Lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai: Việt Nam đã có sinh phẩm xác định coronavirus

Tin tức dịch bệnh Covid-19: Sáng 27/4, Việt Nam không có ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, ngày thứ 11 không có ca mắc trong cộng đồng.
Sputnik

Sáng nay Việt Nam ghi nhận thêm 3 bệnh nhân dương tính trở lạu sau khi sau khi âm tính với SARS-Co-2 và được công bố điều trị khỏi/xuất viện ở Phú Thọ và TP.HCM, nâng tổng số ca tái dương tính lên thành 8 trường hợp. Đó là các bệnh nhân số 36, 52, 137,149, 188, 207, 74, 224.

Hai ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19

Bộ Y tế thông báo cho biết, Việt Nam đã nghiên cứu thành công sinh phẩm huyết thanh học (xét nghiệm bằng máy ELISA) nhằm phát hiện những người từng mắc Covid -19 hoặc có thể đang nhiễm bệnh ở giai đoạn cơ thể đã sinh ra kháng thể. Theo đó, kể cả bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện đều có thể thực hiệm xét nghiệm Covid-19.

Trước việc đón hàng ngàn công dân từ các điểm nóng dịch Covid-19 toàn cầu về nước, Việt Nam sẽ phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai cũng như nguy cơ nguồn bệnh xâm nhập tăng cao. Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, người Việt chưa có một kháng thể đủ để miễn dịch, nên Việt Nam phải chuẩn bị kỹ hơn các nước khác, nếu xét về yếu tố miễn dịch cộng đồng.

Không có ca mắc Covid-19 mới, các ca bệnh nhân nặng có tiến triển tốt

Theo tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tính từ 18h ngày 26/4- 6h ngày 27/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc coronavirus mới. Hiện tại, tổng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam vẫn là 270.

WHO công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam

Như vậy, đây là ngày thứ ba liên tiếp Việt Nam không có ca mắc mới. Thế nhưng, nếu tính theo tiêu chí ca mắc tại cộng đồng, tính từ ngày 16/4 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.

Trước đó, ngày 24/4, Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 đều là du học sinh từ Nhật Bản về, được cách ly ngay khi nhập cảnh, do đó, không có yếu tố lây nhiễm trong cộng đồng.

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, hiện Việt Nam đã có 225 ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi (chiếm 83%). Trong số 45 trường hợp đang điều trị, có 37 ca ở các bệnh viện tuyến trung ương, 6 ca ở bệnh viện tuyến tỉnh và 2 ca ở bệnh viện tuyến huyện.

Ngoài ra, 13 ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 và 3 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính.

Riêng về 3 bệnh nhân nặng, Tiểu Ban Điều trị cho biết, bệnh nhân số 20 (nữ, 60 tuổi, ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, là bác của bệnh nhân 17 đầu tiên mắc Covid-19 tại Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 hiện đã thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương.

“Tim của bệnh nhân còn rối loạn nhịp nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, ăn qua ống thông dạ dày, không sốt, tiếp tục cai thở máy, tập phục hồi chức năng”, Tiểu Ban Điều trị cho hay.

Bệnh nhân số 161, 88 tuổi ở tỉnh Hưng Yên, được chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, hiện đang còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, liệt cứng nửa người trái.

“Bệnh nhân tiểu nhiều, ăn tiêu qua sonde, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết nhưng chỉ điểm đông máu còn cao hơn mức bình thường, chi điểm nhiễm trùng tăng nhẹ nhưng có giảm hơn so với ngày hôm trước. Bệnh nhân không sốt. Xét nghiệm SARS-Co V-2 dương tính yếu. Bệnh nhân tiếp tục cai máy thở”, báo cáo cho biết.

Phi công người Anh dương tính trở lại với Covid-19
Về ca bệnh số 91, phi công người Anh, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, hiện bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt, thở máy, SpO2: 96% /FiO2 40%; M 941/ph, HA 117/64 mmHg, không chảy máu thêm. Bệnh nhân tiểu nhiều 2100ml/24g. Siêu âm tim-phổi: tim co bóp tốt. Phổi phải đông đặc mặt sau và đáy phổi, phổi trái đông đặc 1/2 dưới.

Đặc biệt, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SARS- CoV-2 âm tính 3 lần liên tiếp các ngày 22, 23 và 24/4.

Về số người cách ly, hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 52.428, trong đó, có 323 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.311 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 40.794 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Việt Nam thêm nhiều ca tái dương tính với coronavirus

Theo báo cáo từ Tiểu Ban Điều trị, sáng ngày 27 tháng 4 cho biết, hiện đã có thêm 3 người dương tính với nCoV trở lại sau khi công bố khỏi bệnh. Đây là điều cần đặc biệt chú ý, trong khi trước đó, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam đã ghi nhận 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh.

Hệ thống do Hồ Chí Minh tạo ra giúp đánh bại Covid-19 tại Việt Nam

3 ca dương tính trở lại được Bộ Y tế công bố hôm nay – 27/4 là các bệnh nhân số 74, bệnh nhân 207 và 224.

Cụ thể, trong ngày 26/4, có 2 trường hợp dương tính lại là bệnh nhân 207 (được Bệnh viện Dã chiến Củ chi cho xuất viện ngày 18/4) và bệnh nhân 224 (cũng Bệnh viện Dã chiến Củ chi cho  xuất viện ngày 20/4). Tiểu Ban Điều trị cho biết, hiện cả hai bệnh nhân này đã được đưa vào Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi theo dõi điều trị.

Theo đó, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân số 207 nhập viện ngày 1/4 và đã 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính (ngày 13, 15 và 17/4/2020). Đến Ngày 18/4, bệnh nhân đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Ngày 25/4/2020, được theo dõi tại nhà và xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính trở lại.

Bệnh nhân số 224 được Bệnh viện Dã chiến Củ Chi cho công bố khỏi bệnh ngày 18/4. Bệnh nhân này vào viện ngày 30/3 và đã có 5 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính (ngày 12, 13, 15, 15 và 16/4/2020). Bệnh nhân đủ điều kiện công bố khỏi bệnh ngày 18/4. Ngày 23/4/2020, sau khi theo dõi tại nhà, được xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính trở lại.

Thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh

Về ca bệnh số 74, sáng nay, 27/4, vừa dương tính với SARS-CoV-2 trở lại sau khi khỏi bệnh, theo dõi cách ly tại nhà. PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, bệnh nhân số 74 có địa chỉ cư trú ở xóm Tân Trung, thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Trước đó, ngày 18/3, bệnh nhân số 74 có biểu hiện ho, sốt, không khó thở, được lấy mẫu xét nghiệm, dương tính với nCoV, được chuyển Bệnh viện Đa khoa  tỉnh Bắc Ninh điều trị. Sau 3 ngày, bệnh nhân này hết sốt, không còn khó thở, không suy hô hấp.

Sang ngày 10/4, bệnh nhân có kết quả âm tính hai lần liên tiếp với coronavirus, đủ tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh. Bệnh nhân số 74 được chuyển về theo dõi, cách ly thêm 14 ngày tại nhà riêng ở thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Được biết, trong quá trình được cách ly ở nhà riêng, bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở. Ngày 25/4 sau 14 ngày cách ly tại nhà, bệnh nhân số 74 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả nghi ngờ dương tính lại với virus corona, được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương theo dõi, điều trị. Đến sáng nay, chính thức xác nhận bệnh nhân số 74 dương tính trở lại với SARS-CoV-2.

Tiểu Ban Điều trị cho hay, trong quá trình cách ly, bệnh nhân số 74 tuân thủ cách ly tại nhà, có tiếp xúc với các thành viên trong gia đình. Hiện các đối tượng F1 tiếp xúc với bệnh nhân 74 cũng đã được xác định và thực hiện cách ly.

Trước đó, Việt Nam đã ghi nhận 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố điều trị khỏi/xuất viện. Đó là các bệnh nhân số 36, 52, 137,149, 188. Tính đến sáng ngày 27/4, Việt Nam đã có 8 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi âm tính với SARS-Co-2 và được công bố khỏi bệnh.

Thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh

Bệnh nhân số 36, theo Bộ Y tế, ngày 10/4, sau 3 lần âm tính bệnh nhân này được công bố khỏi bệnh ra viện và được tiếp tục cách ly 14 ngày tại một cơ sở y tế tập trung của tỉnh. Tại đây bệnh nhân số 36 được xét nghiệm 2 lần âm tính nữa, và xét nghiệm lần 3 để chuẩn bị kết thúc 14 ngày cách ly thì lại dương tính trở lại. Hiện bệnh nhân số 36 vẫn đang được cách ly và theo dõi tiếp.

Các bệnh nhân số 52 và 149: Đã âm tính 3 lần liên tiếp được Bệnh viện số 2 Quảng Ninh công bố ra viện ngày 16/4, tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện. Ngày 21/4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cả 2 bệnh nhân, kết quả dương tính trở lại sau 5 ngày công bố khỏi bệnh. Hiện cả 2 bệnh nhân vẫn đang được cách ly, theo dõi tiếp tại Bệnh viện.

Bệnh nhân số 137, Bộ Y tế cho biết, ngày 7/4 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 công bố bệnh nhân khỏi bệnh sau khi có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính (ngày 3/4, 4/4 5/4), sau đó bệnh nhân được cách ly tiếp tại Bệnh viện. Trong thời gian theo dõi cách ly từ 7/4 đến 22/4, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và làm lại xét nghiệm RT-PCR kiểm tra nCoV các ngày 7/4, 6/4, 19/4 đều âm tính. Hình ảnh chụp CT ngực ngày 12/4 cũng không phát hiện tổn thương. Chiều ngày 22/4, bệnh nhân được cho về theo dõi cách ly tại nhà. Ngày 23/4, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trả kết quả xét nghiệm RT-PCR với SARS-CoV-2 là dương tính và đã đưa bệnh nhân quay trở lại bệnh viện.

Ca bệnh số 188 đã được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam âm tính 2 lần, ra viện ngày 16/4 nhưng khi về địa phương Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xét nghiệm dương tính lại, bệnh nhân đã nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 làm xét nghiệm RT-PCR. Ngày 18/4 cho kết quả âm tính, đến ngày 20/4 và ngày 21/4 cho kết quả dương tính. Hiện, bệnh nhân vẫn được cách ly, theo dõi, điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Việt Nam lo ngại làn sóng dịch Covid-19 thứ hai

Quảng Ninh: Thanh tra việc mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch Covid-19
Trước đó, nói về những trường hợp dương tính trở lại hay về những người lành mang bệnh, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia, phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho hay, thực tế, có mấy vấn đề đặt ra về chuyên môn với những trường hợp người bệnh này, thứ nhất có thể người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi. Tiếp đến là khả năng những người đã khỏi bệnh nhưng trong quá trình đào thải virus nhưng ở dạng bất hoạt, xác virus. Khi làm khuếch đại gen, chúng ta xác định được gen của virus. Trường hợp này, đào thải ra mầm bệnh nhưng mầm bệnh không hoạt động được. Vấn đề thứ ba là người lành mang trùng (hiện có một trường hợp). Cho đến thời điểm hiện nay chúng ta chưa khẳng định được chắc chắn có phải người lành mang trùng không nhưng nó ở dạng như vậy. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, điều này có thể xảy ra khi cơ thể con người ta chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể khống chế, kiểm soát và tiêu diệt được virus này.

“Chúng tôi đã yêu cầu với các cơ quan, với tất cả các trường hợp có xét nghiệm âm sau đó xét nghiệm dương thì giao cho 2 labo tiến hành nuôi cấy virus. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS BS Lê Văn Đông – Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu Độc học và Phóng xạ (Học viện Quân y) cho biết, xét nghiệm Realtime-PCR là xét nghiệm sinh học phân tử tìm vật liệu di truyền của virus. Đây là xét nghiệm phát hiện trực tiếp của virus trong mẫu bệnh phẩm.

Yếu tố làm cho virus tái xuất hiện ở mẫu bệnh phẩm có thể là do đang ở trong bệnh viện hay khu cách ly xảy ra hiện tượng nhiễm chéo (điều này ít khả năng) vì các cơ sở y tế kiểm soát tốt. Hoặc tái phát là các kết quả xét nghiệm lần trước chuyển từ dương tính thành âm tính là do lượng virus từ nhiều thành ít đến dưới ngưỡng phát hiện của xét nghiệm chứ không phải là sạch virus. Mẫu bệnh phẩm đó âm tính thực sự nhưng virus còn tồn tại ở những vị trí khác trong cơ thể (còn ít nhưng ở sâu dưới nhu mô phổi, trong máu, trong các mô khác – đặc biệt là trong các hạch lympho là thành phần của hệ miễn dịch).

