Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19

Việt Nam sẽ chiến thắng và chặn đứng được đại dịch Covid-19. Tại Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Tôi có niềm tin Việt Nam sẽ chặn đứng được đại dịch Covid-19.
Sputnik

Việt Nam chính thức xuất khẩu Kit thử virus nCoV. Bệnh nhân số 61 ở Ninh Thuận là một chức sắc trong cộng đồng Hồi giáo (Islam) và từng dự lễ Hồi giáo ở Malaysia. Hà Nội kêu gọi người dân chấm dứt ăn thịt chó để phòng virus corona. Chuyên gia y tế Việt Nam lý giải chuyện bệnh nhân số 59 dương tính dù đã từng nhiều lần được xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Theo thông tin cập nhật từ Bộ Y tế, tính đến 11h40 ngày 17.3.2020, Việt Nam đã ghi nhận 61 trường hợp mắc Covid-19. Số ca xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính là 7.462 trường hợp. Số người nghi nhiễm đang cách ly theo dõi là 102 người. Tổng số tiếp xúc gần hoặc nhập cảnh từ vùng dịch đang được giám sát sức khỏe là 29.929. Riêng trường hợp bệnh nhân bệnh nhân N.V.T. (người trở về từ Hàn Quốc), bác sĩ Chu Thị Giang, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình khẳng định đã đủ điều kiện xuất viện.

Đại dịch Covid-19: Việt Nam chính thức xuất khẩu Kit thử virus corona

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sản xuất thành công bộ Kit test SARS-CoV-2. Đây thực sự là niềm tự hào của các nhà khoa học Việt Nam và là phương pháp quan trọng giúp Việt Nam chủ động hơn trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19. Những thông tin về việc Việt Nam xuất khẩu bộ Kit này sang một số quốc gia đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Việt Nam lại có thêm 2 ca mắc Covid-19

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có nhiều công trình trình nghiên cứu các loại Kit test nhanh virus corona chủng mới, trong đó bộ sinh phẩm real-time RT-PCR do Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện (công bố ngày 5.3 trước đó), đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để sản xuất hàng loạt tại Việt Nam.

Đây là Kit test được sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn ISO 13485, Labo kiểm định tiêu chuẩn ISO Class 8. Bộ kít được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại tại Labo chuẩn thức của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và Học viện Quân y. Các tiêu chí kết quả tương đương bộ sinh phẩm do Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ (US CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sản xuất.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, bộ sinh phẩm được khuyến cáo sử dụng để phát hiện virus SARS-CoV-2. Thời gian phát hiện virus trong khoảng 2 tiếng.

Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19

Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt thông tin với VOV cho hay, trong tuần vừa qua, công ty đã sản xuất trên quy mô đại trà khoảng 5.000 Kit test SARS-CoV-2. Đại diện doanh nghiệp khẳng định, những sản phẩm này được sử dụng song song cùng với bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất tại các cơ sở xét nghiệm. Kết quả thu được rất tích cực.

“Tuy mới bắt đầu đưa vào thử nghiệm sản xuất đại trà nhưng kết quả phản hồi thu được từ các nơi sử dụng bộ Kit rất tốt. Bộ Kit thử của chúng tôi được đánh giá tốt, với độ chính xác cao. Tùy thuộc vào nhu cầu trong thời gian tới, chúng tôi có thể sản xuất khoảng 10.000 test/ngày, công suất tối đa đến 30.000 test/ngày”, ông Phn Quốc Việt thông tin.

Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cũng cho biết, tính từ thời điểm chính thức công bố bộ Kit test virus corona chủng mới, công ty đã nhận được sự quan tâm của hơn 10 quốc gia trên thế giới. Trong đó phải kể đến các nước như Bỉ, Australia, Ba Lan, Ukraina, Phần Lan, Nigeria, Nam Phi, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland và một số nhóm muốn xuất qua Đức, Ý đều đặt vấn đề muốn mua sản phẩm “Made in Vietnam” này.

