Việt Nam chèo lái con thuyền ASEAN ra sao để vượt qua những ghềnh thác chính trị hiện đại?

Năm 2020 đang bắt đầu vào guồng quay, và dễ nhận thấy là báo chí nước ngoài đổi tông giọng khi nói về Việt Nam. Không như năm trước, năm nay đề tài chính trị bắt đầu chiếm ưu thế so với các nội dung kinh tế.
Sputnik

Đó là điều dễ hiểu: năm nay, Việt Nam giữ cây quyền trượng Chủ tịch ASEAN và là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, còn trong nước đang tích cực chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng CSVN lần thứ 13, dẫn đến thay đổi ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Chính sách quốc tế và đối nội, kinh tế và triển vọng quan hệ Nga-Việt là những chủ đề chính trong chuyên mục tổng quan hàng tuần của chúng tôi - «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Việt Nam – «chuyên gia xây dựng những cây cầu»

Tờ "South China Morning Post" đăng bài viết về quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Báo trích lời Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, trong đó ông Nguyễn Phú Trọng bày tỏ hy vọng tăng cường sự tin cậy chính trị tương hỗ và việc trao đổi kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng liên lạc với Trung Quốc ở tất cả các cấp độ.

Còn "Bangkok Post" dành hai bài viết phản ánh hoạt động của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN. Tờ báo này nói về cuộc gặp không chính thức những ngày 16-17 tháng 1, phân định chương trình nghị sự của ASEAN và điểm nhấn của Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hiệp hội trong năm 2020. Trong chương trình nghị sự này có những các sự kiện quan trọng như số phận của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện của khu vực, thảo luận về thái độ của ASEAN với Khái niệm khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, tình hình trên bán đảo Triều Tiên, tiến trình đàm phán về dự thảo thống nhất của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và cuộc khủng hoảng của sắc dân Rohingya. Còn thêm một nhiệm vụ khác là xác định hình thức tham gia hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, tính đến thực tế khá đáng xấu hổ là hạ thấp quy chế tham gia của Hoa Kỳ trong những hội nghị thượng đỉnh ASEAN gần đây. Nhiệm vụ chính của Việt Nam trong năm nay sẽ là «xây dựng cây cầu nối» để làm cho ASEAN trở nên "Gắn kết và Chủ động thích ứng". Trong vai trò vị thuyền trưởng chèo lái con tàu ASEAN, Việt Nam cần tìm ra sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chung, - tờ báo nhận xét. "Bangkok Post"dẫn lời ông Carlaus Thayer chuyên gia Australia nổi tiếng về Việt Nam: «Chính sách của Việt Nam - đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, không liên kết với bất kỳ cường quốc nào – sẽ đáp ứng tốt định hướng cho ASEAN».

Liệu hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước sẽ được hợp nhất mãi mãi tại Việt Nam?

Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam?

Báo chí nước ngoài dành nhiều quan tâm đến những thay đổi sắp diễn ra trong ban lãnh đạo Việt Nam. «The Diplomat» phân tích các tiến trình đang diễn ra trong đảng Cộng sản Việt Nam và nhận xét rằng một trong những ứng viên nhiều khả năng nhất cho chức vụ đứng đầu Chính phủ là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, vốn là người vạch ra nhiều chiến lược kinh tế của đất nước.

Còn tờ «East Asia Forum»tập trung vào những gì đã được thực hiện ở Việt Nam và những tồn tại mà ban lãnh đạo mới cần giải quyết. Trong số đó có vấn đề ô nhiễm môi trường, chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục-đào tạo, quan hệ đất đai giữa nông dân và Nhà nước, thực trạng phân hoá mạnh khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.

Hàng ngàn đơn đăng ký vào trường Đại học mới

Một trong những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam là các trường đại học công không thoả mãn được yêu cầu của các công ty nước ngoài về trình độ đào tạo công nghệ và các kỹ năng hành chính. Câu trả lời cho thách đố này sẽ là quyết định thành lập trường ĐHTH VinUniversity riêng của tập đoàn Vingroup, bắt đầu hoạt động vào nửa cuối năm nay, - như thông báo của «Forbes». VinUniversity sẽ tìm kiếm giảng viên từ khắp thế giới. Chương trình đào tạo về quản trị kinh doanh, Tin học và quản lý chăm sóc sức khỏe tại trường ĐHTH này có giá 35.000 USD mỗi năm. Cơ sở đào tạo mới đã nhận được hàng ngàn đơn đăng ký theo học từ nhiều nước, - ấn phẩm cho biết.

Cổng thông tin Nga «Finanz.ru»viết rằng Nhà nước Việt Nam phản bác cáo buộc của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, cho rằng Hà Nội thao túng tỷ giá đồng bản  tệ để thu lợi bổ sung trong ngoại thương.

Việt Nam thực hiện thành công cuộc gọi 5G đầu tiên
Còn tờ «The Interpreter» công bố tin về dự án tái thiết tuyến đường sắt xây dựng từ thời thuộc địa chạy từ Hải Phòng qua Hà Nội đến Lào Cai. Mặc dù theo lý thuyết thì dự án này mở ra cơ hội lập dây chuyền sản xuất xuyên biên giới và liên kết kinh tế Việt-Trung lớn hơn, nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ sự nghi ngờ về tính khả thi. Trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng và những dự án đường sắt khác nhau đang gặp khó, một dự án bổ sung mà lại trù tính trông vào sự tài trợ của Trung Quốc chắc chắn khiến dư luận đặt câu hỏi.

Các ấn phẩm khác nhau thông báo rằng Việt Nam đang thay đổi quy tắc nuôi thủy sản để đáp ứng yêu cầu của EU, rằng Vingroup bất ngờ từ bỏ kế hoạch lập hãng hàng không riêng, tính đến sự bão hòa của thị trường hàng không Việt Nam và về chuyện ngay trong năm nay dịch vụ lien lạc di động thương mại 5G sẽ ra mắt tại Việt Nam.

Nga ở giữa Trung Quốc và Việt Nam

Một trong những tờ báo phổ biến rộng ở Nga là «Nezavisimaya Gazeta»đăng tải bài viết dài của chuyên gia chính trị học nổi tiếng Alexandr Khramchikhin, trong đó ông phân tích «Sách Trắng về quốc phòng» do Việt Nam xuất bản hồi cuối năm ngoái, khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như  mối quan hệ qua lại với Hoa Kỳ và Nga. Các kết luận mà tác giả đưa ra trong bài viết thu hút sự chú ý của dư luận, mặc dù không phải là không cần bàn cãi.

Thảo luận