Dịch Covid-19 Việt Nam phức tạp hơn trước: Có cách ly Hà Nội, TP.HCM?

Liên quan đợt bùng phát đại dịch coronavirus mới tại Đà Nẵng, Bộ Y tế ngày 30/7 đã ghi nhận thêm 9 ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội và Đà Nẵng. Việt Nam có 459 người nhiễm SARS-CoV-2.
Sputnik

Sáng 30/7, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố quyết định cách ly xã hội tại thành phố Hội An từ 0h sáng mai (31/7) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Sau khi võ sư người Mỹ (bệnh nhân số 449) và vợ được xác định nhiễm coronavirus, Bệnh viện Hoàn Mỹ quyết định dừng đón bệnh nhân và thực hiện lệnh phong tỏa.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng, các tỉnh lân cận và Hà Nội, TP.HCM, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dịch SARS-CoV-2 hiện nay đúng là phức tạp hơn trước, nhưng chưa đặt vấn đề cách ly ngay với Hà Nội, TP.HCM. Không nên hoảng loạn.

Thêm 9 ca mắc coronavirus ở Việt Nam

Theo thông báo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, sáng 30/7, cả nước có thêm 9 trường hợp được xác định dương tính với chủng mới virus corona, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 459 người. Đà Nẵng được tiếp tục xác định là “ổ dịch” của cả nước.

Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới?

Tại nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, nguy cơ bùng dịch rất cao khi có hàng chục ngàn người đã từng di chuyển về từ Đà Nẵng tính từ đầu tháng 7.

Về các ca bệnh mới, Bộ Y tế thông báo cụ thể cho biết, tính từ ngày 25/7 đến nay, cả nước đã ghi nhận 43 ca mắc mới nCoV. Đáng ngại nhất chính là có sự lây nhiễm chéo trong cộng đồng, đặc biệt là tại các ổ dịch đang được khoanh vùng, phong tỏa mà vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm và các ca F0.

Theo Bộ Y tế, ca mắc Covid-19 số  451 là bệnh nhân nữ, 36 tuổi. Đây là điều dưỡng Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7/2020 bệnh nhân được lấy mẫu, kết quả ngày 29/7/2020 dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân số 452 là người đàn ông 52 tuổi. Đây là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7/2020 bệnh nhân được lấy mẫu, kết quả ngày 29/7/2020 dương tính với coronavirus.

Trường hợp mắc SARS-CoV-2 số 453 là một phụ nữ 56 tuổi. Người này cũng là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7/2020 bệnh nhân được lấy mẫu, kết quả ngày 29/7/2020 dương tính với virus corona.

Ca bệnh số 454 cũng là một trường hợp cao tuổi, bệnh nhân nữ, 65 tuổi. Bà là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7/2020 bệnh nhân được lấy mẫu, kết quả ngày 29/7/2020 dương tính với SARS-CoV-2.

Ca nhiễm coronavirus số 455 là bệnh nhân nữ, 32 tuổi. Đây là người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7/2020 bệnh nhân được lấy mẫu, kết quả ngày 29/7/2020 dương tính với nCoV.

Ca mắc Covid-19 số 456 là nữ bệnh nhân 57 tuổi, ở đường Hải Phòng, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ngày 28/7/2020 bệnh nhân được lấy mẫu, kết quả ngày 29/7/2020 dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp nhiễm nCoV số 457 là bệnh nhân nam, 70 tuổi, ở Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ngày 28/7/2020 bệnh nhân được lấy mẫu, kết quả ngày 29/7/2020 dương tính với coronavirus.

Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Bệnh nhân số 458 là nữ, 38 tuổi, ở Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng. Ngày 28/7/2020 bệnh nhân được lấy mẫu, kết quả ngày 29/7/2020 dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp mắc Covid-19 số 459 là bệnh nhân nam, 76 tuổi, ở Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội. Bệnh nhân đi Đà Nẵng khoảng 3 tuần nay. Ngày 21/7/2020, bệnh nhân đến khám, xét nghiệm tại Bệnh viện C Đà Nẵng do tim nhịp nhanh.

Đến ngày 25/7/2020, bệnh nhân ra Hà Nội. Ngày 29/7/2020, bệnh nhân được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu giám sát chủ động những người liên quan đến các khu vực nguy cơ tại Đà Nẵng và có kết quả dương tính với nCoV.

Hiện Việt Nam đang cách ly một số lượng rất lớn các trường hợp tiếp xúc gần, nhập cảnh từ vùng dịch tễ với con số lên đến 81.546 người.

Các ca nhiễm Covid-19 diễn tiến xấu rất nhanh, Việt Nam có 6 ca bệnh nặng

Về tình hình điều trị, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong và mọi nỗ lực của ngành y tế đều dồn vào công tác phòng, chống, khoanh vùng dập dịch cũng như tập trung cứu chữa tốt nhất cho các bệnh nhân nặng, không để có trường hợp tử vong vì coronavirus.

Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8

Tiểu Ban Điều trị cho biết, hiện đã có 369/459 ca mắc virus corona của Việt Nam bình phục (chiếm 80,4% tổng số ca nhiễm).

Hiện cả nước có 6 trường hợp nặng là các bệnh nhân số 416, 418, 433, 436, 437 và 438. Đây đều là những trường hợp cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền. Trong đó hai bệnh nhân số 416 và 437 phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

Về ca bệnh số 418, tình hình sức khoẻ chưa có nhiều tiến triển dù các chỉ số thông khí, oxy vẫn đảm bảo, nhưng chỉ số nhiễm trùng tăng lên so với 2 ngày trước. Tuy nhiên bệnh nhân này vẫn chưa cần can thiệp ECMO.

TS. Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, cả 3 bệnh nhân này đều đã được lấy mẫu xét nghiêm lần 2 và vẫn cho kết quả dương tính với coronavirus.

Ngay trong đêm 28/7, Bệnh viện Đà Nẵng đã chuyển hai bệnh nhân nặng số 436 và 438 ra điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Tính đến sáng nay 30/7, trong số các bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại Việt Nam, đã phần đều có sức khỏe ổn định. Trong đó, có 12 người đã âm tính từ 1-2 lần với coronavirus. Còn 79 người đang dương tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, phát biểu tại buổi hội chẩn quốc gia nhằm tìm hướng điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân nặng chiều 29/7, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhắc lại yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, của Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và của lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc các bệnh viện cần tuyệt đối tuân thủ yêu cầu về quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh, điều trị, chống nhiễm khuẩn.

Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Theo đó, cần xác định tư tưởng, cuộc chiến phòng chống Covid-19 còn dài, phía trước còn rất nhiều thách thức nên đầu tiên là phải bảo vệ các y bác sĩ và nhân viên y tế để còn có người điều trị cho bệnh nhân.

“Do đó, các bệnh viện tuyệt đối không được chủ quan, lơ là dù chỉ một phút trong điều trị Covid-19, bởi căn bệnh này rất nguy hiểm, lơ là một chút là bệnh nhân có thể diễn biến xấu rất nhanh. Chúng ta phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nêu rõ.

Phong tỏa Bệnh viện Hoàn Mỹ, Đà Nẵng

Sáng nay 30/7, lãnh đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ, Đà Nẵng xác nhận, cơ sở y tế này chính thức dừng tiếp nhận bệnh nhân và thực hiện lệnh phong tỏa bệnh viện từ 0h ngày 29/7.

Việt Nam căng mình ứng phó với đợt bùng phát dịch Covid-19 mới

Công an phường Thạch Thang, Quận Hải Châu đang phụ trách chốt chặn, đảm bảo an ninh trật tự khu vực xung quanh bệnh viện.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng là nơi bệnh nhân số 449 nhiễm coronavirus (người đàn ông Mỹ, 57 tuổi, tạm tú ở đường Âu Cơ, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) cùng vợ từng đến khám và điều trị.

Trước đó, Bộ Y tế thông báo cho biết, ca nhiễm Covid-19 số 449 nhập viện tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng từ ngày 27/6 đến ngày 6/7 với triệu chứng viêm phổi nặng, tràn khí màng phổi. Người đàn ông này có tiền sử viêm phổi tới 10 năm.

Dịch Covid-19 Việt Nam phức tạp hơn trước: Có cách ly Hà Nội, TP.HCM?

Từ 18 giờ ngày 6.7 đến 18 giờ ngày 20.7, bệnh nhân tiếp tục khám và điều trị bệnh viêm phổi, tràn dịch màng phổi tại 5 khoa của Bệnh viện Đà Nẵng: Khoa Cấp cứu, Ngoại lồng ngực, Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Nội hô hấp và Khoa Quốc tế.

Về hành trình di chuyển, khoảng 18 giờ ngày 20/7, bệnh nhân cùng vợ thuê xe cấp cứu của Trung tâm cấp cứu 115 từ Bệnh viện Đà Nẵng vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), sau đó, chuyển Bệnh viện quốc tế City (TP.HCM).

Tại đây, các nhân viên y tế đã lấy mẫu xét nghiệm PCR phết mũi họng và cho kết quả dương tính với Covid-19.

Đáng chú ý, vợ của bệnh nhân 449 là bà N.T.T.T (46 tuổi, trú P.4, Q.6, TP.HCM), chăm sóc ông tại Bệnh viện Đà Nẵng cũng nhiễm nCoV.

