Năm của hai chiến thắng từ dự báo thiên tài của Hồ Chí Minh

Ngày 19 tháng 8 đánh dấu kỷ niệm 74 năm cuộc cách mạng khai sinh ra nhà nước Việt Nam hiện đại.
Sputnik

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, chiến thắng của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức và sau đó chống quân phiệt Nhật Bản là nhân tố đóng góp nhiều nhất cho cách mạng Việt Nam.

Giai đoạn lịch sử

Vào tháng 5/1945, phát xít Đức bị đánh bại. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô trên mặt trận phương Tây đã kết thúc thành công. Mãi mãi tri ân hàng chục triệu anh hùng liệt sĩ đã hy sinh mạng sống mình vì chiến thắng – những người Nga và đại diện các dân tộc sống ở các nước cộng hòa trong thành phần Liên Xô cũ. Chúng tôi không quên rằng, một nhóm người Việt Nam cũng góp phần vào chiến thắng này, họ đã tham gia chiến dịch đánh bại Đức quốc xã gần Matxcơva và sau đó cuộc phản công của Hồng quân.

Tuy nhiên, khi đó nhiều quốc gia ở vùng Viễn Đông, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương đang chiến đấu chống nước Nhật quân phiệt. Việt Nam đã chịu ách thống trị của cả chính quyền thực dân của chính phủ Pháp ở Vichy cộng tác với nước Đức Quốc xã, và quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương.

Dự báo của Hồ Chí Minh thành hiện thực

Những người yêu nước Việt Nam đã nhận thức được rằng, cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của Tổ quốc có liên quan trực tiếp đến những thành công của quân Đồng minh trong hoạt động chiến sự.

Không ai có thể "coi khinh": Từ thắng lợi lịch sử đã làm nên một Việt Nam hoàn toàn khác
Và ở đây không thể không nhắc đến một dự báo chính xác của Hồ Chí Minh. Ngay từ mùa thu năm 1941, khi quân đội phát xít đang cách Matxcơva  20 km, Hồ Chí Minh đã dự báo chiến thắng của Liên Xô sẽ xảy ra vào năm 1945, và cùng năm đó Việt Nam sẽ giành được tự do và độc lập. Bác Hồ dự báo "1945 - Việt Nam độc lập". Khi đưa bài này đi in, một số đồng chí băn khoăn hỏi lại thì được Bác khẳng định: "Được rồi, cứ thế in".

Sau khi trở về Việt Nam vào mùa thu năm 1944, trong cuộc gặp đầu tiên với các đồng chí đảng viên, Hồ Chí Minh nói: "Khi Hồng quân đến được Berlin sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức, chúng tôi sẽ bắt đầu nắm quyền ở Việt Nam".

Vào đầu tháng 6, một khu giải phóng đã được xây dựng ở Việt Bắc. Báo “Cờ Giải Phóng” số ra ngày 16 tháng 6 năm 1945 đã viết:

“Hồng quân đã cứu các dân tộc châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít sẽ không quên nhiệm vụ giải phóng các dân tộc phương Đông khỏi quân phiệt Nhật Bản. Hỡi các Đồng Bào, hãy sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa vũ trang! Hãy để chủ nghĩa anh hùng của những người lính Liên Xô trở thành tấm gương cho chúng ta!”

Sau khi giải phóng Châu Âu sẽ giải phóng phương Đông

Những người yêu nước Việt Nam đã có đủ cơ sở để tin vào chiến thắng. Tất nhiên, quyết định của Liên Xô được đưa ra tại cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh ở Crưm vào tháng 2 năm 1945 về việc tham chiến chống Nhật Bản ba tháng sau thất bại của Đức đã là một bí mật. Nhưng, ba năm trước đó, ngay sau khi Đức quốc xã bị thất bại gần Matxcơva, ban lãnh đạo Liên Xô đã phái các nhà cách mạng của các nước Viễn Đông và Đông Nam Á về nước để họ chuẩn bị cơ sở cho việc mở rộng cuộc đấu tranh chống Nhật, vì các nhà lãnh đạo Liên Xô tin chắc rằng, cuộc chiến chống Nhật không thể tránh khỏi. Trong số đó có Vương Thúc Tỉnh, người từng được Bác Hồ bố trí sang Liên Xô để học tập vào đầu những năm 30, sau đó tham gia bảo vệ Matxcơva trong biên chế trung đoàn quốc tế đặc biệt thuộc quân đội Xô Viết (OMSBON).

Nếu như không có Cách mạng Tháng Mười sẽ không có Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam
Đúng ba tháng sau thất bại của phát xít Đức, Liên Xô đã tuyên chiến với Nhật Bản. Đêm mùng 8 rạng ngày 9 tháng 8 năm 1945, quân đội Liên Xô đã phát động cuộc tấn công chống lại nhóm quân hùng mạnh nhất - Quân đội Kwantung Nhật Bản gồm một triệu rưỡi người đóng quân ở Đông Bắc Trung Quốc, ở mặt trận dài khoảng 5 nghìn km.

Thắng lợi của Cách mạng

Các lực lượng yêu nước Việt Nam rất khéo léo và kịp thời tận dụng cơ hội được tạo ra bởi những chiến thắng của quân đội Liên Xô. Hai ngày sau khi bắt đầu cuộc tấn công của Liên Xô, dân chúng của tỉnh Quảng Ngãi đã đứng dậy chống lại quân xâm lược Nhật Bản. Vào ngày 12 tháng 8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Hà Tĩnh. Vào ngày 16 tháng 8, các đơn vị của Quân giải phóng đã vào Tân Trào, tại đình Tân Trào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh đã khai mạc Đại hội đại biểu quốc dân. Đại hội tiến hành trong khi lệnh Tổng khởi nghĩa vừa phát đi, tiến công theo hướng Hà Nội.

Vào trung tuần tháng 8, quân đội Liên Xô tiến lên nhanh chóng. Một khu vực rộng 1,5 triệu km2 với dân số hơn 60 triệu người đã được giải phóng khỏi người Nhật ở Trung Quốc và Triều Tiên. Dưới ảnh hưởng của những chiến thắng này, cuộc đấu tranh giải phóng ở Việt Nam đang mở rộng. Cuộc khởi nghĩa đã giành chính quyền ở Nghệ An, Thanh Hóa.

Năm của hai chiến thắng từ dự báo thiên tài của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mắt người Nga
Ngày 19 tháng 8 tại Mãn Châu, sau khi Liên Xô tiếp nhận đầu hàng của Quân đội Nhật Bản đồn trú ở đây, lính Nhật bắt đầu đầu hàng nhanh chóng. Đến tối ngày hôm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm tất cả các cơ sở quan trọng nhất của Hà Nội.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Yevgeny Kobelev, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Nga-Việt, nói:

“Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là dấu chấm hết cho giai đoạn kéo dài gần một thế kỷ khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống thực dân. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, hệ thống thuộc địa ở Đông Nam Á bắt đầu sụp đổ. Cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đi vào lịch sử phong trào cách mạng thế giới như một ví dụ sinh động về nghệ thuật nắm bắt thời cơ và sự sáng tạo của quần chúng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuộc cách mạng tháng Tám đã mở ra một giai đoạn mới, nổi bật nhất trong lịch sử bốn nghìn năm của nhà nước Việt Nam. Ở giai đoạn này Nga và Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.

Thảo luận