Số ca nhiễm COVID-19 ở Tây Ban Nha sau một ngày tăng thêm khoảng nghìn người

Theo thông tin mà lãnh đạo Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á khẳng định, ngay trong tuần này, công ty sẽ xuất kiện hàng đầu tiên gồm 50 bộ Kit (2.500 test) sang Ukraina và 100 bộ Kit (5.000 test) sang Phần Lan.

Đặc biệt, như đã thông tin trước đó, thành phố Hà Nội cũng đặt mua 4000 bộ, tức khoảng 200.000 test vừa để phục vụ tại Thủ đô, vừa để tặng cho các bệnh viện của Ý, nơi tâm dịch Covid-19 đang bùng phát ở châu Âu.

Hiện tại, sản phẩm bộ Kit test do Việt Nam sản xuất có giá 400.000-600.000 đồng/xét nghiệm. Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cam kết có thể cung ứng 10.000 test/ngày (tương đương 200 bộ Kit test) và hiện đã có trên 40 bệnh viện, trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Việt Nam đăng ký mua bộ Kit test này phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Mỗi bộ Kit gồm 50 test, mỗi test sử dụng kiểm tra cho một người. Thời gian cho kết quả (tính cả thời gian chuẩn bị bệnh phẩm) là 2 tiếng.

Việc sản xuất thành công bộ Kit test SARS-CoV-2 có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lúc dịch bệnh đang là mối lo ngại trên toàn thế giới, đồng thời khẳng định trình độ của các nhà khoa học Việt Nam.

Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Ninh Thuận từng dự lễ Hồi giáo ở Malaysia?

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, bệnh nhân số 61 (B.T.Th), ca mắc Covid-19 đầu tiên ở Ninh Thuận từng dự lễ Hồi giáo ở Malaysia, về Ninh Thuận ăn cưới và có tiếp xúc với nhiều người.

Tối ngày 16.3, Việt Nam xác nhận ca nhiễm bệnh Covid-19 thứ 61. Đây là bệnh nhân nam, 42 tuổi, ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Bệnh nhân đi Malaysia hôm 27.2 và đáp chuyến bay mang số hiệu VJ826 của Vietjet từ Malaysia về Tân Sơn Nhất ngày 4.3.

Việt Nam có thả nổi tạo miễn dịch cộng đồng với Covid-19?

Sau khi về Ninh Thuận, đến ngày 10.3 người đàn ông bắt đầu bị đau họng và sốt, tuy nhiên không dùng thuốc. Ngày 15.2, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận khám và điều trị. Hiện tại, trường hợp số 61 này đang được điều trị tại Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận.

UBND tỉnh Ninh Thuận trong cuộc họp khẩn tối 16.3 thông tin cho biết, bệnh nhân số 61, ca mắc Covid-19 đầu tiên của tỉnh này là một chức sắc trong cộng đồng Hồi giáo tại thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Về lịch trình di chuyển, ngày 26.2, bệnh nhân cùng 4 người khác từ Ninh Thuận đi xe hơi vào TP.HCM. Ngày 27.2 bay sang Kuala Lumpur, Malaysia. Bệnh nhân tham dự sự kiện tôn giáo với khoảng 16.000 người (diễn ra từ 27.2 đến 1.3). Sau khi hành lễ ở Malaysia, bệnh nhân số 61 đã trở về Tân Sơn Nhất hôm 4.3, trên chuyến bay VJ826, báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết. Tiếp đó, trong hai ngày 4-5.3, ông ở lại TP HCM tham dự một buổi lễ cầu nguyện tại một thánh đường trên địa bàn quận Phú Nhuận. Đến tối 5.3, ông lên ôtô về địa phương, chiều hôm sau dự buổi lễ cầu nguyện tại thánh đường Hồi giáo Văn Lâm.

Địa phương cũng cho hay, có ít nhất 8 người ở Ninh Thuận tham dự sự kiện tôn giáo nói trên tại Malaysia, bao gồm 6 người ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam (ở các thôn Văn Lâm, Văn Lâm 3 và Văn Lâm 4) và 2 người ở thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước. Vì trở về từ vùng dịch, những người này được yêu cầu cách ly tại cộng đồng và lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả âm tính.

Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19
Đáng chú ý, từ khi trở về địa phương, bệnh nhân số 61 đã tiếp xúc với nhiều người, dự đám cưới và buổi sinh hoạt cộng đồng, tuy nhiên, cơ quan y tế Ninh Thuận vẫn chưa thể xác định hết đầy đủ những người có tiếp xúc với ông này, trừ người thân, một bác sĩ và hai điều dưỡng.

Ngay trong đêm 16.3, tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành điều tra, xác minh các đối tượng F1 và F2 cũng lên phương án phong toả thôn Văn Lâm 3 nếu tình hình lây lan nhanh

“Tùy theo mức độ lây lan, nếu nghiêm trọng, phải có phương án phong tỏa thôn Văn Lâm 3 nơi có ca dương tính”, ông Nguyễn Nhị Linh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh.

Đi cùng chuyến bay bệnh nhân B.T. Th có 4 người, đi đám cưới tại thôn Văn Lâm 3 (ngày 11.3) là 19 người. Đi đám cưới tại thôn Văn Lâm 4 (ngày 07.3) là 8 người. Đi lễ tại Thánh đường 101 là 13 người, ngoài ra vào ngày 5.3 ông Th còn tiếp xúc gần 10 người và ngày 13-3 là 7 người. Đặc biệt, ông Th. còn thường xuyên tiếp xúc gần với người thân trong gia đình là 24 người.

Cũng theo báo cáo UBND xã Văn Lâm 3, số trường hợp F2 tại xã là 75 người. Hiện UBND xã đã đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cách lý đối với những trường hợp đã được xác minh ở trên theo dạng F1, F2.

Hà Nội kêu gọi người dân ngừng ăn thịt chó

Thông tin đáng chú ý, thu hút sự quan tâm của dư luận chính là việc, chiều 16.3, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kêu gọi người dân thành phố không ăn thịt chó, mèo, đề phòng dịch bệnh Covid-19.

Ra mắt hệ thống khai báo sức khỏe du lịch để phòng, chống dịch COVID-19

Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu Công an Hà Nội và Cục quản lý thị trường nhân thời điểm dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng này đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát buôn bán động vật hoang dã.

“Hiện nay có người đi tận sang Lào, Campuchia mua chó mèo. Đây hoàn toàn có thể là nguồn lây nhiễm vào TP. Tôi kêu gọi cộng đồng chấm dứt ăn thịt chó, động vật hoang dã”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nêu rõ.

Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, lối sống của người dân, việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách quốc tế sinh sống, làm việc tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại.

Những năm qua, TP.Hà Nội cũng đã kêu gọi người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo để tránh những căn bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả để người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo.

Vì sao từng xét nghiệm âm tính với Covid-19 rồi lại dương tính?

Liên quan đến trường hợp bệnh nhân số 59, 8 ngày âm tính với coronavirus chủng mới, đến ngày thứ 9 lại được xác định là dương tính, chuyên gia y tế Việt Nam bình luận về vấn đề này.

Theo đó, cũng trong phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, quận Long Biên đã báo cáo về ca dương tính với SARS-CoV-2(bệnh nhân số 59 do Bộ Y tế Việt Nam công bố) trên địa bàn là một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines.

Lần đầu tiên bệnh nhân số 59 xét nghiệm vào ngày 7.3 cho kết quả âm tính. Sau khi có kết quả âm tính bệnh nhân thứ 59 được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm. Đến ngày 15.3, xét nghiệm lại cho thấy kết quả dương tính.

Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19

Về trường hợp 8 ngày âm tính với coronavirus rồi lại dương tính, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM chia sẻ với báo giới cho hay, đây có thể là những thay đổi trong thời gian xét nghiệm, số lần xét nghiệm đối với người nghi nhiễm, người tiếp xúc trong thời gian gần đây, khác so với đầu mùa dịch. Bên cạnh đó, virus nCoV khi vào cơ thể con người sẽ khu trú ở họng. Một số trường hợp virus sẽ sử dụng tế bào của đường hô hấp nhân lên và phát tán ra, một số virus có thể tồn tại vào trong máu.