Tái bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam: Vỡ trận sẽ không kịp trở tay

Cụ thể, ngày 25/7, bà T. sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ. Ngày 27/7, người phụ nữ này nhập viện Bệnh viện quốc tế City. Bà T, cũng được xét nghiệm PCR và có kết quả dương tính với Covid-19.

Được biết, bệnh nhân T. ở Đà Nẵng được 10 năm và ở cùng bệnh nhân 449 trong 3 năm. Trong vòng 3 năm qua, 2 người không rời khỏi Việt Nam.

Khi bệnh nhân 449 được xác định nhiễm Covid-19, bà T. đã theo chăm sóc trong suốt quá trình điều trị. Theo Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện 2 bệnh nhân này đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Hội An: Cách ly xã hội từ 0h ngày 31/7

Sáng nay, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố quyết định cách ly xã hội tại thành phố Hội An theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để phòng chống dịch bệnh do coronavirus.

Phải tìm ra nguồn lây Covid-19 ở Đà Nẵng, người dân không nên hoang mang

Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Nam cũng quyết định tạm dừng một số hoạt động tại thị xã Điện Bàn và huyện Đại Lộc để phòng, chống dịch.

Về công tác phòng chống dịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Lanh thông tin cho biết, hiện nay, chính quyền thành phố đã rà soát hàng trăm người tiếp xúc gần với các bệnh nhân dương tính với Covid-19 trên địa bàn đưa đi cách lý tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.

Dịch Covid-19 Việt Nam phức tạp hơn trước: Có cách ly Hà Nội, TP.HCM?

Theo ông Lanh, hiện nay, thống kê đến vài trăm F1, nếu tình huống xấu nhất diễn ra thì càng thêm phức tạp, khó khăn. Các cơ sở cách ly tập trung sức chứa hiện nay chuẩn bị được 250 người, nhưng khả năng dự báo con số này sẽ tăng lên rất nhiều.

“Thành phố đang trưng dựng các cơ sở công cộng, kể cả vận động trưng dụng những khách sạn, cơ sở lưu trú tham gia để làm khu cách ly tập trung”, vị lãnh đạo của Hội An cho biết.

Riêng đối với các khu vực đã ghi nhận ca dương tính với coronavirus như thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định tạm dừng các hoạt động thể dục thể thao, phòng tập gym, thể dục thẩm mỹ, yoga...

Các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán bia rượu, cà phê, giải khát chỉ được bán hàng mang về hoặc sử dụng dịch vụ giao hàng trực tiếp tại nhà, dừng hoạt động bãi tắm công cộng tại thị xã Điện Bàn.

Theo quyết định của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, tính từ 0h ngày 31/7/2020 đến 0h ngày 14/8/2020, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo tinh thần của Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Việt Nam xuất hiện chủng Covid-19 mới, Đà Nẵng giãn cách xã hội ít nhất 14 ngày

Theo đó, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra đường, trừ các trường hợp thật sự cần thiết, không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Đối với nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…), cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ, UBND tỉnh Quảng Nam cho phép được tiếp tục hoạt động.

“Người đứng đầu các cơ sở nêu trên phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trường hợp không bảo đảm các yêu cầu thì phải dừng hoạt động”, văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam cho biết.

Thực hiện quyết sách của lãnh đạo tỉnh, Thành phố Hội An tạm dừng các hoạt động giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, lễ hội, hội thi, hội diễn, lễ kỷ niệm, triển lãm, nghi lễ tôn giáo.

Việt Nam xuất hiện ca nghi lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng: Bộ Y tế lên tiếng

Ngoài ra, các khu, điểm du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh dừng đón khách du lịch, bãi tắm biển.

Hội An cũng cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

“Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam giao Chủ tịch UBND thành phố Hội An chỉ đạo các ngành chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không chấp hành”, văn bản nêu rõ.
Dịch Covid-19 phức tạp: Có cần cách ly Hà Nội, TP.HCM?

Liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chia sẻ nhiều thông tin và quan điểm đáng chú ý liên quan đến mức độ và các biện pháp phòng chống dịch hiện nay tại Việt Nam bên lề buổi làm việc Tổ Công tác của Thủ tướng với các bộ, ngành về Chính phủ điện tử.

Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Theo đồng chí Mai Tiến Dũng, sau khi dịch SARS-CoV-2 tái bùng phát ở Đà Nẵng, thành phố đã lập tức áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 khi phát hiện nhiều ca lây nhiễm cộng đồng.

Những địa phương vừa phát hiện ca nhiễm mới như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, trước mắt sẽ khoanh vùng nhanh chóng những nơi phát hiện người nhiễm để ngăn chặn tình trạng dịch bệnh do coronavirus lan rộng.

“Biện pháp xử lý là thực hiện theo nguyên tắc “dịch đến đâu thì quây đến đấy”. Những các khu vực khác, hoạt động mua bán, sinh hoạt diễn ra bình thường, đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch”, ông Mai Tiến Dũng cho biết.

Đối với Hà Nội và TP.HCM, theo Bộ trưởng Mai Tiế Dũng, chưa đặt vấn đề cách ly ngay vì chưa cần thiết.

“Chúng ta không nên hoảng loạn. Phải xử lý rất khôn khéo chỗ này để thực hiện mục tiêu kép. Như Hà Nội chỉ khoanh vùng những nơi có ca nhiễm, còn mọi hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.

Đồng chí Mai Tiến Dũng cũng lưu ý, tại các địa phương khác, việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phải được thực hiện nghiêm ngặt hơn.

Đồng thời, các địa phương cần theo dõi diễn biến dịch bệnh, theo dõi chặt chẽ người về từ vùng dịch. Các đối tượng có liên quan phải thực hiện khai báo y tế và thực hiện các chỉ dẫn về phòng, chống dịch bệnh. Công tác cách ly y tế đối với các đối tượng tiếp xúc hoặc trở về từ nơi có lây nhiễm dịch cộng đồng cũng phải được triển khai.

Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 hôm qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, dịch lần này lây nhiễm rộng hơn, phức tạp hơn vì quay trở lại trong lúc người dân đang chủ quan, tập trung đông đúc.

“Dịch bệnh đang gia tăng ca nhiễm ở Đà Nẵng - nơi được xác định là ổ dịch và đã xuất hiện nhiều hơn ở một số địa phương, đặc biệt là ở 2 đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội”, đồng chí Phó Thủ tướng cho biết.

Ông Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, dự báo tình hình rất cấp bách, phải rất gấp về thời gian vì đây là giai đoạn đoạn đầu tiên, nếu không dịch sẽ tiếp tục lây lan, tăng số ca nhiễm và xuất hiện ở nhiều nơi hơn.

“Lần này dịch phức tạp hơn lần trước, nguy cơ cao hơn nên không thể chủ quan. Nếu không có biện pháp quyết liệt thì hậu quả sẽ vô cùng lớn, đe dọa tính mạng người dân, hệ thống y tế sẽ quá tải”, đồng chí Trịnh Đình Dũng lưu ý.
Phải chặn được các đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Trong khi đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nêu quan điểm, dịch càng lúc càng phức tạp, nhưng không phải vì số ca nhiễm tăng cao, tốc độ lây lan nhanh mà mất bình tĩnh.

Chủ tịch UBND Hà Nội ra công điện khẩn về công tác phòng, chống dịch Covid-19
Theo đồng chí Trương Hòa Bình, nếu xử lý tốt, thì sẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Phó Thủ tướng lưu ý, phải phải quyết liệt ngăn chặn dịch theo phương châm bình tĩnh, xử lý một cách chính xác, tập trung ngăn chặn từ bên ngoài, xử lý triệt để từ bên trong cho đến khi trở lại trạng thái bình thường.

“Nếu tập trung làm thì trong một tháng có thể trở lại bình thường”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết.

Theo Phó Thủ tướng, lo ngại nhất là chưa truy nguồn được F0, do đó, theo đồng chí Trương Hòa Bình, cần làm tới đâu truy tới đó và phải làm quyết liệt.

Ngoài ra, vẫn phải cảnh giác, đề phòng, chống dịch theo tinh thần thời chiến, nếu không sẽ “trở tay không kịp”.

“Coi đây như “trận đánh thứ hai. Cần tập trung trang thiết bị y tế như máy thở, chuẩn phác đồ điều trị, ứng dụng các phương pháp thế giới điều trị thành công để điều trị Covid-19. Ngoài ra, phải tiếp tục tuyên truyền, động viên tinh thần, ý chí của nhân dân để vượt qua khó khăn này”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Bộ Y tế công bố bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca nhiễm Covid-19 thứ 416 ở Việt Nam
Phó thủ tướng yêu cầu, từ biên giới, chúng ta phải quản lý chặt chẽ, không để chỗ nào còn đường dây đưa người trái phép vượt biên vào Việt Nam như thời gian qua.

Về vấn đề này, Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề cập đến việc Bộ Công an đang điều tra, khởi tố một số đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Đại diện Bộ Quốc phòng đề nghị phải làm tốt hơn để chặt đứt đường dây này, kể cả người Việt hay người nước ngoài vì lợi nhuận mà làm việc này cũng phải truy tố.

Thảo luận