Duterte: Chính Mỹ khiến Philippines phải “thân” Trung Quốc

© AP Photo / Aaron FavilaПрезидент Филиппин Родриго Дутерте
Президент Филиппин Родриго Дутерте - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Duterte khẳng định chính Mỹ phải “chịu trách nhiệm” khi đẩy Philippines ngã vào “vòng tay rộng mở” của Trung Quốc.

Mỹ xem Philippines như “mồi nhử”?

Philippines bày tỏ phản đối Mỹ một cách mạnh mẽ vì Washington đã xem nước này như 'mồi nhử' trong cuộc tranh cãi về các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù trước đó, Tổng thống Duterte đã phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực này, động thái giúp Manila nhận được cam kết đầu tư tài chính từ Bắc Kinh.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines chỉ trích hành động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng:

“Hoa Kỳ, thực tế đã đẩy tôi ngã vào vòng tay rộng mở đang chờ đợi của chính phủ Trung Quốc”, trong bài phát biểu trước khán giả là các doanh nhân người Philippines gốc Hoa ở Malacanang, tờ  Philippines Inquirer đưa tin hôm 6/8.

Tổng thống Duterte tiếp tục khẳng định:

“Chính các vị là người phải chịu trách nhiệm", ông Duterte đề cập đến tranh chấp Mỹ-Philippines trong việc bán súng trường tấn công cho Cảnh sát Quốc gia Philippines (PNP), động thái bị cơ quan lập pháp Hoa Kỳ phản đối.

 “Các vị có hai nghị sĩ ở đó. Họ đã đưa vấn đề ra Quốc hội Hoa Kỳ, nhằm tố cáo tôi là người vi phạm nhân quyền và đủ mọi thứ khác”, ông Duterte nói thêm.

Năm 2016, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đình chỉ việc bán 26.000 khẩu súng trường tấn công cho Philippines. Thương vụ này bị phản đối mạnh mẽ bởi lãnh đạo Đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Ben Cardin, người đã chỉ trích ông Duterte vì cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Ông Duterte lập luận rằng động thái này buộc ông phải phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và Nga để tìm kiếm nguồn vũ khí mới. Tổng thống Duterte nói thêm rằng Nga và Trung Quốc không yêu cầu bất cứ điều gì để đổi lấy viện trợ quân sự.

Ông Philippines trước đây đã dám thách thức Mỹ “mang máy bay và tàu thuyền đến Biển Đông”, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ngày càng leo thang giữa 7 nước trong khu vực, đồng thời cho rằng cuộc chiến với Trung Quốc sẽ “không bao giờ có chiến thắng”.

Ông Duterte cũng đã bị các đối thủ của mình chỉ trích vì đã bỏ qua phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế ở Hague - bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với chủ quyền lịch sử đối với các lãnh thổ lớn ở Biển Đông - để đổi lấy lời hứa đầu tư tài chính lớn từ Trung Quốc.

Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào năm 2016 và ngay lập tức công bố kế hoạch rời xa Mỹ và hướng tới thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.

Mỹ đã hứa sẽ bảo vệ Philippines, nhưng họ đã làm được gì?

Khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đến thăm Manila hồi tháng 3, ông ta cam đoan với người Philippines rằng Mỹ sẽ bảo vệ họ nếu Trung Quốc cố chiếm các đảo mà Manila coi là của mình ở Biển Đông, hoặc nếu quân đội Trung Quốc tấn công tàu hoặc máy bay của Philippines.

Salvador Panelo - Sputnik Việt Nam
Philippines giải thích lời Duterte về 'chủ quyền của Trung Quốc' ở Biển Đông

Ông Pompeo lưu ý rằng trong trường hợp như vậy, “Hoa Kỳ sẽ hành động theo Điều 4 của Thỏa thuận phòng thủ lẫn nhau mà Manila và Washington ký kết vào đầu năm 1951. Thỏa thuận nêu rõ rằng nếu một trong các bên bị tấn công ở khu vực Thái Bình Dương, bên khác sẽ đến giúp đỡ. Như đã biết, Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương”.

Tuy nhiên, đến nay, Mỹ vẫn chưa làm được gì ngoài lời hứa trên.

Những ngày tháng 7 vừa qua thực sự sóng gió trong quan hệ Hoa Kỳ- Philippines, khi hàng loạt biến động trên Biển Đông liên quan đến Manila và Bắc Kinh nhưng Washington lại “án binh bất động”, đặc biệt là vụ tàu cá của 22 ngư dân Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến cả nhóm thuyền viên có mặt trên tàu phải lênh đênh trên biển trong nhiều giờ đồng hồ trước khi được một tàu đánh cá Việt Nam giải cứu.

Sau đó, chính Tổng thống Rodrigo Duterte đã phải lên tiếng thách Mỹ điều cả Hạm đội 7 đến khu vực biển tranh chấp mà đấu với Hải quân Trung Quốc:

“Tôi đang kêu gọi nước Mỹ ngay bây giờ đây! Hoa Kỳ đâu mất rồi? Tôi đang tập trung vào Hiệp ước Phòng thủ chung RP-US. Tôi muốn nước Mỹ tập hợp tất cả Hạm đội 7 hùng mạnh trước mặt Hải quân Trung Quốc. Tôi yêu cầu họ hành động ngay bây giờ. Và tôi sẽ tham chiến cùng tất cả!”, Tổng thống Duterte phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình truyền hình của Mục sư Apollo Quiboloy.

Mỹ điều tàu đến Biển Đông

Trong diễn biến liên quan, như lời đáp của Washington gửi đến Manila, Hải quân Hoa Kỳ đã quyết định điều tàu sân bay đến Biển Đông. USS Ronald Reagan là tàu sân bay duy nhất được Hải quân Mỹ gửi đến khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Đài ABS-CBN cho hay, ngày 5/8 nhóm tàu đã tiến vào vùng biển phía đông Philippines.

Mark Esper - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc nói Mỹ “đừng dại” mà đặt tên lửa ở châu Á

“Chúng tôi muốn mọi người thấy con tàu lợi hại đến mức nào. Tàu đại diện cho sức chiến đấu của Mỹ. Chúng tôi muốn những ai có ý định thách thức Mỹ phải nhận thấy rõ chúng tôi rất lợi hại, đã sẵn sàng và phong độ thuyết phục”, Chuẩn đô đốc Patrick Piercy năm 2015 nói về tàu sân bay USS Ronald Reagan.

Việc Mỹ quyết định điều tàu sân bay đến Biển Đông được xem là một mũi tên trúng nhiều đích: vừa nhấn mạnh chính sách tự do hàng hải, vừa để thể hiện cam kết “Mỹ sẽ bảo vệ Philippines” trong trường hợp có xung đột, đồng thời đây chính là sự “răn đe” Trung Quốc, khi khu vực Biển Đông đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng hoạt động quân sự trên vùng biển này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала