Thay đổi chiến lược. Không phải "Ohio", mà là "Virginia"
Lầu Năm Góc ban đầu lên kế hoạch triển khai vũ khí siêu thanh chiến đấu trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp «Ohio». Nhưng cuối cùng, «Ohio» gần đây đã được trang bị tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân kích thước nhỏ. Còn vũ khí siêu thanh sẽ bố trí trên các tàu ngầm đa năng lớp «Virginia» thế hệ thứ 4. Chúng được Hải quân Hoa Kỳ tiếp nhận từ đầu những năm 2000 và được thiết kế để dần thay thế các tàu ngầm «Los Angeles» lỗi thời.
Vũ khí trên lớp tàu "Virginia" có tên lửa hành trình Tomahawk, cũng như tên lửa chống hạm Harpoon, ngư lôi, mìn. Tuy nhiên, phiên bản sửa đổi mới nhất Block V bao gồm một khoang 20 mét bổ sung, có thể chứa bốn mô-đun với bảy bệ phóng tên lửa siêu thanh thẳng đứng. Trong 20 năm tới, Hải quân Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 30 tàu ngầm lớp “Virginia», trong đó có 10 chiếc Block V. Lầu Năm Góc có kế hoạch trang bị các hệ thống siêu thanh không chỉ trên «Virginia», mà cho cả các tàu khu trục lớp Zumwalt trong tương lai.
Các tên lửa siêu thanh mới đang được phát triển trong khuôn khổ chương trình "nhanh chóng tấn công toàn cầu" (Conventional Prompt Strike). Với mục đích này, Hải quân Hoa Kỳ dự định chi hơn 1 tỷ đô la vào năm 2021. Khái niệm này liên quan đến việc tiêu diệt các mục tiêu quan trọng bằng vũ khí phi hạt nhân ở bất cứ đâu trên thế giới trong vòng 1 giờ sau khi nhận được lệnh. Đồng thời họ không có kế hoạch sử dụng các căn cứ quân sự bên ngoài Hoa Kỳ.
Đầu đạn vạn năng
Vũ khí siêu thanh bố trí trên biển của Mỹ gồm tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng và đầu đạn có điều khiển C-HGB. Thử nghiệm đầu tiên tên lửa như vậy được thực hiện vào tháng 10 năm 2017 tại Thái Bình Dương. Xuất phát từ bệ phóng trên mặt đất, tên lửa và đầu đạn C-HGB đã bay hơn 2000 hải lý. Vào cuối tháng 2 năm nay, Lầu năm góc đã giới thiệu mô hình block C-HGB và tiết lộ một số đặc điểm. Theo quân đội, block này sẽ bổ sung cho hệ thống vũ khí siêu thanh đặt trên đất liền đầy hứa hẹn LRHW. Tầm bắn theo một số ước tính, lên tới 4.000 km, tốc độ đầu đạn - hơn 8 Mach (hơn 9800 km / h).
Tạm thời Hoa Kỳ đóng vai trò người đuổi theo để bắt kịp
Hoa Kỳ tích cực phát triển vũ khí siêu thanh trong những năm gần đây. Một số mẫu đã được thực hiện và thử nghiệm. Lần phóng đầu tiên của tên lửa hành trình X-51A Waverider chỉ thành công một phần — đầu đạn tăng tốc lên 5 Mach (6200 km / h), nhưng tự hủy sau khi phát hiện sự cố với hệ thống liên lạc. Một vài thử nghiệm X-51A tiếp theo đã thất bại do lỗi động cơ. Thử nghiệm thành công nhất là lần phóng từ máy bay ném bom B-52 năm 2013: tên lửa đã bay cao gần 20 km, tăng tốc lên 5 Mach, bay xa hơn 400 km. Lầu Năm Góc có kế hoạch tiến hành một cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh khác trong năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, người Mỹ hiện đang ở trong vai trò đuổi bắt và thực tế này được công nhận ở Washington. Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Tướng John Hayten, cho rằng sự phát triển của Lầu Năm Góc trong lĩnh vực siêu thanh đã thất bại và phải mất nhiều năm để khôi phục vị trí.
Các lực lượng vũ trang Nga đã tiếp nhận "vũ khí siêu thanh" vào phục vụ. Cuối năm 2019, trung đoàn đầu tiên trang bị tổ hợp chiến lược Avangard, có khả năng tăng tốc hơn 20 Mach (24740 km / h), tự cơ động, bất khả xâm phạm trước bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nào, đã nhận nhiệm vụ trực chiến. Tên lửa siêu thanh "Kinzhal" cũng được Lực lượng Hàng không – Vũ trụ sử dụng, và các phi công quân sự thường xuyên tiến hành huấn luyện tác chiến bằng vũ khí mới.