Chính quyền thỏa hiệp, hứa sẽ chống lại sự độc đoán, thay đổi các phương thức bắt giữ nghi phạm và quyết liệt chống lại sự phân biệt chủng tộc.
George Floyd và Adam Traore
Adam Traore được coi là nạn nhân của bạo lực cảnh sát. Thanh niên da đen người Pháp đã bị băt giữ trên đường phố vào mùa hè năm 2016, cố gắng chạy thoát nhưng không thành công. Theo một nguồn tin, hiến binh vặn tay anh ta, đè lên trên người, và kéo vào xe. Trên đường đi Traore trở nên mệt mỏi và bất tỉnh. Các bác sĩ hiến binh đã cố gắng hồi sức nhưng vô ích.
Theo dữ liệu chính thức, anh ta tử vong do sốc tim - từ các nguyên nhân khác nhau: bệnh bẩm sinh, quá tải cơ thể khi chạy trốn trong thời tiết nóng, sự hiện diện của cannabinoids trong máu. Nhưng kết quả của cuộc điều tra độc lập thực hiện theo yêu cầu của gia đình Traore, cho thấy anh bị ngạt thở cơ học do hậu quả của hành động quá tay của các hiến binh.
Cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên diễn ra vào ngày 2 tháng 6: khoảng 20 nghìn người đã tập trung tại tòa nhà tòa án Paris với chân dung của Floyd và Traore. Cuộc biểu tình ban đầu diễn ra trong hòa bình, nhưng kết thúc trong tình trạng bất ổn, đụng độ với cảnh sát, cướp bóc và đốt phá.
Kể từ đó các cuộc biểu tình đã không dừng lại. Thỉnh thoảng trên các mạng xã hội, xuất hiện bằng chứng việc sử dụng vũ lực một cách vô lý của cảnh sát, đưa ra những tuyên bố phân biệt chủng tộc, và những bình luận và khẩu hiệu tiêu cực chống lại các cơ quan thực thi pháp luật.
Để giảm nhẹ tình hình, chính quyền đã thỏa hiệp.
Cấm sử dụng những biện pháp gây ngạt thở
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christoph Castaner cho biết những người phân biệt chủng tộc không có quyền mặc đồng phục cảnh sát hoặc hiến binh. Bộ trưởng sẽ không cho phép sự phân biệt đối xử trong hàng ngũ những người bảo vệ luật pháp và trật tự, mọi trường hợp như vậy đều bị loại bỏ khỏi lực lượng, điều tra và trừng phạt.
Castaner cũng cho biết, hiện giờ với sự giúp đỡ của các tổ chức công cộng, một điều tra chuyên sâu về hệ thống thực thi pháp luật đang được tiến hành và sẽ sớm công bố kết quả. Cảnh sát và hiến binh bị cấm thực hiện các hành động có khả năng đe dọa đến tính mạng con người: không siết cổ, gây áp lực lên cổ hoặc sau gáy.
Castaner có sẵn sàng quỳ xuống dưới danh nghĩa chống bạo lực? Vâng, tôi sẵn sàng, ông trả lời, nếu cử chỉ tượng trưng này giúp chiến thắng sự phân biệt chủng tộc.
Tổng thống Pháp không đứng ngoài cuộc: Emmanuel Macron gọi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là căn bệnh của toàn xã hội và kêu gọi tăng cường cuộc chiến chống phân biệt đối xử. Người đứng đầu nhà nước Pháp ủng hộ quyết định thay đổi phương thức bắt giữ trong các cuộc biểu tình lớn.
Phản ứng của cảnh sát
Các tuyên bố làm cho cảnh sát giao động. Đại diện giới thực thi pháp luật đã tổ chức phản đối ở một số thành phố.
"Từ năm 2015, chúng tôi đã trải qua rất nhiều sự kiện: tấn công khủng bố, hành động chống lại biểu tình cải cách lao động, phong trào mặc áo vàng, coronavirus - nhiều tháng không có ngày nghỉ và thời gian với gia đình. Chúng tôi đã hy vọng khôi phục được mối liên hệ với cộng đồng. Sau các cuộc khủng bố, chúng tôi bị chỉ trích, và bây giờ được trộn lẫn với bùn bẩn. Đất nước đã phát điên", - Laurent Martin de Fremont - đại diện công đoàn cảnh sát Nice, nói.
Theo ông, cảnh sát đã liên tục bị kiểm soát, đây là đặc thù của nghề nghiệp. Mọi hành vi sai trái phải qua điều tra.
"Một số tuyên bố thực sự không thể chấp nhận được. Nhưng nếu bạn liên tục bị xúc phạm, ném đá và bị bắn ở một số nơi, chắc chắn bạn sẽ kêu ca nhiều", - de Fremont nói thêm.
