Chuyên gia: Ấn Độ có thể biến cuộc khủng hoảng kinh tế thành cơ hội phát triển

Sự hợp tác với Trung Quốc và Nga, cũng như với các thành viên khác của BRICS có thể là một động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ.
Sputnik

Chuyên gia Trung Quốc Yu Lungyu nói lên ý kiến ​​này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik khi bình luận về việc IMF kêu gọi Ấn Độ nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm đảo ngược đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế .

Trung Quốc hy vọng RCEP sẽ được ký kết và có hiệu lực sớm

Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ chậm lại

Trong bản đánh giá thường niên, IMF cho biết, hoạt động tiêu dùng và đầu tư suy giảm, doanh thu thuế giảm sút, cùng với các yếu tố khác đã kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo số liệu của Chính phủ, từ tháng 7 đến tháng 9, kinh tế Ấn Độ đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong hơn sáu năm qua, xuống còn 4,5%. Ngân hàng trung ương đã hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ năm 2019 từ 6,1% xuống còn 5%. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã hạ lãi suất cho vay chủ chốt 5 lần trong năm nay, xuống mức thấp nhất trong chín năm, nhưng, suy thoái kinh tế không thể ngăn chặn được.

Các nhà quan sát cho rằng, những dấu hiệu của cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ trong năm nay đã gây áp lực tâm lý mạnh mẽ lên các công ty Ấn Độ định hướng xuất khẩu. Sau khi Hoa Kỳ chấm dứt các đặc quyền thương mại cho Ấn Độ với tư cách là nước thụ hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), New Delhi không còn khả năng xuất khẩu hàng năm hàng hóa trị giá 5,6 tỷ USD để tiếp cận thị trường Mỹ miễn thuế.

Trung Quốc và ASEAN làm ví dụ cho Ấn Độ về cách tiếp cận thực dụng tới RCEP

Ấn Độ đang cố gắng lấy lại các đặc quyền thương mại ở Hoa Kỳ, hy   vọng tăng trưởng xuất khẩu, và nhờ đó gia tăng doanh thu cho kho bạc.

Tại sao Ấn Độ rút khỏi RCEP?

Xét theo mọi việc, những khó khăn kinh tế giải thích tại sao các nhà đàm phán Ấn Độ tỏ ra rất cứng rắn khi thảo luận về việc chuẩn bị Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

“Sự hợp tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong cơ chế này có thể trở thành một động lực cho sự tăng trưởng của Ấn Độ, - chuyên gia Ekaterina Arapova thuộc Học viện Ngoại giao Matxcơva (MGIMO) nhận xét trong trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. - Ấn Độ cũng được hưởng lợi từ việc phát triển hợp tác với các đối tác châu Á tham gia vào cuộc đàm phán RCEP”.

Đồng thời, rào cản tâm lý - lo ngại chính của Ấn Độ đối với RCEP là việc hạ thấp hàng rào thuế quan sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ồ ạt đổ vào thị trường Ấn Độ - không cho phép các đối tác Ấn Độ đánh giá khách quan lợi ích của việc tham gia cơ chế đa phương này.

Trung Quốc có thể cung cấp sự giúp đỡ

Trung Quốc có công nghệ, vốn đầu tư và kinh nghiệm kỹ thuật. Đây là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có thể giúp Ấn Độ giải quyết các vấn đề của họ. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Yu Lungyu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ của Đại học Thâm Quyến (Trung Quốc), Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Văn hoá Ấn Độ, nói:

Narendra Modi có lý do nào đủ thuyết phục để rút Ấn Độ khỏi thỏa thuận RCEP?
“Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong sự phát triển kinh tế. Đồng thời, Ấn Độ có thể hy vọng rằng, mối quan hệ với các nước BRICS sẽ giúp phục hồi nền kinh tế của nước này. Ấn Độ có thể giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua sự hợp tác với Trung Quốc, nước có các công nghệ, vốn đầu tư và kinh nghiệm kỹ thuật tiên tiến. Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có thể giúp Ấn Độ giải quyết các vấn đề của họ. Thoạt nhìn, sự tăng trưởng chậm lại là một vấn đề kinh tế thuần túy, nhưng, trên thực tế, đây là một vấn đề phức tạp, bao gồm cả khía cạnh chính trị. Một số bước đi gần đây của Chính phủ Ấn Độ đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của nước này. Nếu tăng trưởng kinh tế Ấn Độ tiếp tục suy giảm, tình hình ở nước này sẽ xấu đi”.

Nhà Ấn Độ học Yu Lungyu cho rằng, việc củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ xóa bỏ rào cản trong hợp tác đầu tư và kinh tế song phương:

“Người dân Ấn Độ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thực sự muốn biết nhiều hơn về Trung Quốc, học hỏi từ Trung Quốc và hợp tác với Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ nên xây dựng quan hệ tin cậy lẫn nhau. Nếu Ấn Độ nhận thức được vấn đề này, thì sẽ có thể biến cuộc khủng hoảng kinh tế thành cơ hội phát triển. Trước đây Trung Quốc cũng phải  đối mặt với những thách thức trong quá trình phát triển, ví dụ, trong quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế, nhưng cuối cùng, đã vượt qua thành công mọi khó khăn. Trung Quốc có kinh nghiệm phong phú trong sự phát triển kinh tế, có thể hữu ích cho Ấn Độ”.

Chuyên gia Yu Longyu  cho rằng, sự hợp tác của Ấn Độ với các đối tác BRICS là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này:

Putin sẽ gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brazil
“Trong khuôn khổ BRICS, Ấn Độ có thể phát triển quan hệ không chỉ với Trung Quốc mà cả với Nga, Brazil và Nam Phi. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất thế giới đang phát triển rất nhanh. Điều hợp lý là cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước này. Các vấn đề kinh tế của Ấn Độ cũng có thể được giải quyết thông qua sự hợp tác Trung-Ấn-Nga. Ví dụ, Ấn Độ có lợi thế trong ngành dược phẩm và nông nghiệp. Đây là một cơ hội tuyệt vời để phát triển hợp tác với Nga và Trung Quốc và bằng cách này giải quyết những vấn đề kinh tế của Ấn Độ”.
Thảo luận