Sputnik yêu cầu chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đánh giá tầm quan trọng của phát triển này và nói về khả năng sử dụng thiết bị mới trong lĩnh vực quốc phòng.
Viện Tự động hóa Thẩm Dương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc là một trong những trung tâm chính chuyên phát triển những thiết bị dưới nước không người lái. Và chính các thiết bị này là một phương hướng ưu tiên để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho ngành công nghiệp Trung Quốc. Các thiết bị này dự kiến sẽ tăng đáng kể hiệu quả khai thác tài nguyên biển và sẽ làm thay đổi tận gốc các phương pháp chiến tranh trên biển.
Cần phải lưu ý rằng, đây là loại thiết bị không người lái, vì thế tàu lượn dưới nưới tự động là rẻ hơn đáng kể, có kích thước nhỏ hơn, nếu nó bị phá hủy thì cũng không cảm thấy tiếc. Những phương tiện như vậy có thể hoạt động độc lập hoặc cùng với các tàu ngầm lớn hơn.
Trung Quốc theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển các thiết bị như vậy trên thế giới. Nhờ các khoản đầu tư đáng kể vào việc phát triển tàu lượn dưới nước không người lái, Trung Quốc trở thành một trong những nước dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Thiết bị của Viện Thẩm Dương được chế tạo theo sơ đồ tương đối mới. Đây là tàu lượn dưới nước (glider dưới nước). Các phương tiện dưới nước thường sử dụng các bể dằn để thay đổi độ nổi, còn tàu lượn glider sử dụng lực nâng của cánh để chìm xuống và nổi lên, và thay đổi trọng tâm để chuyển động.
Đồng thời, thiết bị này giúp giảm đáng kể chi phí năng lượng và tạo khả năng di chuyển quãng đường dài bằng bộ sạc pin có sẵn. Những thiết bị như vậy có thể hoạt động như phương tiện trinh sát hải quân rất hiệu quả, và nếu các tàu lượn tự động được tích hợp vào một mạng với các tàu chiến thì có thể ảnh hưởng mạnh đến chiến thuật tác chiến trên biển.
Tuy nhiên, đây là một công nghệ trẻ - chính khái niệm về tàu lượn dưới nước đã xuất hiện vào cuối những năm 1980. Ngoài việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực thủy động lực học, các chuyên gia cũng phải bảo đảm độ bền và tuổi thọ cao của các thiết bị theo kiểu tàu cánh ngầm. Sẽ phải dành nhiều thời gian để đưa công nghệ này vào sử dụng rộng rãi.