Theo đó, trường hợp 8 ngày âm tính sau đó tới ngày thứ 9 dương tính cũng không phải quá lạ.

“Bởi vì, hiện nay chúng ta lấy xét nghiệm phết dịch hầu, họng cho nên trong 8 ngày đó virus chưa nhân lên thì kết quả sẽ âm tính. Tới ngày thứ 9 virus nhân lên ở vùng hầu họng kết quả sẽ dương tính”, BS Khanh cho biết.

TP.HCM cách ly thêm 1 người nước ngoài nghi nhiễm COVID-19
Theo vị chuyên gia, khi virus nhân lên, phải đủ số lượng nhất định thì khi lấy mẫu xét nghiệm mới tìm thấy. Không bao giờ có chuyện một bệnh nhân vừa nhiễm virus vào cơ thể, lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính. Phải đủ thời gian, mới xâm nhập và nhân lên, phán tán. Thời gian này phụ thuộc vào từng người.

Ngoài ra, thời gian ủ bệnh của virus corona trung bình từ 5-6 ngày, muộn nhất là 14 ngày và không lây khi ủ bệnh. Đó là lý do vì sao phải cách ly đủ 14 ngày. Bệnh sẽ lây trong thời gian tiền chứng, tức trước khi phát bệnh khoảng 12-24 tiếng.

“Bệnh Covid-19 có đặc biệt ở một số người mắc rất nhẹ, bắt đầu khởi phát bệnh bằng mệt mỏi, sốt nhẹ, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát. Điều đó khiến nhiều người nghĩ rằng không có triệu chứng bệnh. Thực chất, người bệnh có triệu chứng nhưng nhẹ nên bị bỏ qua”, vị bác sĩ cho biết.

Theo BS Khanh, nếu một người nghi nhiễm, ví dụ là F1 của bệnh nhân nào đó, cho kết quả xét nghiệm 1-2 lần đầu là âm tính khi mới được cách ly thì có thể hy vọng rằng họ chưa thể lây cho ai khác dù sau đó họ có dương tính. Từ đó, ngành y tế sẽ có biện pháp phù hợp hơn đối với các F2, F3, F4 phía sau.

Việt Nam phát động toàn dân chung tay phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 17.3, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ Phát động toàn dân chung tay phòng chống dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 hay nCoV).

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cùng nhiều lãnh đạo, cơ quan ban ngành khác.

Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên 63 tỉnh, thành phố với khoảng 2.300 đại biểu tham dự. Phát biểu xuyên suốt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại đây khẳng định niềm tin Việt Nam sẽ vượt qua được đại dịch Covid-19 và kêu gọi toàn dân phát huy tinh thần tương thân tương ái trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh do chủng mới virus corona.

Mở đầu Lễ phát động, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn kêu gọi phát động toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19. Ông nhấn mạnh, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19 ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày càng lan rộng, bùng phát tại nhiều quốc gia, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và đang tác động nhiều mặt đến đời sống nhân dân và kinh tế, xã hội của đất nước.

Ông Mẫn cho hay, với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, đơn vị, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị.

“Để tiếp tục cùng Đảng, Nhà nước tập trung phòng chống dịch, có thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình hãy tích cực tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ra lời kêu gọi.

Phát biểu tại Lễ phát động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đang đứng trước thời khắc hết sức quan trọng khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19 với quy mô toàn cầu. Trong hơn 2 tháng qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã đồng tâm, đồng sức tham gia chiến dịch phòng, chống dịch bệnh ở quy mô chưa từng có tiền lệ, lãnh đạo chính phủ nhấn mạnh.

WHO đánh giá cao cách Việt Nam ứng phó dịch COVID-19

Theo Thủ tướng, nhiều quốc gia đã phải đối phó với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, khủng hoảng về dịch bệnh. Những xáo trộn về tâm lý, nhịp sống và việc làm, sự suy giảm về kinh tế-xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc tới từng người dân, tới sự yên bình của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kể từ khi ca nhiễm thứ 17 xuất hiện, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến chống dịch Covid-19, kết thúc chuỗi liên tục 22 ngày không có ca bệnh mới phát sinh.