Ông không đồng ý với việc cấm chẹt cổ khi bắt giữ: đôi khi đây là cách duy nhất để kiềm chế một tên tội phạm hung hăng, đặc biệt là trong không gian kín.
"Chúng tôi không hiểu tại sao chính phủ lại đáp ứng một cách vội vã trước cuộc biểu tình của 23 nghìn người, mặc dù đánh giá qua các cuộc thăm dò ý kiến, 80% dân số ủng hộ cảnh sát, Karin Zhuglya từ Nice nói. Nhiều người chỉ trích không tính đến cuộc sống hàng ngày của chúng tôi, cư dân thành phố bị thiệt hại do bọn tội phạm".
"Một đại dịch kỷ luật đang chờ đợi chúng ta. Hãy ở trong nhà! Công đoàn cảnh sát Alliance nói mỉa mai, Lái xe không muốn bị vẫy dừng lại? Không được đuổi theo! Tên tội phạm không muốn bị bắt giữ? Đừng đụng vào! Chào mừng bạn đến một thế giới mà cảnh sát không thể làm việc".
Mặc cảm tội lỗi
Theo luật sư Laurent-Frank Lienard, người tham gia vào các quy trình cao cấp để bảo vệ các quan chức thực thi pháp luật, cảnh sát mất tinh thần và cảm thấy bị giới lãnh đạo phản bội. Thay vì được hỗ trợ lại nhận được sự nghi ngờ.
"Chúng tôi đang trôi nổi trong cơn lũ tâm thần hàng loạt đã siết chặt các mạng xã hội và phương tiện truyền thông", - Lienar nói.
Theo ông, các cuộc kiểm tra có hệ thống và mối đe dọa cách chức do bộ trưởng hứa hẹn là vô lý, không thực tế. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: làm thế nào để thực hiện điều này, ai sẽ đưa ra quyết định, bằng chứng nào là cần thiết. Hay chỉ một đơn tố cáo là đủ? "Về cơ bản, nó làm suy yếu nguyên tắc cơ bản của sự suy đoán vô tội và thay thế bằng giả định tội lỗi".
Luật sư gọi lệnh cấm gây ngạt khi bắt giữ là "ngu ngốc": Kỹ thuật này rất có ích khi bắt những tên tội phạm nguy hiểm, vì ở Pháp, không giống như Hoa Kỳ, việc sử dụng súng điện gây choáng không được áp dụng.
Cáo buộc cảnh sát phân biệt chủng tộc là không phù hợp ở đây, Lienar nói thêm. Hệ thống thực thi pháp luật, như toàn xã hội Pháp, từ lâu đã trở nên đa văn hóa và đa chủng tộc.
Xin lỗi hay không
Các chính trị gia phản ứng khác nhau lên tiếng chống lại sự phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát. Chủ tịch Đảng "Nước Pháp không bị chinh phục", Jean-Luc Melanshon, đã quỳ xuống tại một cuộc mít tinh ở Paris trong chín phút để đoàn kết với phong trào "Black Lives Matter".
Melanshon nói: "Một làn sóng phản đối đang gia tăng ở nước này chống lại sự lây nhiễm khủng khiếp của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Do đó cần phải thoát khỏi một tổ chức nhà nước quan trọng như cảnh sát".
Phản ứng ngược lại được chính quyền cánh hũu thể hiện. Phó Chủ tịch Đảng Cộng hòa Virginie Duby-Muller lên án lập trường hòa giải của chính phủ và yêu cầu không được đổ lỗi cho cảnh sát không về sự phân biệt đối xử. Theo bà, dưới ảnh hưởng của cảm xúc nhất thời, chính quyền quên đi trách nhiệm trực tiếp của họ.
Cựu thành viên Quốc hội Marion Marechall, cháu gái lãnh đạo Đảng «Thống nhất Quốc gia» Marine Le Pen, tuyên bố: "Tôi không cần phải xin lỗi do tôi là người da trắng, do tôi là người Pháp, <...>, không cần xin lỗi ai do cái chết của người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kỳ, do cái chết tình cờ của Adama Traore trong thời gian bị giam giữ, mà cần phải được nhắc lại, liên quan không phải với màu da, mà là các hành vi tội phạm của anh ta".
Marechal nhấn mạnh cô chưa bao giờ đàn áp, làm thực dân hay bắt ai làm nô lệ - nhưng ngay cả những người chống đối cũng chưa bao giờ là nô lệ. Cô lên án chính sách của chính quyền, theo sau các phong trào cánh tả và chống phân biệt chủng tộc, tuyên bố sẽ không bao giờ quỳ xuống, như người đứng đầu bộ Nội vụ đã hứa hẹn.