vực châu Á, Thái Bình Dương đến Biển Đông vừa để đáp trả thách thức mà Tổng thống Philippines đưa ra hồi tháng trước, khẳng định sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực mang nhiều lợi ích này, đồng thời là sự “răn đe” cho hoạt động phi pháp mà phía Trung Quốc đang tiến hành.

Trước đó, Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, Mark Esper đã cảnh báo về những hành vi gây hấn của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Duterte: Chính Mỹ khiến Philippines phải “thân” Trung Quốc

“Chúng tôi tin chắc rằng không có quốc gia nào có thể kiểm soát khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và chúng tôi đang làm việc cùng với các đồng minh và đối tác của mình để giải quyết nhu cầu an ninh cấp bách của khu vực. Chúng tôi cũng kiên định chống lại kiểu hành vi hung hăng, gây bất ổn từ Trung Quốc”, ông Esper nhấn mạnh.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Thảo luận