Từ giờ trở đi, vì lo sợ những cáo buộc liên quan đến thái độ phân biệt chủng tộc, lực lượng an ninh buộc phải “nhắm mắt làm ngơ” trước tình cảnh bạo loạn và phạm pháp ở một số khu vực nhất định trên toàn nước Pháp. Hơn nữa, nếu thảm kịch xảy ra trong thời gian tới, lực lượng cảnh sát và cơ quan chức năng bảo vệ trật tự công cộng sẽ lại bị chỉ trích, buộc tội vì không hành động gì, ấn phẩm Le Figaro chỉ trích.
"Cuối cùng, khi mọi sự ngu xuẩn lắng xuống, khi tất cả chúng ta bình tĩnh trở lại, mỗi người sẽ có thể đánh giá tổng quan về “cuộc chính biến phi thường” mà chúng ta đã thấy thời gian qua", - nhà báo Vincent Tremolet de Villers, Phó Tổng biên tập Le Figaro nêu quan điểm trong bài xã luận gần đây.
"Cần tự chủ bản thân"
“Chủ nghĩa duy vật chiến tranh mơ hồ” trong mỗi chương trình nghị sự chính trị kết hợp với những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trên khắp thế giới, người tuẫn tử vì đạo da màu, gã lực điền Adama Traore trở thành biểu tượng về “sự độc đoán, chuyên quyền của cảnh sát” và “thói kích động, nhân danh cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc", “trạng thái gây sốc trong làn sóng nạn phân biệt chủng tộc bùng nổ” từ phía chính phủ.
Theo nhà báo, chính những cảnh sát Pháp bình thường nhất, lại trở thành nạn nhân hứng chịu biết bao lời chỉ trích như "những kẻ khốn nạn và cực kỳ phân biệt chủng tộc". Chính cảnh sát phải trả giá cho tình trạng bạo loạn này.
Hàng loạt chiến sĩ thiệt mạng trong các vụ tấn công - bao gồm cả trong tòa nhà trụ sở cơ quan an ninh đều đã bị lãng quên. Những vụ ném đá vào xe cảnh sát, hashtag “giết chết đám lợn (ám chỉ cảnh sát), kêu gọi thủ tiêu cảnh sát như “đám gà chọi”, côn đồ, phong trào bạo loạn của nhóm gile vàng và thiêu đốt đồng phục lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình. Không một ai nhớ đến những thảm kịch ấy…
"Từ giờ trở đi, cảnh sát Pháp đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự chủ bản thân, vì cơ quan nhà nước sẽ giám sát họ. Còn tội phạm thì vô tư gây họa rồi “rửa tay gác kiếm", - tác giả lưu ý.
"Các cơ quan thực thi pháp luật bị dồn ép giữa những người muốn tìm đến cái chết mang tính biểu tượng hay thực sự quyên sinh, quyết tử vì đạo và cả những kẻ chỉ biết cách gây áp lực kích động hy sinh. Còn giới lãnh đạo cơ quan an ninh lại là những người không muốn thấy bất cứ sự mơ hồ nào. Điều này đối với cảnh sát Pháp là tình huống tận cùng của sự khốn khổ, không thể chịu đựng nổi", - tác giả phân tích.
Những người dù là khiêm tốn nhất giờ cũng được cảnh báo rằng họ sẽ buộc phải tuân theo "luật rừng, luật của các băng đảng". Ở một số khu vực, lực lượng an ninh nhận được hướng dẫn rõ ràng rằng "Chúng ta không can thiệp, chỉ cần giương mắt nhìn và im lặng, thế thôi!”.
"Một vài tuần nữa, một hoặc nhiều thảm kịch chắc chắn sẽ xảy ra. Và những người mang “tâm hồn cao thượng” sẽ lại kêu lên như khi vẫy gọi người hầu: "Cảnh sát đâu? Họ đang làm cái quái gì thế?" Vincent Tremolet de Villers tiên đoán.