Vụ Hà Văn Thắm: Bộ Công an Việt Nam bắt cựu Kế toán trưởng PVTrans

Bộ Công an Việt Nam vừa bắt cựu Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính Tổng Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí PVTrans Nguyễn Thị Kim Anh liên quan đại án Hà Văn Thắm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).
Sputnik

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt bà Nguyễn Thị Kim Anh, cựu Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính Tổng Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí PVTrans.

Theo thông tin từ Bộ Công an, Bà Nguyễn Thị Kim Anh bị bắt để điều tra về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn 2 vụ án Hà Văn Thắm, phần liên quan đến các tổ chức kinh tế nhận tiền lãi suất ngoài của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).

Bộ Công an bắt cựu Kế toán trưởng PVTrans

Ngày 28/5, Bộ Công an Việt Nam ra thông báo cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) (C03) đã tiến hành bắt cựu Kế toán trưởng kiêm trưởng Ban Tài chính Tổng Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí PVTrans Nguyễn Thị Kim Anh để điều tra về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 Bộ Luật Hình sự.

Đang thụ án chung thân, Hà Văn Thắm tiếp tục bị đề nghị thêm 10-12 năm tù

Cụ thể, cổng thông tin điện tử Bộ Công an xác nhận, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an (C03) đang trong giai đoạn II điều tra vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm, phần liên quan đến các tổ chức kinh tế nhận tiền lãi suất ngoài của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank), một trong những đại án kinh tế nghìn tỷ lớn nhất của Việt Nam thời gian qua.

Căn cứ tài liệu, kết quả điều tra, ngày 26/5/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí (PVTrans) và OceanBank.

“Đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Kim Anh (sinh năm 1974, trú tại thành phố Hà Nội, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính, Tổng Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355 Bộ luật Hình sự”, thông báo của Bộ Công an khẳng định.

Ngay sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã thi hành quyết định và lệnh bắt nêu trên.

Hà Văn Thắm lĩnh thêm 15 năm tù

Bộ Công an Việt Nam nêu rõ, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của bị can, mở rộng vụ án và thu hồi tài sản về cho Nhà nước.

Đồng thời, Bộ Công an tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ các cá nhân, tổ chức kinh tế khác nhận tiền lãi ngoài của OceanBank để đề xuất xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Giai đoạn II đại án Hà Văn Thắm và Oceanbank

Đại gia Hà Văn Thắm (người từng đứng thứ tám trong số những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 và từng được cho là giàu thứ hai sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng với khối tài sản hơn 1 tỷ USD năm 2014) và Oceanbank không phải những cái tên xa lạ ở Việt Nam.

“Bóng hồng” duy nhất bị truy tố trong giai đoạn 2 vụ Hà Văn Thắm

Ông Hà Văn Thắm bị bắt hồi tháng 10 năm 2014 và hầu tòa ngày 27/2/2017 với hàng loạt tội danh như Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).

Trong giai đoạn II điều tra đại án kinh tế liên quan Hà Văn Thắm và Oceanbank, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, ngoài hành vi chỉ đạo chi lãi suất ngoài hợp đồng để thu hút khách hàng, gây thiệt hại cho nhà băng 1.576 tỷ đồng đã bị xét xử, ông Thắm còn liên quan đến các khoản vay có tổng dư nợ xấu tới 1.800 tỷ đồng của 8 khách hàng là doanh nghiệp.

Đối với giai đoạn II của vụ án này, Cơ quan điều tra còn nghi ngờ ông Thắm có hành vi tạo dựng 44 hợp đồng khống với 19 đối tác trong và ngoài Tập đoàn Đại Dương với nội dung cung cấp thẻ gym, thuê biển quảng cáo, tổ chức hội nghị, in tờ rơi có tổng giá trị hơn 133,8 tỷ đồng.

Nội dung khác cũng được chuyển sang giai đoạn 2 điều tra là những cá nhân tại các tổ chức kinh tế lớn có nhận tiền lãi ngoài hợp đồng của OceanBank song để ngoài sổ sách nhằm hưởng lợi riêng bất chính.

