Ngân hàng Thế giới hạ mức dự báo tăng trưởng GDP: Việt Nam vẫn đứng vững

Ngân hàng Thế giới (World Bank -WB) vừa hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 từ 6,5% trước đó xuống còn 4,9% trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19.
Sputnik

Theo WB, trong ngắn hạn, dịch bệnh do coronavirus có thể tạo tác động bất lợi, gây sức ép lên nền kinh tế Việt Nam nhất là trong các lĩnh vực du lịch, chế tạo, chế biến, hiện đang phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, nước cũng chịu thiệt hại nặng nề từ đại dịch SARS-CoV-2 này.

WB hạ mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2020

Ngày 31.3, Ngân hàng Thế giới (World Bank -WB) đã công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương số tháng 4/2020 với nội dung xoáy quanh tình hình phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP khu vực Đông Á- Thái Bình Dương thời Covid-19.

Việt Nam thêm 10 ca nhiễm Covid-19, GDP quý I thấp kỷ lục cùng kỳ 15 năm qua

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhận định, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch do coronavirus cùng những xáo trộ bên ngoài như hiện nay, đặc biệt là thị trường tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tạm thời đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong những tháng đầu năm 2020.

Nhìn theo hướng tích cực, Việt Nam đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực trong thời gian tới (EFVTA, EVIPA...)

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, dựa trên ước tính sơ bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể giảm còn 4,9% năm 2020, nghĩa là giảm khoảng 1,6 điểm phần trăm so với dự báo 6,5% trước đó của WB.

Theo Ngân hàng thế giới, trong tháng 1 và  tháng 2 đầu năm nay, xuất khẩu tăng trưởng 8%, dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI) đổ vào Việt Nam lên đến 2,5 tỷ USD, ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%.

“Nhìn chung, triển vọng trung hạn thuận lợi nhưng tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid-19, nay đã trở thành đại dịch toàn cầu”, WB nhận định đối với nền kinh tế Việt Nam.

Theo đó, du lịch, chế tạo và chế biến là những ngành chịu tác động tiêu cực nhất của đại dịch Covid-19 do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Theo WB, áp lực lạm phát dự báo sẽ tăng lên tạm thời, phản ánh bất định về giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu cũng như khả năng bị gián đoạn thương mại.

“Trong điều kiện nhiều hộ gia đình hiện nay sinh sống phụ thuộc vào lương, kể cả ở các vùng nông thôn, suy giảm trong các ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng, sản xuất và chế biến có thể tạm thời làm tăng tỷ lệ nghèo trong nửa đầu năm 2020”, WB nhận định.

Ngân hàng Thế giới cũng đồng thời dự đoán, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam sẽ xấu đi trong năm 2020 chủ yếu do suy giảm về xuất khẩu, dịch vụ, du lịch và dòng vốn nước ngoài đổ vào ít hơn. Đồng thời, tăng chi ngân sách của Chính phủ cũng sẽ tạm thời tăng lên trong năm 2020 này do thu ngân sách thấp hơn và do triển khai gói kích cầu tài khóa nhằm vào việc bù đắp phần nào tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới vẫn lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

WB đánh giá, nỗ lực củng cố chính sách tài khóa dự kiến sẽ tiếp diễn từ năm 2021 trở đi, nhờ đó sẽ giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nợ công trên GDP.

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, trong trung hạn, tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 có thể quay lên đến 7,5% trong năm 2021 và dao động quanh mức khoảng 6,5% năm 2022 nhờ sức cầu bên ngoài được cải thiện và các ngành dịch vụ được củng cố, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dần được khôi phục.

Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP: Lộ ra một triệu tỷ đồng bị bỏ sót mỗi năm

Ngân hàng Thế giới đánh giá, trong thời gian tới, Việt Nam có thể quản lý được những rủi ro bên ngoài bằng cách đa dạng hóa thị trường thương mại, cải thiện năng lực cạnh tranh, tuân thủ theo các hiệp định thương mại thế hệ mới.

Đặc biệt, WB khẳng định, nền kinh tế Việt Nam sẽ bật lại sau đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khắp toàn cầu. Nhờ đó, tỷ lệ đói nghèo sẽ tiếp tục giảm hơn nữa, các điều kiện thị trường lao động dự kiến tiếp tục thuận lợi.

Theo Ngân hàng thế giới, nhiều khả năng, trong ngắn hạn, dịch bệnh do coronavirus sẽ ảnh hưởng bất lợi thêm cho nền kinh tế Việt Nam, trước mắt là du lịch, chế tạo, chế biện vì hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế toàn cầu.

“Tác động ngắn hạn đến nền kinh tế Việt Nam có thể lớn nhưng không kéo dài nếu như dịch bệnh được kiềm chế nhanh chóng, tương tự các đợt dịch bệnh trước đây”, báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhận định.

Tổ chức này cũng đánh giá, những rủi ro khác trong ngắn hạn là hoạt động kinh tế và dòng chảy thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm do Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất hiện nay trên thế giới.

Thủ tướng Ý ngưỡng mộ mức tăng trưởng GDP của Việt Nam

Giải pháp mà tổ chức này đề xuất cho Việt Nam chính là tuân thủ theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới (EFVTA, CPTPP..). Đồng thời, WB cũng khuyến cáo, biến động kinh tế toàn cầu tăng lên càng cho thấy sự cần thiết phải duy trì chính sách kinh tế vĩ mô một cách lành mạnh, theo đó, phải triển khai những cải cách đồng bộ theo kế hoạch, nhấn mạnh đến những cải cách ở nhóm các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, thách thức đặt ra là vừa phải thúc đẩy tiến trình cải cách mạnh mẽ vừa phải duy trì một xã hội công bằng ở mỗi địa phương và giữa các khu vực trong cả nước. Bởi theo WB, dù trong điều kiện tỷ lệ nghèo đang giảm nhanh nhưng ở Việt Nam thực tế này vẫn tập trung ở một số địa bàn và ở các nhóm dân tộc thiểu số nhất định.

Covid-19 sẽ khiến đói nghèo trầm trọng hơn ở Đông Á và Thái Bình Dương

Đáng chú ý, trong báo cáo của mình, Ngân hàng Thế giới nêu ra những rủi ro tương đối lớn về việc các hộ gia đình sống phụ thuộc vào các ngành nghề đặc biệt dễ chịu tổn thất từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ở khu vực Đông Á- Thái Bình Dương có thể rơi vào tình trạng nghèo đói.

Phía sau việc Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP là gì?

Các ngành này bao gồm: dịch vụ du lịch ở Thái Lan và quần đảo Thái Bình Dương, ngành sản xuất tại Việt Nam và Campuchia, cùng với nhóm người phụ thuộc vào người lao động phi chính thức trong các nhà máy ở các nước.

Một trong những khuyến nghị được WB nêu rõ trong báo cáo chính là các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cần đầu tư khẩn cấp nhằm tăng cường năng lực hệ thống y tế và dự phòng dài hạn của quốc gia, hợp tác quốc tế để đẩy mạnh sản xuất, cung ứng các mặt hàng, dịch vụ y tế quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

“Quan trọng là chính sách mở cửa thương mại được duy trì để vật tư y tế và các mặt hàng cung ứng khác sẵn sàng đến với mọi quốc gia, đồng thời tạo thuận lợi để khu vực phục hồi kinh tế nhanh chóng”, WB cho biết.

Trong báo cáo của mình, WB cũng đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, lưu ý rằng, tốc độ của cuộc khủng hoảng đang diễn ra khiến việc xác định trở nên khó khăn hơn.

Ngân hàng thế giới dự báo GDP Việt Nam

Hai kịch bản được đưa ra chính là tăng trưởng trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ giảm xuống còn 2,1% vào năm 2020, và giảm xuống 0,5% nếu kịch bản tồi tệ hơn xảy ra (dịch bệnh kéo dài, sản xuất bị đình trệ, tỷ lệ đói nghèo tăng cao, khủng hoảng diễn ra nghiêm trọng hơn…).

“Các dự báo dựa trên một kịch bản tăng trưởng cơ bản, nhưng một cuộc khủng hoảng bệnh kéo dài có thể gây ra suy thoái sâu hơn nữa cho tình hình kinh tế. Theo kịch bản tệ hơn, gần 35 triệu người sẽ phải sống trong nghèo đói, bao gồm 25 triệu chỉ riêng ở Trung Quốc. Với ngưỡng nghèo chỉ 5,50 USD một ngày”, Bloomberg dẫn phân tích của Ngân hàng Thế giới nhận xét.

WB cũng cho hay, Trung Quốc đã mở rộng ước tính 5,8% vào năm 2019. Hiện tại, tăng trưởng ở Trung Quốc được dự báo sẽ giảm xuống 2,3% ở kịch bản cơ bản, và 0,1% trong kịch bản tồi tệ vào năm 2020.

Thảo luận