Triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Á sẽ dẫn đến đâu?

Ngày 2 tháng 8, Hoa Kỳ dứt khoát rời bỏ Hiệp ước năm 1987 về các tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Bây giờ, khi đã có thể xem là Hiệp ước này đã cáo chung, nảy sinh câu hỏi mới ở trọng tâm chú ý - các loại vũ khí tên lửa mới sẽ bố trí ở đâu?
Sputnik

Thời điểm hiện tại, đã rõ là mặc dù “hành vi vi phạm của Nga ở châu Âu” được người ta viện ra làm cái cớ chính thức để rút khỏi Hiệp ước, nhưng trên thực tế, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành địa bàn ưu tiên để triển khai tên lửa Mỹ. Suốt trong một thời gian dài viễn cảnh đó bộc lộ qua tuyên bố của các đại diện lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ. Trong bài bình luận dành cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói về hậu quả từ bước đi của Washington.

Một NATO ở châu Á: Liệu Trung Quốc sẽ tạo ra liên minh quân sự với các nước láng giềng
Trước hết, nên chú ý rằng theo hàng loạt tuyên bố của lãnh đạo Nhà nước cấp cao và đại diện Bộ Ngoại giao Nga, Matxcơva với tư cách là một bên tham gia Hiệp ước năm 1987 không có kế hoạch chủ động triển khai những tên lửa như vậy. Thay vào đó, Nga dự định theo dõi và có phản ứng tương xứng với động thái của Hoa Kỳ.

Như vậy, hiện thời Nga chưa đưa ra quyết định nào về triển khai tên lửa. Toàn bộ hành động của Nga sẽ tùy thuộc vào những bước đi của Hoa Kỳ. Như đã rõ, Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh sáng chế hai loại vũ khí: phiên bản mặt đất của tên lửa hành trình hải quân “Kalibr” và tên lửa siêu thanh tầm trung.

Đồng thời, người ta biết là Hoa Kỳ dự định bắt đầu thử nghiệm vũ khí mới ngay trong năm nay. Chuyện ở đây nói về tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn giả thiết là 3.000-4.000 km. Dựa trên lượng thông tin lớn về thời điểm phát triển các loại tên lửa đạn đạo mới của Mỹ, giờ đây chúng ta hiểu rằng Hoa Kỳ đã toan tính đưa ra quyết định chính trị về rút khỏi Hiệp ước chí ít cũng là từ 3 năm mà có thể còn từ 5 năm trước. Chính đó thường là khoảng thời gian giữa lúc bắt đầu sáng chế một loại tên lửa đạn đạo mới và đem nó ra phóng thử nghiệm.

Triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Á sẽ dẫn đến đâu?

Cần lưu ý rằng trong trường hợp của Hoa Kỳ, đó là giới hạn nhiều khả năng hơn. Dù sao chăng nữa Hoa Kỳ đã không làm việc về tên lửa tầm trung mới trong hơn 30 năm và hơn thế nữa, không chế tạo được các loại tên lửa đạn đạo chiến lược mới trong suốt thời gian này – khác với Nga và Trung Quốc. Do vậy, việc thành lập nhóm phát triển, phân định các nhà cung cấp động cơ, thử nghiệm và các công đoạn chuẩn bị khác sẽ chiếm nhiều thời gian hơn. Ngay trong giai đoạn này, đã cần có những khoản đầu tư đáng kể.

Nói cách khác, hồi những năm 2013-2014, rất có thể chính quyền Tổng thống Barack Obama đã thấy Hiệp ước là không cần thiết. Đã ban hành sắc lệnh về phát triển các loại vũ khí vi phạm thỏa thuận. Khi đó người ta cũng bắt đầu nêu ra các yêu sách khiếu kiện chống Nga “vi phạm Hiệp ước” để trong tương lai đổ lỗi rằng Matxcơva phá hoại thỏa thuận. Người Mỹ không cần vội vàng - Hiệp ước INF chỉ cấm thử nghiệm tên lửa, chứ không cấm sáng chế.

Trung Quốc nói Mỹ “đừng dại” mà đặt tên lửa ở châu Á
Thoạt đầu, đã phát sinh vấn đề trong việc tìm ra những cáo buộc phù hợp chống Nga. Người Mỹ nói chung chung không cụ thể, gọi ra hàng loạt các hệ thống vũ khí khác nhau nhất, hoặc là nói bóng gió, chế giễu mù mờ như kiểu “tự quý vị cũng biết là mình đã vi phạm”.