Oceanbank của Hà Văn Thắm chi bao nhiêu tiền 'chăm sóc' cựu sếp PVEP Đỗ Văn Khạnh?

Ngày 13/9/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố ba vụ án hình sự, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP), Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) theo Điều 280 - Bộ luật Hình sự. Đồng thời khởi tố bổ sung vụ án hình sự và khởi tố bổ sung bị can đối với Ninh Văn Quỳnh, nguyên phó tổng giám đốc PVN, cũng với tội danh trên.

Cơ quan chức năng cho rằng, việc nhận, sử dụng các khoản tiền ngoài lãi suất tại VSP, BSR, PVEP là vi phạm pháp luật, có dấu hiệu thỏa thuận, móc ngoặc giữa lãnh đạo các doanh nghiệp này với lãnh đạo OceanBank trong việc đưa, nhận tiền và để ngoài sổ sách kế toán nhằm chiếm đoạt.

Ngày 26/1/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Ngọc Sự - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Người mang án tử hầu tòa, Hà Văn Thắm thừa nhận chỉ đạo chi lãi ngoài ở OceanBank

Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự được cho có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 105,5 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất.

Gần nhất, ngày 7/4, Cơ quan CSĐT (C03, Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại PVOil và OceanBank, đồng thời ra các quyết định khởi tố, lệnh khám xét, lệnh bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng giám đốc PVOil và bị can Vũ Trọng Hải, cựu Kế toán trưởng PVOil.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, sau một thời gian thực hiện tạm ứng chi tiền lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền với số tiền lớn, không còn nguồn tiền để hoàn ứng, Lê Thị Thu Thủy (sinh năm 1977, nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank) đã báo cáo Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương – OceanBank) tìm cách giải quyết.

Ông Hà Văn Thắm bị khởi tố thêm tội mới

Như đã nêu, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Lê Thị Thu Thủy phối hợp với bộ phận PR, Văn phòng và kế toán ký kết, hợp thức 44 hợp đồng (khống/nâng khống) với 19 đối tác trong và ngoài Tập đoàn Đại Dương với nội dung cung cấp thẻ Gym, thuê biển quảng cáo, tổ chức hội nghị, in tờ rơi có tổng giá trị là hơn 133,8 tỷ đồng.

OceanBank đã hạch toán kế toán qua các tài khoản VAT đầu vào, chi phí vật liệu khác, chi xuất bản tài liệu, tiếp thị quảng cáo, tiếp thị khuyến mại không có hóa đơn, chi phí hội nghị, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí thuê tài sản, thanh toán (chuyển khoản) vào tài khoản của các đối tác là 133 tỷ đồng.

Sau khi nhận tiền do OceanBank thanh toán, các đối tác đã chuyển trả lại cho OceanBank số tiền hơn 84 tỷ đồng để hoàn ứng chi lãi ngoài và chi lãi ngoài, hoàn ứng chi phí truyền thông, chi đối ngoại.

Số tiền các đối tác có thực hiện tại các hợp đồng là hơn 26,5 tỷ đồng, nộp thuế giá trị gia tăng là gần 11,5 tỷ đồng, chiếm hưởng là hơn 10,6 tỷ đồng. Trong đó, Viện Kiểm sát xác định số thuế giá trị gia tăng đã nộp cho phần giá trị thực làm là hơn 2,4 tỷ đồng, số thuế giá trị gia tăng đã nộp cho phần giá trị khống/nâng khống là hơn 9 tỷ đồng.

“Hành vi ký kết, hạch toán, thanh toán các hợp đồng khống/ nâng khống của các bị cáo dẫn đến hậu quả là OceanBank phải hạch toán kế toán số tiền không có thật, gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng”, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận.

Trong vụ án, Hà Văn Thắm bị xác định là người đã ra chủ trương, phân công, chỉ đạo lãnh đạo OceanBank và các đối tác thuộc Tập đoàn Đại Dương phê duyệt, ký kết 44 hợp đồng khống/nâng khống, gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Hà Văn Thắm đã bị xét xử về tội “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” trong giai đoạn 1 của vụ án này đối với hành vi chi lãi ngoài hơn 65 tỷ đồng. Do vậy, Hà Văn Thắm chỉ còn phải chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại cho OceanBank là hơn 41 tỷ đồng.

Trong vụ án này, bị cáo Lê Thị Thu Thủy bị Viện Kiểm sát xác định là đã tiếp nhận chủ trương của Hà Văn Thắm, chỉ đạo bộ phận Kế toán và PR tìm kiếm, ký kết, thanh toán, hạch toán, mở tài khoản, chi tiền từ các hợp đồng khống/nâng khống, phê duyệt thanh toán 44 hợp đồng khống/nâng khống có giá trị hơn 133 tỷ đồng, ký 15 hợp đồng khống/nâng khống có giá trị hơn 60 tỷ đồng. Lê Thị Thu Thủy đã đồng phạm giúp sức tích cực nhất cho Hà Văn Thắm trong vụ án này.

Ông Hà Văn Thắm bị khởi tố thêm tội mới

Đối với Vũ Thị Thùy Dương (nguyên Giám đốc khối Kế toán và giao dịch trong nước OceanBank), Viện Kiểm sát đánh giá bị cáo đã có hành vi mở tài khoản để nhận, quản lý, chi tiền từ nguồn tiền của các hợp đồng khống/nâng khống.

Đinh Thị Hồng Hương đã ký nháy hợp thức hợp đồng, kiểm soát thanh toán, theo dõi tiền nhận về OceanBank của 12 hợp đồng khống/nâng khống.

Ngày 27-28/4/2020 vừa qua, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội đã tiến hành xét xử sơ thẩm Hà Văn Thắm, Lê Thị Thu Thủy cùng các đồng phạm trong giai đoạn II đại án Oceanbank về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo đó, bị cáo Hà Văn Thắm bị tuyên phạt 10 năm tù, tổng hợp với hình phạt tù chung thân của bản án trước đó, bị cáo Thắm phải chấp hành hình phạt chung là tù chung thân.

Bị cáo Lê Thị Thủy bị tuyên phạt 2 năm tù, tổng hợp với hình phạt 4 năm tù của bản án trước đó, bị cáo Thủy phải chấp hành hình phạt chung là 6 năm tù.

Bị cáo Vũ Thị Thùy Dương bị tuyên phạt 20 tháng tù, tổng hợp với hình phạt 42 tháng tù của bản án trước, bị cáo Dương phải chấp hành hình phạt chung là 62 tháng tù. Tuy nhiên, nguyên Giám đốc khối Kế toán và giao dịch trong nước OceanBank đã có đơn kháng cáo gửi TAND TP. Hà Nội.

Tin mới đại án Oceanbank: Cưỡng chế kê biên tài sản của Hà Văn Thắm

Hai bị cáo Đinh Thị Hồng Hương (nguyên Phó Giám đốc khối Kế toán và giao dịch trong nước OceanBank) và Trần Thị Thu Hồng (nguyên Trưởng phòng Phòng Kế toán nội bộ - khối Kế toán và giao dịch trong nước OceanBank) cùng bị phạt 20 tháng tù cũng đều có đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm.

Ba bị cáo còn lại (Đào Thị Nhài- sinh năm 1978, nguyên Trưởng Phòng PR - Khối Marketing và quan hệ công chúng, Hội sở chính OceanBank, Lê Thị Quyên- sinh năm 1982, nguyên chuyên viên Phòng PR - Khối Marketing và quan hệ công chúng, Hội sở chính OceanBank, Hoàng Văn Tuyến- sinh năm 1975, nguyên Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương) bị tuyên phạt các mức án từ 18 đến 20 tháng tù treo.

Thảo luận