Thủ tướng ban hành Chỉ thị 19 về phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

Theo Giám đốc Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Độc học và Phóng xạ, chắc chắn các bệnh viện có tình trạng khỏi bệnh rồi dương tính trở lại dù là tái nhiễm hay tái phát cũng phải tiếp tục cách ly và điều trị. Với các bệnh nhân đang điều trị có thể phải xem xét lại tiêu chí “khỏi bệnh”, trong đó, đặc biệt lưu ý đến kết quả xét nghiệm.

“Khi làm xét nghiệm Realtime-PCR tìm virus phải xét nghiệm nhiều loại bệnh phẩm hơn, xét nghiệm trong một khoảng thời gian dài hơn không chỉ 3 ngày liên tiếp mà giãn cách thời gian ra rộng hơn, sử dụng các loại xét nghiệm Realtime-PCR có độ nhạy cao hơn để phát hiện được lượng virus ít hơn. Ngoài xét nghiệm tìm virus phải có thêm xét nghiệm huyết thanh đánh giá lượng kháng thể bảo vệ đã có chưa và đủ mạnh hay không”, PGS.TS BS Lê Văn Đông từ Học viện Quân y nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù Việt Nam không còn hoặc có rất ít ca bệnh mới nhưng vẫn có thể có mầm bệnh, có người mang virus vì qua tổng kết cho thấy có nhiều trường hợp mặc dù đã nhiễm Covid-19 nhưng lại không có triệu chứng lâm sàng hoặc những triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt, chỉ đau mỏi cơ thể, triệu chứng giống với cảm cúm, dấu hiệu rất mơ hồ nên dễ bỏ qua.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, có thể tồn tại một số trường hợp người lành mang virus trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra được. Do hiện tại chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm trở lại là rất lớn.

“Chúng tôi rất lo ngại làn sóng thứ 2 đối với dịch Covid-19. Bài học từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Sinapore, bị làn sóng thứ 2 xâm nhập vào và tồn tại phát triển trong một cộng đồng mà không biết được. Đến khi xảy ra trên diện rất lớn thì lúc đó mới phát hiện ra. Nếu chúng ta cũng như vậy thì lúc đó hệ thống y tế của ta sẽ trong tình trạng rất khó khăn”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.

Chính vì vậy, cần phải kiên quyết ngăn chặn “nhập khẩu” bệnh qua đường hàng không, kiểm soát chặt chẽ từng chuyến bay, từng hành khách nhập cảnh vào Việt Nam cũng như nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng chống dịch. Nếu không, rất dễ để xảy ra làn sóng thứ 2.

Việt Nam đón hàng ngàn công dân về nước, nguy cơ ca bệnh xâm nhập

Dù đã 11 ngày không ghi nhận ca bệnh Covid-19 mới tại cộng đồng, nhưng hôm 24/4 vừa qua, Việt Nam cũng đã xác nhận hai ca dương tính với coronavirus là lưu học sinh trở về từ Nhật Bản. Sắp tới, thông qua chính sách bảo hộ công dân, sẽ có hàng ngàn người Việt (theo con số thông báo dự kiến trước đó là khoảng hơn 10 ngàn công dân) về nước, kéo theo, không chỉ là làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, mà còn là nguy cơ các ca bệnh xâm nhập tăng cao.

Việt Nam thêm 2 ca mắc Covid-19: Còn quá sớm để vui mừng?

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam ngày 21/4 đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc đưa công dân ở nước ngoài hồi hương trên các chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Theo đó, sẽ có 13 chuyến bay của các hãng hàng không sẽ vận chuyển công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Singapore... về nước.

Cụ thể, Vietnam Airlines sẽ vận chuyển công dân Việt từ Nhật Bản, Mỹ, Canada, UAE, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan với 10 chuyến bay. Vietjet đảm nhận 2 chuyến bay vận chuyển công dân từ Singapore, Indonesia về nước. Bamboo Airways thực hiện 1 chuyến bay vận chuyển công dân Việt Nam hồi hương từ Phillippines.

Được biết, trong số 13 chuyến bay nhằm giải cứu công dân về nước theo lý do đặc biệt cần thiết, Vietnam Airlines đã đưa 300 hành khách từ Nhật Bản hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn vào ngày 24/4. Chiều qua 26/4 sân bay Cần Thơ cũng đã tiếp nhận 105 công dân Việt Nam từ Indonesia về nước, sau khi kiểm tra y tế, đo thân nhiệt, hành khách được xe Quân khu 9 đưa về cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Sóc Trăng (cũ). Tại đây tất cả sẽ được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Trước đó, sân bay Cần Thơ cũng đã đón 215 công dân từ Singapore trở về cách ly tại Trường Quân sự Cần Thơ.

Ngày 27/4, TP.HCM cũng đón 300 du học sinh ở Mỹ trở về. Những du học sinh này sẽ được chuyển về khu cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Dự kiến, ngày 29/4 Vietnam Airlines bay đón hành khách từ UAE, ngày 30/4 đón khách từ Canada, ngày 2/5 dự kiến đón khách từ San Francisco và Pháp từ ngày 5/5. Sau khi Bộ Ngoại giao tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 có ý kiến đồng ý, Cục Hàng không Việt Nam cấp phép, các hãng bay sẽ tổ chức chuyến bay đảm bảo quy định về an toàn.

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngành y tế thành phố vẫn tiếp tục triển khai lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc coronavirus theo quy định tại sân bay đối với các hành khách từ quốc tế vào Việt Nam. Đồng thời, để khống chế nguồn lây ra cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đang tích cực theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp bệnh nhân xuất viện sau điều trị Covid-19.

LHQ tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên chiến thắng Covid-19?

Theo quy trình khi người nước ngoài nhập cảnh vào TP.HCM, sau khai báo y tế, xét nghiệm nhanh với Covid-19 đều được sắp xếp đưa về các khu cách ly tập trung. Ngoài khu cách ly tập trung tại ký túc xá ĐH Quốc gia đã trả lại để phục vụ sinh viên, hiện TP.HCM còn 21 khu cách ly trực thuộc thành phố và quận huyện quản lý vẫn đang trong trạng thái sẵn sàng đón nhận người cách ly.

Ngoài ra, HCDC đang phối hợp với Bộ tư lệnh TP.HCM khảo sát thêm các cơ sở có thể triển khai cách ly tập trung và kế hoạch bố trí nhân sự tại từng khu cách ly.

Sở Y tế và lãnh đạo thành phố hy vọng, với sự chuẩn bị này, TP.HCM đang sẵn sàng cách ly y tế số lượng lớn người nhập cảnh, người tiếp xúc với ca bệnh, người có nguy cơ.

Đại tá Phan Văn Chương, Cục phó Cục Hậu cần Bộ tư lệnh Quân khu 9 chia sẻ với Tuổi Trẻ cho biết, hiện tại 12 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long do Quân khu 9 quản lý đều có khu cách ly tập trung tại Trường quân sự tỉnh (cũ).

Theo Đại tá Chương, số giường cách ly tập trung do quân đội quản lý hơn 6.000 giường, thêm số giường tại các khu ký túc xá trường học do các địa phương ở ĐBSCL quản lý cũng khoảng mười mấy ngàn giường nữa.

“Đối với công tác cách ly đợt 2 này, mọi việc đều đảm bảo hơn, từ việc vận chuyển xe về điểm cách ly cũng đảm bảo giãn cách chỉ chở nửa số người, ví dụ xe 29 chỗ ngồi chỉ chở 16 người; tại các phòng cách ly cũng bố trí giãn cách một nửa, phòng rộng chỉ bố trí 6 người, phòng nhỏ 2-3 người. Riêng đối với lực lượng hậu cần, lái xe đưa đón, nhân viên phục vụ tại khu cách ly được trang bị bảo hộ phòng dịch toàn bộ ngay từ đầu”, Cục phó Cục Hậu cần Bộ tư lệnh Quân khu 9 cho biết.

Về việc phối hợp với quân khu trong việc đón tiếp, xét nghiệm, điều trị công dân về nước đợt 2, ông Cao Minh Chu - giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ - cho biết thực hiện kế hoạch phối hợp, ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng số giường cách ly theo yêu cầu. Hiện Cần Thơ có 11 khu cách ly tập trung của TP và 9 quận huyện, sẵn sàng phương tiện trang thiết bị phòng dịch, hóa chất sát khuẩn.

Tin tức Covid-19: Việt Nam cách ly hàng trăm chuyên gia công ty Goertek Trung Quốc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế Q.Gò Vấp, TP.HCM (một trong các đơn vị tiếp nhận người cách ly) cho rằng, giai đoạn 3 là “giai đoạn Đông Nam Á”, bởi đây có thể là mầm mống nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi hết thời gian giãn cách xã hội và mở cửa giao thương trở lại.

Việt Nam phải chuẩn bị kỹ hơn các nước khác, nếu xét về yếu tố miễn dịch cộng đồng.

“Hay nói đúng hơn là người Việt chưa có một kháng thể đủ để miễn dịch, trong khi theo nghiên cứu muốn hết dịch hoàn toàn phải có trên 50% số người nhiễm trong cộng đồng”, BS Hòa nhấn mạnh.
“Virus này chưa xâm nhập sâu vào hệ thống miễn dịch cộng đồng, do đó chúng ta cần phòng ngừa kỹ hơn các nước và xác định ứng phó thời gian dài, bởi nước ta hết dịch nhưng nước ngoài còn dịch thì cũng chưa thể yên tâm”, Giám đốc Trung tâm y tế Q.Gò Vấp, TP.HCM nhấn mạnh.
Việt Nam nghiên cứu thành công sinh phẩm huyết thanh học phát hiện Covid-19

Đây là thông tin dược đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Hết cách ly xã hội, nhưng Việt Nam vẫn bỏ sót ca mắc Covid-19?

Tại cuộc họp sáng nay, Bộ Y tế thông báo cho biết, Việt Nam đã nghiên cứu thành công sinh phẩm huyết thanh học nhằm phát hiện những người từng mắc Covid -19 hoặc có thể đang nhiễm bệnh ở giai đoạn cơ thể đã sinh ra kháng thể.

Các chuyên gia khẳng định, dù không thay thế được phương pháp xét nghiệm khẳng định PCR nhưng sinh phẩm huyết thanh học sẽ phục vụ việc xét nghiệm sàng lọc, hứa hẹn sẽ thay thế được loại test nhanh nhập khẩu.

Bộ Y tế cho hay, liên quan đến chiến lược xét nghiệm trong thời gian tới, hiện Việt Nam đang sử dụng 2 loại xét nghiệm để chẩn đoán coronavirus chủng mới đó là xét nghiệm bằng máy PCR để khẳng định ca bệnh và xét nghiệm test nhanh (nhập khẩu từ Hàn Quốc) phát hiện nhanh kháng thể trong máu nhưng độ chính xác không cao như thời gian qua đã chứng kiến.

Lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai: Việt Nam đã có sinh phẩm xác định coronavirus

Vừa qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Đại học Nagasaki (Nhật Bản) vừa nghiên cứu thành công sinh phẩm chẩn đoán huyết thanh học. Sinh phẩm mới này hứa hẹn có chí phí rẻ hơn, phục vụ xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng, phát hiện trường hợp nghi ngờ từ đó tiến hành xét nghiệm sâu PCR để khẳng định có dương tính 100% với nCoV hay không.

“Sinh phẩm chẩn đoán huyết thanh học này là xét nghiệm bằng máy, không phải máy PCR mà là máy ELISA. Loại máy ELISA này trong hệ thống y tế của chúng ta có rất nhiều do trước đây chúng ta đã mua để phục vụ chẩn đoán sốt xuất huyết, chẩn đoán HIV/AIDS, kể cả bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện đều có”, Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long thông tin.

Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19
Theo Thứ trưởng Long, sinh phẩm huyết thanh học này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với sinh phẩm test nhanh. Nếu được thực hiện khi bệnh nhân nhiễm bệnh sau 8 ngày thì kết quả chính xác khá cao, lên tới 90%- 95 %.

Đó là điều đáng mừng khi Việt Nam có thể dùng chính các loại sinh phẩm sản xuất trong nước thay thế được sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó sinh phẩm huyết thanh học có thể thay thế loại test nhanh nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai: Việt Nam đã có sinh phẩm xác định coronavirus
Thảo luận