Trung Quốc sửa đổi chính sách đối với Myanmar

© Flickr / Shaun DunphyQuốc kỳ Myanmar
Quốc kỳ Myanmar - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Myanmar, trên biên giới với Trung Quốc đã xảy ra xung đột giữa quân đội chủ lực và quân nổi dậy Kokan, chủ yếu là người dân tộc Trung Hoa. Cuộc đụng độ diễn ra sau chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi.

Khi cuộc thăm mới bắt đầu, ban chỉ huy Quân nổi dậy Liên minh Dân tộc Dân chủ Myanmar ở Kokan đã công bố thỏa thuận ngừng bắn đơn phương với các đơn vị thường trực. Bản tuyên bố nêu rõ rằng một trong những lý do chính cho động thái này là lời kêu gọi của Trung Quốc lập lại hoà bình.

Không rõ ai là người đầu tiên bắt đầu nổ súng gần biên giới Myanmar-Trung Quốc. Có thể cuộc tấn công của quân đội chính phủ Myanmar chống phiến quân Kokan là phản ứng gián tiếp đối với việc bà Aung San Suu Kyi được tiếp nhận tại Bắc Kinh. Chuyên gia của Viện Nghiên cứu phương Đông Tatyana Shaumyan nhận định:


“Ở một mức độ nào đó, chuyến thăm trở thành một áp lực lên giới cầm quyền của nước này. Điều đó dường như nói lên rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các lực lượng chính trị khác. Tất cả các động thái trong chính sách đối ngoại của lãnh đạo Trung Quốc đều được suy tính kỹ càng, mọi động thái đều có cơ sở vững chắc. Trong trường hợp này, Bắc Kinh đã chứng minh rằng, mặc dù có mối quan hệ tốt với ban lãnh đạo chính thức của Myanma, họ không bỏ tất cả trứng vào một giỏ.”

 

Tên tuổi và ảnh hưởng của bà Aung San Suu Kyi được phương Tây sử dụng rộng rãi trong cuộc chơi kiềm chế Trung Quốc ở Myanmar. Trung Quốc cảm nhận được điều này. Do đó, nhà lãnh đạo phe đối lập Myanmar được Bắc Kinh tiếp đãi như một quan chức đứng đầu nhà nước. Bằng cách như vậy, Trung Quốc đã tước đoạt của phương Tây con át chủ bài mạnh trong cuộc chơi chống lại Bắc Kinh. Chuyên gia Học viện Ngoại giao Nga Andrei Volodin nhận xét:


“Cuộc tiếp xúc này phù hợp với chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc. Bắc Kinh tối thiểu đã có hai năm để thiết lập quan hệ bình thường với các lực lượng đại diện cho phe đối lập ở các nước Đông Nam Á. Đây là chính sách nâng cao an ninh bên ngoài của Trung Quốc, đồng thời cũng là chính sách hạn chế cơ hội Hoa Kỳ gây ảnh hưởng đến phe đối lập bằng cách gieo rắc tư tưởng chống Trung Quốc. Đương nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc chú trọng yếu tố này trong tâm trí, nhưng không bao giờ lớn tiếng nói về nó. Chuyến thăm Bắc Kinh của nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, rõ ràng minh họa cho điều này.”


Lợi ích của Trung Quốc ở Myanmar là dài hạn và chiến lược. Vì vậy, Trung Quốc sẵn sàng thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo tiềm năng của nước này. Đồng thời, rõ ràng là bà Aung San Suu Kyi đến Trung Quốc để tìm kiếm sự hỗ trợ trong cuộc đấu tranh chính trị. Trong tháng Mười một sẽ có cuộc bầu cử Quốc hội, trên cơ sở đó bà là một trong những ứng cử viên chính cho ghế thủ tướng. Chắc là bà Aung San Suu Kyi sẽ không thực hiện động thái lựa chọn đơn phương ủng hộ phương Tây và làm phương hại đến quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm của bà đến Bắc Kinh cho thấy điều này.

Trong khi đó, trước thềm chuyến thăm Bắc Kinh của bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch thượng viện Myanmar đã đề xuất với bà ghế Thủ tướng. Phải chăng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Trong chính trị không bao giờ có sự trùng hợp như vậy…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала