Tàu lượn dưới nước tự động mới của Trung Quốc sẽ được sử dụng ở đâu?

© AP Photo / John RaouxTàu lượn dưới nước (glider) Slocum G2
Tàu lượn dưới nước (glider) Slocum G2 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây tờ South China Morning Post đã đăng bài về mẫu tàu lượn dưới nước (glider) mới được phát triển bởi Viện Tự động hóa Thẩm Dương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Sputnik yêu cầu chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đánh giá tầm quan trọng của phát triển này và nói về khả năng sử dụng thiết bị mới trong lĩnh vực quốc phòng.

Viện Tự động hóa Thẩm Dương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc là một trong những trung tâm chính chuyên phát triển những thiết bị dưới nước không người lái. Và chính các thiết bị này là một phương hướng ưu tiên để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho ngành công nghiệp Trung Quốc. Các thiết bị này dự kiến sẽ tăng đáng kể hiệu quả khai thác tài nguyên biển và sẽ làm thay đổi tận gốc các phương pháp chiến tranh trên biển.

China's Navy seizes American underwater drone in South China Sea - Sputnik Việt Nam
Mỹ - Trung bước vào cuộc đối đầu dưới mặt nước
Khi được sử dụng cho mục đích quân sự, các thiết bị dưới nước không người lái có thể hoạt động như thiết bị trinh sát, thiết bị gây nhiễu và có thể được sử dụng để phát hiện và phá hủy ngư lôi. Tàu lượn dưới nước cũng có thể mang nhiều loại vũ khí. Nếu được cải thiện hơn nữa, những thiết bị như vậy sẽ có thể sánh được với tàu ngầm về tầm bắn và khả năng chiến đấu.

Cần phải lưu ý rằng, đây là loại thiết bị không người lái, vì thế tàu lượn dưới nưới tự động là rẻ hơn đáng kể, có kích thước nhỏ hơn, nếu nó bị phá hủy thì cũng không cảm thấy tiếc. Những phương tiện như vậy có thể hoạt động độc lập hoặc cùng với các tàu ngầm lớn hơn.

Trung Quốc theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển các thiết bị như vậy trên thế giới. Nhờ các khoản đầu tư đáng kể vào việc phát triển tàu lượn dưới nước không người lái, Trung Quốc trở thành một trong những nước dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Thiết bị của Viện Thẩm Dương được chế tạo theo sơ đồ tương đối mới. Đây là tàu lượn dưới nước (glider dưới nước). Các phương tiện dưới nước thường sử dụng các bể dằn để thay đổi độ nổi, còn tàu lượn glider sử dụng lực nâng của cánh để chìm xuống và nổi lên, và thay đổi trọng tâm để chuyển động.

Tàu sân bay Mỹ USS Gerald R. Ford - Sputnik Việt Nam
Liệu vũ khí tối tân của Trung Quốc có hạ được tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông?
Sự phát triển này rất hứa hẹn. Tuy nhiên, khác với những gì được viết trong bài báo của South China Morning Post, không nên chờ đợi tốc độ cao từ những thiết bị như vậy. Nguyên lý hoạt động của tàu lượn dưới nước dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ và mật độ của các lớp nước khác nhau. Tàu lượn sử dụng sự xen kẽ của các dòng trên mặt và các dòng dưới sâu để di chuyển. Hệ thống đẩy của tàu lượn có ý nghĩa phụ trợ và chỉ được sử dụng để điều động. Bài viết trên tờ South China Morning Post cho biết rằng, nguyên mẫu đang được xây dựng sẽ có tốc độ khá khiêm tốn là 10 hải lý.

Đồng thời, thiết bị này giúp giảm đáng kể chi phí năng lượng và tạo khả năng di chuyển quãng đường dài bằng bộ sạc pin có sẵn. Những thiết bị như vậy có thể hoạt động như phương tiện trinh sát hải quân rất hiệu quả, và nếu các tàu lượn tự động được tích hợp vào một mạng với các tàu chiến thì có thể ảnh hưởng mạnh đến chiến thuật tác chiến trên biển.

Tuy nhiên, đây là một công nghệ trẻ - chính khái niệm về tàu lượn dưới nước đã xuất hiện vào cuối những năm 1980. Ngoài việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực thủy động lực học, các chuyên gia cũng phải bảo đảm độ bền và tuổi thọ cao của các thiết bị theo kiểu tàu cánh ngầm. Sẽ phải dành nhiều thời gian để đưa công nghệ này vào sử dụng rộng rãi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала