Điều này, theo Lầu năm góc, sẽ cho phép máy bay tiếp tục phục vụ trong vài năm nữa. Sputnik đưa ra một so sánh khách quan máy bay Mỹ với Tu-160 của Nga (Thiên nga trắng).
Tương tự nhưng có khác nhau
Việc thiết kế máy bay ném bom - tên lửa siêu thanh ở Hoa Kỳ và Liên Xô bắt đầu từ những năm 1960. Cả hai cỗ máy đều có thể thay đổi hình dạng cánh, mục tiên ban đầu được thiết kế để nhanh chóng phóng tên lửa hạt nhân và tấn công vào các mục tiêu trong chiều sâu phòng thủ đối phương. Do đó, các kỹ sư ở cả hai quốc gia đã cố gắng "đóng gói" tất cả các công nghệ mới nhất tại thời điểm đó. B-1 được coi là mẫu chuyển tiếp giữa máy bay ném bom cận âm B-52 Stratofortress và máy bay B-2 Spirit 59 vô cùng hứa hẹn sau đó. Tu-160 thì là một bổ sung quan trọng cho máy bay ném bom tuabin cánh quạt Tu-95, khó khăn để vượt qua hệ thống phòng không mạnh mẽ hiện đại. (Tuy nhiên, chiến tranh Việt Nam cho thấy B-52 không tốt hơn trong vấn đề này).
Cả hai máy bay trông giống nhau về ngoại hình, do mục đích sử dụng và cùng tuân theo các quy luật khí động học cơ bản. B-1 Lancer có thể tăng tốc lên tối đa 1,25 Mach (1546 km\giờ), Tu-160 - lên tới 2,05 Mach (2536 km\giờ). (Nhưng cần hiểu rằng: chế độ bay siêu âm ngay cả đối với những máy bay loại này, mặc dù thường xuyên nhưng diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Tầm hoạt động chuyến bay ngắn hơn do mức tiêu thụ nhiên liệu khổng lồ, tuổi thọ động cơ và khung thân máy bay giảm do sức cản không khí).
Sử dụng trong chiến đấu và các tai nạn xảy ra
Trong các hoạt động chiến đấu thực sự, Tu-160 chỉ được tham gia trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Từ ngày 17 đến 20 tháng 11 năm 2015, «Thiên nga trắng» lần đầu tiên bắn tên lửa hành trình Kh-555 và Kh-101 vào các mục tiêu IS. Sau đó Tu-160 được sử dụng nhiều lần ở Syria. Hồ sơ của B-1B phong phú hơn: được sử dụng ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Syria, nhưng chỉ như máy bay ném bom thuần túy, chứ không phải như máy bay phóng tên lửa.
Lancer ít thành công hơn trong vấn đề này. Những nhược điểm đã xuất hiện từ các chuyến bay đầu tiên: thiết bị điện tử trên máy bay phức tạp và thiếu tin cậy, kém kiểm soát. B1 nằm trong danh sách những máy bay hay bị tai nạn trong Không quân Hoa Kỳ. Hậu quả của các thảm họa, đã mất 10 chiếc, 17 phi công thiệt mạng. Một trong những sự cố mới nhất là việc hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Texas vào tháng 5 năm 2018, do có vấn đề với ghế phóng. Vì lý do tương tự, vào tháng 3 năm nay, toàn bộ đội máy bay B-1B đã phải "neo" lại, ngừng hoạt động trong một tháng.
Phiên bản cập nhật của "cựu chiến binh" vẫn sẽ tiếp tục phục vụ
Trong chương trình vũ khí cấp nhà nước hiện tại của Nga, đã có kế hoạch hoàn thiện Tu-160 và Tu-160M thành phiên bản M2. Theo giới chức quân sự, đây sẽ là một cỗ máy hoàn toàn mới trong bộ khung thân quen thuộc, dự kiến không thay đổi trong tương lai gần. Tu-160M2 sẽ được trang bị thiết bị điện tử và dẫn đường mới, hệ thống tác chiến điện tử, điều khiển vũ khí hiện đại.
Không quân Mỹ cũng giới thiệu tùy chọn nâng cấp máy bay B-1B. Trong phiên bản mới, các máy bay sẽ mang theo nhiều gấp đôi số lượng bom và tên lửa, bên trong khoang, có kế hoạch bố trí băng chuyền bom dạng bánh xe, tương tự như B-52. Nhưng quan trọng nhất, Lancer sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh.
Vì vậy, cả hai loại máy bay “chiến lược» sẽ vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi được thay thế bằng những cỗ máy mới: PAK DA của Nga và B-21 Raider của Mỹ.