Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Covid-19 Như Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long đã thông báo trước trong cuộc họp Thường trực Chính phủ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chiều nay, 29/7, Việt Nam ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc coronavirus mới tại Hà Nội, TP.HCM và Đắk Lắk.
Sputnik

Lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng lên tiếng khẳng định ca tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng không nhiễm Covid-19. Cụ thể, bệnh nhân N.V.Y. (85 tuổi, cha đẻ của bệnh nhân mắc coronavirus số 418 của Việt Nam) được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc - Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán suy thận, đái tháo đường, viêm phổi đã tử vong ngày 29/7.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm nhấn mạnh tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan vào trong quân đội, đồng thời siết chặt cửa khẩu biên giới, trên biển, đường mòn lối mở sau hàng loạt vụ đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Chuyến bay đặc biệt VN06 đã đưa 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước an toàn.

Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo đã ghi nhận thêm  ca mắc Covid-19 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đắk Lắk. Số ca mắc hiện tại ở Việt Nam là 450 ca.

Tái bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam: Vỡ trận sẽ không kịp trở tay

Ca bệnh 447 là nam, 23 tuổi, địa chỉ ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bệnh nhân đi du lịch tại Đà Nẵng từ 12-15/7/2020.

Ngày 23/7/2020, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, mệt. từ ngày 25-28/7, bệnh nhân tự cách ly tại nhà.

Ngày 28/7/2020, bệnh nhân đến khám và được lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ngày 29/7/2020, cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ca bệnh 448 là bệnh nhân nữ, 21 tuổi, địa chỉ ở xã Ea Tiêu, Huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Từ ngày 22/6-17/7/2020, bệnh nhân thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Ngày 20/7/2020 bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau họng. Ngày 27/7/2020, bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Ngày 28/7/2020, bệnh nhân được lấy mẫu, ngày 29/7/2020 cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ca bệnh 449 (BN 449): Bệnh nhân nam, 57 tuổi, quốc tịch Mỹ, địa chỉ ở phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Ngày 26/6/2020, bệnh nhân nhập viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng do ho, sốt, khó thở, đau mình.

Từ 6-20/7/2020, bệnh nhân chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 20/7/2020, bệnh nhân chuyển điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh.

Từ 21-2147/7/2020, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Quốc tế City TP. Hồ Chí Minh.

Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới?

Ca mắc coronavirus số 450 của Việt Nam là người phụ nữ 46 tuổi, chăm sóc cho bệnh nhân 449. Về ca bệnh này, Bộ Y tế cho hay, ngày 26/7, bệnh nhân có triệu chứng sổ mũi, mỏi cơ, mệt mỏi.

HCDC tiến hành lấy mẫu xét nghiệm của hai bệnh nhân 449 và 450 gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, ngày 28/7 đã khẳng định dương tính với coronavirus.

Cũng trong chiều nay, báo cáo của Tiểu Ban Điều trị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho hay, đến thời điểm này, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 369/450 ca nhiễm, chiếm 82% tổng số người bệnh.

Tính đến chiều 29/7, trong số các ca mắc nCoV đang điều trị, có 12 bệnh nhân đã âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2. Còn 69 bệnh nhân dương tính với coronavirus.

Cụ ông tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Cũng trong ngày 29/7, lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng đã có thông tin cụ thể về trường hợp cụ ông 85 tuổi tử vong ở Bệnh viện Đà Nẵng.

Phải tìm ra nguồn lây Covid-19 ở Đà Nẵng, người dân không nên hoang mang

Theo đó, bà Ngô Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế thành phố xác nhận, bệnh nhân N.V.Y (cha của nam bệnh nhân nhiễm coronavirus số 418 của Việt Nam) vừa qua đời.

Tuy nhiên, đây là trường hợp tử vong không liên quan đến Covid-19. Cụ thể, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho hay, ông Y. có tiểu sử suy thận và đái tháo đường.