Hiện tại, Việt Nam đã có ca nhiễm thứ 61, đã chữa khỏi 16 ca, chưa có bệnh nhân nào tử vong (trong khi trên thế giới đã có hơn 7.000 chết vì coronavirus).

“Kết quả này là nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng nhất trí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo quốc gia, các cấp, các ngành, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự chung tay, góp sức của người dân”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Việt Nam sẽ đẩy lùi đại dịch Covid-19

Theo lãnh đạo Chính phủ, Việt Nam đã kiểm soát tốt tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn, cách ly triệt để, chăm sóc và điều trị tốt, phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả, nâng cao tinh thần cảnh giác và sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân.

“Thắng lợi bước đầu này thể hiện ý chí thống nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong cuộc chiến đấu chống lại đại dịch trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trên tinh thần “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”, Thủ tướng gợi lại và kêu gọi tinh thần đoàn kết nơi muôn dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng Việt Nam đủ năng lực, nguồn lực, ý chí và kinh nghiệm để kiểm soát dịch bệnh. Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề sức khỏe của người dân là quan trọng nhất, là ưu tiên hàng đầu trong thực hiện mục tiêu lãnh đạo, quản lý kinh tế-xã hội của đất nước.

Việt Nam công bố ca nhiễm COVID-19 thứ 49

Bày tỏ lòng biết ơn trước sự đồng lòng, nhất trí, sự chia sẻ của đồng bào, chiến sĩ cả nước đã tin tưởng và hưởng ứng những quyết sách phòng, chống đại dịch, Thủ tướng cũng khen ngợi và biểu dương nhiều cá nhân, nhiều doanh nghiệp đã tình nguyện đóng góp nguồn lực tài chính, thời gian, sức lực, kinh nghiệm và những sáng kiến thiết thực. Những đóng góp to lớn và quý giá này góp phần quan trọng xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam đoàn kết, an toàn và nhân ái.

Thủ tướng liệt kê những gương người tốt việc tốt trong công tác phòng chống dịch bệnh như nhiều người sẵn lòng nhường cơm sẻ áo, chia lại số khẩu trang ít ỏi của mình cho người khác hoặc bỏ tiền mua khẩu trang khan hiếm, phát miễn phí, cháu bé đã lấy tiền mừng tuổi của mình để mua sắm khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn tặng mọi người, những nhà khoa học sáng chế ra dung dịch sát khuẩn và tặng hàng nghìn chai cho người dân phòng virus corona, chuyện giải cứu thanh long, dưa hấu, quyên góp từ thiện của các văn nghệ sĩ, sự chung tay của nhiều doanh nghiệp.

Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19

Theo lãnh đạo chính phủ, qua những câu chuyện đó, thêm khẳng định những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi người chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, tô điểm cho bản lĩnh, khí chất của con người Việt Nam.

Một lần nữa tôi có niềm tin chúng ta sẽ làm tốt việc đẩy lùi, chặn đứng đại dịch, áp dụng mọi biện pháp, mọi sáng kiến bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa nhịp sống trở lại bình thường, đồng thời quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Việt Nam: Các ca nhiễm Covid-19 không ngừng tăng

Theo người đứng đầu Chính phủ, tất cả những gì chúng ta đã và đang làm sẽ củng cố uy tín, niềm tin vào năng lực giải quyết vấn đề của cả hệ thống chính trị và sức mạnh của tinh thần Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi mỗi người dân, đặc biệt là giới doanh nhân, các giới, các đơn vị và người dân tùy theo khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng, không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng, kể cả bà con ở nước ngoài xa xôi, hãy nêu cao tinh thần đoàn kết,”tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, điều bao đời nay luôn là giá trị nền tảng của dân tộc Việt Nam và đem lại sức mạnh để vượt mọi khó khăn thử thách, đi đến thắng lợi cuối cùng.

Tại lễ phát động, Thủ tướng và các đại biểu đã trực tiếp ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài ra, đã có hơn 30 đơn vị, nhà hảo tâm đăng ký ửng hộ với số tiền hơn 230 tỷ đồng.

Thảo luận