"Không tránh khỏi bị tên lửa tiêu diệt": tại sao hạm đội Mỹ không thể đe dọa Nga từ hướng biển

Do chiều dài kỷ lục biên giới trên biển của Nga, việc trang bị cho lực lượng phòng thủ ven biển luôn được chú ý đặc biệt. Các hệ thống hỏa lực chống tàu chiến đặt trên đất liền tốt nhất, mà Nga sản xuất không chỉ cho bản thân mà còn cung cấp cho các nước thân thiện, có những khả năng nào? Thông tin chi tiết có trong tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Bảo vệ bờ biển là thành phần quan trọng nhất trong học thuyết quân sự của bất kỳ quốc gia nào tiếp cận biển. Phương tiện rất đáng tin cậy để đảm bảo an ninh ven biển là các tổ hợp tên lửa chống tàu chiến ven biển. Chúng có thể "hoạt động" hiệu quả với các mục tiêu như tàu đổ bộ, nhóm tàu ​​sân bay, đội tàu chiến và tàu hoạt động đơn lẻ. Nếu cần thiết (điều này đã được chứng minh bằng thực tiễn) - cả các mục tiêu trên mặt đất.

Hệ thống tên lửa "Bastion-P" đã giao cho Việt Nam lộ diện trên video

Máy bay chiến đấu không người lái

Hệ thống tên lửa di động ven biển đầu tiên của Liên Xô "Sopka" được trang bị vào năm 1958. Yếu tố chính là tên lửa hành trình với đầu tự dẫn S-2 (bề ngoài giống với máy bay chiến đấu MiG-17 với kích thước nhỏ hơn). Tên lửa nặng 3,5 tấn có thể bắn đến mục tiêu trên biển ở khoảng cách 100 km. Trong chế độ chiến đấu, tên lửa đặt đứng trên bệ phóng xe kéo. Hoạt động của tổ hợp được cung cấp bởi ba trạm radar: tìm kiếm, theo dõi mục tiêu, và hộ tống tên lửa khi bay. Việc chuẩn bị tổ hợp «Sopka» khai hỏa khá tốn công và mất hơn nửa giờ. Tuy nhiên, hệ thống này đã phục vụ trong các lực lượng phòng thủ bờ biển của Hải quân cho đến những năm 1980 và được cung cấp cho nhiều đồng minh của Liên Xô.

Tầm bắn xa

Vào cuối những năm 1970, hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới «Rubezh», đã được tiếp nhận. Vũ khí chính là tên lửa hành trình chống hạm P-15M ("Termit") với đầu radar chủ động và tự dẫn hồng ngoại. Radar trong trang bị chỉ định mục tiêu ở khoảng cách 120 km. Vào những năm 1980, tổ hợp «Rubezh» đã được hiện đại hóa và vẫn phục vụ trong Hải quân Nga cho đến gần đây.

Một phát triển khác của các nhà thiết kế Liên Xô là hệ thống tên lửa chiến thuật bờ biển «Redut», được đưa vào sử dụng từ đầu năm 1966. Tầm hoạt động xa hơn nhiều - tới 270 km. Tên lửa chống hạm P-35B với khối lượng phóng gần 5,5 tấn có thể được trang bị cả đầu đạn thông thường và hạt nhân. Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa này đã tiêu diệt con tàu mục tiêu với lượng giãn nước 2500 tấn, xé nát boong tàu và đâm xuyên qua thân tàu.

Trong nửa cuối thập niên 1970, Chính phủ Liên Xô đã cho phép xuất khẩu các tổ hợp «Redut-E». Vào những năm 1977-79, hệ thống này đã được chuyển đến Việt Nam, vào đầu những năm 1980 - tới Syria. Sau đó, tên lửa của «Redut» được nâng cấp, giúp chống nhiễu tốt hơn và tấn công chính xác hơn vào mục tiêu. Hệ thống «Redut», mặc dù hiện giờ không được coi là hiện đại, nhưng vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội. «Redut” Việt Nam cũng đã được nhà sản xuất hiện đại hóa.

Thế hệ mới: «BalL» và «Bastion»

Kể từ cuối những năm 2010, hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới «Ball» có tính cơ động cao  đã được quân đội Nga tiếp nhận. Và trong danh mục của Rosoboronexport có phiên bản xuất khẩu - Ball-E. Tổ hợp bao gồm 4 bệ phóng tự hành (8 tên lửa hành trình cận âm X-35E hoặc X-35UE mỗi bệ phóng), 4 xe vận tải và bốc dỡ, sở chỉ huy tự hành, và thiết bị trinh sát vô tuyến và chỉ định mục tiêu. Việc điều khiển bắn có thể thục hiện từ sở chỉ huy hoặc ngay từ bệ phóng. Nếu cần thiết thì «Ball - E» trong vòng một phút rưỡi sẽ phóng cả loạt tất cả 32 tên lửa ở khoảng cách 5 đến 130 km, tiêu diệt tới 24 mục tiêu. Tại sao chỉ có 24? Bởi vì tên lửa X-35 kích thước tương đối nhỏ, và một quả có thể không đủ sức mạnh để đảm bảo việc gửi chiếc tàu chiến đối phương cỡ lớn xuống đáy biển.

"Không tránh khỏi bị tên lửa tiêu diệt": tại sao hạm đội Mỹ không thể đe dọa Nga từ hướng biển

Một hệ thống tên lửa hiện đại khác là «Bastion», được quân đội Nga trang bị vào năm 2010, và cũng được xuất khẩu. Quân đội Việt Nam đã quen thuộc với tổ hợp này. Được trang bị các tên lửa siêu thanh thông minh «Yakhont», (nghĩa là ruby hoặc sapphire theo tiếng Nga cổ ). "Yakhont" có thể vượt qua các hệ thống phòng không hải quân tinh vi nhất, thay đổi đường bay, phân biệt mục tiêu giả với thật và tấn công ở cự ly tới 300 km. Khi phóng theo loạt vào nhóm tàu ​chiến đối thủ, các tên lửa liên tục trao đổi thông tin và tự động phân phối mục tiêu cho nhau. Khi đến gần mục tiêu, tên lửa tấn công theo đội hình chặt chẽ, với tốc độ 3200 km / h và ở độ cao tối thiểu (5-10 mét).

Hệ thống tên lửa "Bastion" giao cho Việt Nam có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất

Tổ hợp Bastion có thể bao gồm tới 18 bệ phóng tự hành, với tổng cộng 36 quả tên lửa. Hệ thống có thể nhanh chóng rời khỏi vị trí chỉ sau khi khai hỏa 5 phút, hoặc có thể cả tháng trực chiến lặng lẽ, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống lại những vị khách không mời mà đến, bảo vệ khu vực rộng hơn 100 nghìn km2.

Quân đội Nga bố trí các hệ thống phòng thủ ven biển «Ball» và «Bastion» theo nhiều hướng chiến lược: phía Đông (Quần đảo Iturup và Kunashir ở Nam Kuril), hướng Nam (bờ biển Crưm), Tây Bắc (bờ biển Baltic) và phía Bắc (bờ biển Barents).

Vào tháng 11 năm 2016, tổ hợp Bastion đã tham gia tấn công các chiến binh ở Syria. Đây là lần đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa bờ biển tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

Thảo luận