Theo Sở Y tế, ngày 5/7, bệnh nhân N.V.Y. điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc - Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán suy thận, đái tháo đường, viêm phổi. Kể từ khi nhập viện, ông Y. được bệnh nhân 418 thăm nom và chăm sóc.

Sau khi bệnh nhân 418 được xác định dương tính với SARS-CoV-2, các bác sĩ lấy mẫu bệnh nhân Y. xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.

Kết quả xét nghiệm của ông N.V.Y khẳng định, người đàn ông này âm tính với SARS-CoV-2.

Về nguyên nhân tử vong, bà Ngô Kim Yến cho hay, theo chẩn đoán của các bác sĩ, Y. qua đời là do viêm phổi, nhiễm trùng huyết trên nền bệnh COPD mạn tính, viêm cơ tim, thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, suy thận.

Về ca mắc Covid-19 số 418 (nam bệnh nhân 61 tuổi) cũng có tiền sử mắc nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, gặp biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp.

Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?

Trước đó, như đã thông tin, ngày 18/7, người thân đưa nam bệnh nhân này đến Bệnh viện Đa khoa quận Hải Châu cấp cứu trong tình trạng sức khỏe yếu. Đến chiều 24/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và kết quả cho thấy người này dương tính với coronavirus.

Ban đầu, nhân viên y tế xem xét khả năng đặt ECMO cho trường hợp này. Tuy nhiên, do các chỉ số hô hấp, oxy máu, kết quả xét nghiệm, đánh giá cơ học dần ổn định nên chưa phải can thiệp ECMO.

Ngày 28/7, bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân 418 đã hết sốt, nhiều chỉ số chức năng hoạt động của cơ thể được cải thiện. Các chuyên gia y tế hiện vẫn đang theo dõi chặt chẽ trường hợp của bệnh nhân này.

Việt Nam đưa hơn 200 công dân từ Guinea Xích đạo về nước an toàn

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong hai ngày 28 và 29/7, các cơ quan chức năng của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Angola (kiêm nhiệm Guinea Xích đạo) và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng Guinea Xích đạo đưa 219 công dân Việt Nam đang làm việc tại quốc gia này về nước.

120 lao động Việt Nam nhiễm coronavirus từ Guinea Xích Đạo sắp về nước

Sau khi chuyến bay VN06 hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 15h10 thì đến 16h45, đoàn xe chở các công dân đã về đến khu cách ly. Được biết, máy bay hạ cánh muộn hơn 4h so với dự kiến do một số chuyến xe chở công dân đến sân bay Bata chậm hơn, thời gian xin phép cất cánh cũng dài hơn dự định.

Thời gian qua, trong bối cảnh nhiều công dân, lao động, chuyên gia Việt Nam được nhà chức trách Guinea Xích đạo thông báo khẳng định dương tính với virus corona, nhằm đảm bảo an toàn y tế ở mức cao nhất và hạn chế lây nhiễm chéo, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thực hiện chuyến bay “đặc biệt” theo kế hoạch chi tiết, cụ thể.

Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Theo đó, đoàn công tác đặc biệt gồm 4 nhân viên y tế, hai bác sĩ, hai điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã mang theo nhiều máy móc, trang thiết bị, thuốc và phương tiện cấp cứu, áp dụng những biện pháp cách ly và chăm sóc đặc biệt trên chuyến bay. Tất cả đều tuân theo quy trình nghiêm ngặt các biện pháp về an ninh, an toàn, phòng chống nhiễm Covid-19.

Đồng thời, trong quá trình bay, những công dân có sức khỏe yếu đều được chăm sóc hỗ trợ y tế.

Chuẩn bị đưa các công dân Việt Nam tại Guinea Xích Đạo về nước

Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, toàn bộ người trên chuyến bay được đưa về khu cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất (khoa phòng, giường bệnh, máy thở, trang thiết bị y tế, thuốc men) và đội ngũ nhân viên y tế để tiếp nhận, điều trị và phòng chống lây nhiễm cho các công dân Việt Nam trở về từ Guinea Xích đạo. Tất cả bệnh nhân đang điều trị tại đây đã được chuyển sang các cơ sở y tế khác.

Trước mắt dự kiến có khoảng 250 y bác sĩ được điều động đến chăm sóc và điều trị tại cơ sở 2 này. Đây cũng sẽ là khu vực “cấm trại” như thời điểm tâm dịch hồi tháng 2 và tháng 4 vừa qua. Đáng chú ý, trong số 4 y bác sĩ phụ trách đón đoàn công dân này có một người từng là bệnh nhân được điều trị khỏi coronavirus.

Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Thông tin từ phía Vietnam Airlines cho hay, tham gia chuyến bay này có 5 phi công và 8 tiếp viên nam, 3 nhân viên kỹ thuật là thành viên tổ bay bằng máy bay thân rộng Airbus A350 khởi hành từ Nội Bài lúc 7h30 ngày 28/7 đi Guinea Xích đạo.

Được biết, trong 5 phi công, có 3 cơ trưởng và 2 cơ phó. Riêng cơ trưởng Phạm Đình Hưng, 49 tuổi, là phó đội trưởng đội bay Airbus A350 của Vietnam Airlines. Phi công này cũng từng thực hiện chuyến bay giải cứu công dân ở Lybia năm 2011. Ngoài ra, trong chuyến bay cũng có cơ trưởng Tôn Dương Tuấn, 35 tuổi, và cơ phó Ngô Trung Đức, 27 tuổi, đều là người từng thực hiện các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam từ Đức, Pháp về nước trong thời gian qua.

Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?

Với 8 tiếp viên nam trên chuyến bay, có 7 người từng tham gia các chuyến bay giải cứu công dân từ Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, Ukraina, Mỹ, Canada, Thái Lan trong thời gian qua.

TS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, sức khỏe của 219 công dân đều ổn định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đưa các bệnh nhân này về đến Bệnh viện, toàn bộ tổ phi hành đoàn và 4 cán bộ y tế của bệnh viện sẽ thực hiện cách ly 14 ngày.

Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới sau loạt vụ đưa người nhập cảnh trái phép

Cũng trong ngày 29/7, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức cuộc họp đột xuất nhằm yêu cầu xử lý công khai, nghiêm khắc các vụ xuất, nhập cảnh trái phép. Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc họp.

Việt Nam xuất hiện chủng Covid-19 mới, Đà Nẵng giãn cách xã hội ít nhất 14 ngày

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ Tư lệnh Biên phòng khẳng định, thời gian qua đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới.

“Trên toàn tuyến đã duy trì trên 1.600 tổ, chốt, trong đó có 350 tổ, chốt lưu động. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, lực lượng biên phòng đã xử lý hơn 15.000 người nhập cảnh trái phép và bàn giao cho các địa phương cách ly theo quy định”, báo cáo của lực lượng Biên phòng cho hay.

Trên biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cũng tổ chức, duy trì các đội tuần tra, trinh sát, kiểm soát hoạt động xuất, nhập cảnh trên biên giới biển. Đến nay chưa phát hiện trường hợp nào nhập cảnh trái phép.

Trong bối cảnh diễn biến mới dịch coronavirus bùng phát trở lại ở Đà Nẵng, cơ quan chức năng phát hiện nhiều người nước ngoài nhập cảnh trái phép, Thứ trưởng Lê Chiêm yêu cầu các đơn vị quân đội bám sát, quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng cũng như Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhắc lại tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”, đồng thời yêu cầu nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan vào trong quân đội.

Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Thượng tướng Lê Chiêm yêu cầu Bộ Tư lệnh Biên phòng nghiên cứu, sắp xếp, bố trí hợp lý hơn các tổ, chốt cố định và lưu động.

“Tăng cường hơn nữa việc tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới. Chốt chặn triệt để các đường mòn, lối mở; ngăn chặn kịp thời các trường hợp vượt biên, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam”, Tướng Lê Chiêm nêu rõ.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, kiên quyết xử lý nghiêm và đưa ra xét xử công khai các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch, nhất là hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép.

Thảo luận