Dần dần, tên lửa 9M729 của Nga được gắn cho vai trò "kẻ vi phạm" thỏa thuận. Hoa Kỳ gạt phăng không chịu nghe bất cứ lời giải thích nào của Nga và thậm chí từ chối làm quen với các dữ liệu do Matxcơva đề xuất về loại tên lửa này. Cuối cùng, khi tên lửa Mỹ đã bước vào giai đoạn chuẩn bị thử nghiệm, Hoa Kỳ công nhiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước.

Hoa Kỳ cần đến chiến dịch xuyên tạc thông tin tinh vi và cáo buộc chống Nga để không gây phương hại cho mối quan hệ với EU, vốn đang lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang ở châu lục. Nhiệm vụ này chỉ được thực hiện một phần. Dưới áp lực thô thiển kiểu Mỹ, người châu Âu phải đồng ý với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình tiếp xúc không chính thức, các đồng minh của Hoa Kỳ thừa nhận rằng họ hoàn toàn rõ rằng Washington là bên khởi xướng phá hoại Hiệp ước.

Nhật Bản và Hàn Quốc không nên triển khai tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của mình
Thời điểm hiện tại, người ta biết rằng, mặc dù “hành vi vi phạm của Nga ở châu Âu” là lý do chính thức để Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước, nhưng trên thực tế, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành địa bàn ưu tiên để triển khai tên lửa Mỹ. Các tuyên bố biện minh rằng làm như vậy là cần thiết cho an ninh của Hoa Kỳ, liên tục được các nhân vật cộm cán như Đô đốc Harry Harris cựu chỉ huy Bộ Tham mưu lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Tướng Mark Millie ứng viên cho chức Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và cuối cùng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper đưa ra.

Theo dữ liệu hiện có, Hoa Kỳ hiện nay đang chế tạo hai loại tên lửa tầm trung. Đó là tên lửa hành trình có tầm bắn khoảng 1.000 km và tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.000-4.000 km, trong đó loại thứ hai có thể trang bị đầu đạn siêu thanh. Việc chế tạo tên lửa đạn đạo có thể kéo dài thêm vài năm nữa, nhưng sẽ được hoàn thành trong nửa đầu thập niên 2020. Với phạm vi hoạt động như vậy, tên lửa có thể được triển khai ở một số vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ví dụ, ở đảo Guam, cũng như ở lãnh thổ các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippines.

Triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Á sẽ dẫn đến đâu?
Cũng có khả năng xuất hiện tên lửa hành trình tầm ngắn trong vòng vài tháng tới. Nhưng do phạm vi hoạt động hạn chế hơn, diện tích triển khai loại tên lửa này cũng hẹp hơn. Đó có thể chỉ là một số khu vực nhất định ở Philippines và Nhật Bản, cũng như Hàn Quốc.

Trong mọi trường hợp, vấn đề triển khai tên lửa sẽ là chủ đề của cuộc đấu chính trị nặng nề.  Bằng ví dụ về câu chuyện với việc triển khai các tổ hợp THAAD ở Hàn Quốc, Trung Quốc đã cho thấy rằng Bắc Kinh sẵn sàng áp dụng biện pháp trừng phạt không chính thức nhưng là đòn đau với bất kỳ nước nào trong khu vực cho phép bố trí thứ vũ khí như vậy. Có thể chờ đợi phản kháng nghiêm túc từ các chính trị gia ở những nước này. Ngoài ra, Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte đã chuyển sang chính sách đối ngoại đa phương còn độ phụ thuộc kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản vào CHND Trung Hoa đang gia tăng.

Duterte: Chính Mỹ khiến Philippines phải “thân” Trung Quốc
Bất kể thực tế là Hoa Kỳ khoe khoang về thành tựu phát triển tên lửa phi hạt nhân, nhưng đảm bảo cho thông tin của phía Mỹ có lẽ vẫn chỉ là luận điệu dối trá. Vô nghĩa khi lao vào cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh về số lượng tên lửa thông thường tầm trung: Trung Quốc sẽ luôn vượt hơn về số lượng mà vẫn không thua kém gì về chất lượng. Trong khi người Mỹ mới chỉ khởi động sản xuất các tên lửa như vậy, thì ở Trung Quốc từ lâu chu trình này đã hoạt động với đầy đủ công suất.

Nhiều khả năng là sau việc triển khai tên lửa thông thường sẽ là sự xuất hiện của tên lửa với đạn dược hạt nhân, mà mục đích thực sự là tiến hành cuộc tấn công chống lại lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Điều đó sẽ dẫn đến bùng phát mạnh trong cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á và biến lãnh thổ của các nước có bố trí tên lửa thành mục tiêu ưu tiên cả với lực lượng hạt nhân của Trung Quốc và có lẽ là cả của Nga, nếu tính đến khả năng đe dọa lợi ích của Nga ở châu Á.

Thảo luận