Vì đâu phương Tây cố ngăn cản phát triển hợp tác Trung Quốc-Myanmar?

Phương Tây có thể siết chặt biện pháp trừng phạt chống Myanmar sau phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế tại The Hague. Bộ trưởng Thương mại Myanmar, ông Than Myint không loại trừ một kịch bản như vậy.
Sputnik

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Mikhail Belyaev từ Viện Nghiên cứu chiến lược Nga cho biết rằng Hoa Kỳ có thể lợi dụng vấn đề sắc dân Rohingya như một trong những đòn bẩy gây áp lực với Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Myanmar dự đoán rằng, do vấn đề nhân quyền, các nước phương Tây có thể hủy bỏ ưu tiên thương mại dành cho đất nước ông hoặc là hạn chế đầu tư. Bộ trưởng thừa nhận rằng đây có thể là đòn đánh mạnh vào sản xuất hàng dệt may, đẩy tăng thất nghiệp, nhưng dù sao thì cũng sẽ tìm thấy giải pháp. Các nước phương Tây càng áp đặt trừng phạt Myanmar, thì đất nước này càng có nhiều khả năng củng cố quan hệ với các đối tác châu Á.     

Trung Quốc sửa đổi chính sách đối với Myanmar

Trong tương quan đó, Bloomberg nhắc nhở rằng các nước châu Á chiếm tám vị trí hàng đầu trong danh sách đối tác thương mại của Myanmar. Ở vị trí thứ nhất là Trung Quốc, lượng giao thương cao gấp đôi Thái Lan là bạn hàng ở vị trí thứ hai trong danh sách. Năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Myanmar lên tới khoảng 11 tỷ USD.

Trong khi hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, chuyển động của Myanmar về phía tăng cường liên hệ với các đối tác châu Á là khá tự nhiên, - chuyên gia Mikhail Belyaev nhận xét.

“Hợp tác của Myanmar với các đối tác trong khu vực từ trước vốn đã khá mạnh. Liên hệ của Myanmar với các nước châu Á đang được củng cố  do đó biện pháp trừng phạt mới của phương Tây sẽ chỉ thúc đẩy xu thế này, khiến Myanmar hợp tác chặt hơn với Trung Quốc. Chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Myanmar đã phản ánh ý định của cả hai bên theo hướng đó. Myanmar sẽ tìm kiếm những lợi ích ngoại thương, kinh tế và chính trị mới trong quan hệ với Trung Quốc, chứ không phải là theo hướng phương Tây”.

Nhiều khả năng gia tăng áp lực của phương Tây đối với Myanmar sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague ra phán quyết sơ bộ về vấn đề người Rohingya. Tòa án yêu cầu Myanmar chấm dứt truy bức sắc dân này, cũng như ngăn chặn sự xuất hiện những vụ diệt chủng mới. Đồng thời, Tòa yêu cầu Myanmar cứ cách sáu tháng lại phải nộp  báo cáo về tất cả các biện pháp phòng ngừa, cho đến khi ra quyết định dứt khoát về vụ án.

Chuyên gia: Myanmar bác bỏ một cách thuyết phục cáo buộc trong vấn đề người Rohingya

Các phiên điều trần của tòa án sẽ tiếp nối trong khi tại Myanmar công bố quyết định của Ủy ban Chính phủ, rằng họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tội diệt chủng người Rohingya. Ủy ban cho rằng các binh sĩ đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân địa phương khỏi những cuộc tấn công của bọn khủng bố và đồng lõa.

Phiên tòa ở Hague đang làm tăng áp lực quốc tế với Myanmar. Ngay từ trước khi công bố phán quyết sơ bộ của tòa án, Trung Quốc đã khẳng định sẵn sàng hỗ trợ thêm cho Myanmar để hồi hương sắc dân Rohingya. Điều này được quy nhận trong tuyên bố về kết quả chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Myanmar mới đây.

Rõ ràng là sứ mệnh trung gian ngày càng lớn mà  Trung Quốc nhận lấy trong việc giải quyết vấn đề sắc dân Rohingya sẽ khơi lên đợt phản đối mới từ phương Tây, mà trước hết là của Hoa Kỳ. Mỗi bước đi thành công nào đó trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài này đều tước đi cơ hội để phương Tây can thiệp vào các công việc của Myanmar dưới cái cớ nhân quyền.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Hoa Kỳ đã áp đặt trừng phạt chống hàng loạt quan chức quân sự cấp cao của Myanmar. Bây giờ đang bắt đầu diễn ra kịch bản mới về gây áp lực với Myanmar và Trung Quốc, - chuyên gia Mikhail Belyaev nhận định

Trung Quốc ủng hộ Myanmar tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Singapore
“Hoa Kỳ sử dụng những phương cách khác nhau để gây sức ép với Trung Quốc, bởi người Mỹ thấy Bắc Kinh là đối thủ đáng gờm đang ngày càng hùng mạnh, chí ít cũng là trong lĩnh vực kinh tế. Myanmar là nguyên cớ thuận tiện cho việc này cũng bởi đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc, do vậy cần ngăn chặn bằng mọi cách. Phương Tây sẽ khai thác con bài “sắc dân Rohingya” khi đấu với Myanmar và chống Trung Quốc”.

Từng có lúc, phương Tây chịu thất bại lớn ở Myanmar khi mà lệnh trừng phạt chính trị và kinh tế chống chế độ quân quản ở đất nước này chỉ củng cố mối quan hệ của Myanmar với Trung Quốc. Bây giờ tình hình như vậy có thể tái diễn, - như Bộ trưởng Thương mại Myanmar Than Myint đã cảnh báo. Hơn thế nữa, tiềm năng hợp lực của Trung Quốc-Myanmar hiện nay khá cao, không thể so sánh với những gì từng có trong thời gian chế độ quân quản. Mà như thế có nghĩa là Myanmar sẽ đủ sức vượt qua cuộc trừng phạt mới của phương Tây với ít tổn thất hơn xưa.

Thảo luận