“Trong năm 2019 Nga đã ký kết các hợp đồng với tổng trị giá 17 tỷ USD”, ông nói. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, các nước nhập khẩu lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Ai Cập. Nước đứng thứ 5 trong tốp này không chính thức nêu tên.
Theo nhận định của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Ivan Konovalov, Thổ Nhĩ Kỳ có thể giữ vị trí của mình trong Top-5 này. Nước này trở thành một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất nhờ hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất.
“Đây là một hợp đồng có giá trị rất lớn và cũng rất đáng chú ý về mặt chính trị”, ông Konovalov nhấn mạnh. Ông lưu ý rằng hợp đồng cung cấp S-400 đã thay đổi tình hình, và hiện tại có triển vọng mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyên gia giải thích Ankara không mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ vì họ coi trọng S-400 hơn. Do đó giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xem xét khả năng mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. “Nếu như vậy thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ vị trí của mình trong danh sách năm nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga”, ông nói.
Vào tháng 1 có thông tin rằng Iraq đã cân nhắc việc mua các hệ thống tên lửa phòng không Triumph S-400 của Nga. Theo ông Karim Alawi, thành viên của Ủy ban an ninh và quốc phòng Quốc hội Iraq, nước này cần các hệ thống tên lửa phòng không và “người Mỹ đã nhiều lần làm họ thất vọng khi không giúp họ có được vũ khí cần thiết”.
Vào tháng 4 năm 2019, Hoa Kỳ đã đưa ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ: nếu Ankara không từ bỏ S-400, Washington sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nước này và sẽ không cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm. Bộ trưởng Ngoại giao nước này Mevlut Cavusoglu đáp trả rằng trong trường hợp này, Thổ Nhĩ Kỳ "sẽ tìm nơi để mua máy bay chiến đấu".