GDP Việt Nam năm nay có thể tăng trưởng âm

Theo dự báo của chuyên gia, Việt Nam năm nay có thể phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế âm trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19 đợt hai. Hiện, kinh tế Việt Nam vẫn chưa thấy đáy nhưng đây là thời điểm bắt đầu của đợt suy giảm mới, khác với đợt suy giảm đầu tiên.
Sputnik

Nhìn lại hơn 30 năm Đổi mới, tại buổi đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trên nhiều phương diện và khuyến nghị những giải pháp cụ thể để vượt bẫy thu nhập trung bình.

Kinh tế Việt Nam và Covid-19: GDP có thể tăng trưởng âm

Như Sputnik đưa tin trước đó, tại Hội thảo hôm 21/7, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II và 6 tháng đầu năm 2020 và đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam năm nay có thể tăng trưởng từ 2,2 đến 3,8%.

Việt Nam là đất nước an toàn để đầu tư

Theo VEPR triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch, không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Như vậy, tùy theo các kịch bản khác nhau về diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, giới chuyên gia nhận định Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng dương nhờ vào lực cầu nội địa.

Mặc dù vậy, các kịch bản này không tính đến trường hợp Việt Nam xuất hiện đợt dịch lần hai. Do đó, sau khi nhiều ca nhiễm và nghi nhiễm mới tại các thành phố lớn lần lượt xuất hiện, chuyên gia Nguyễn Đức Thành, cựu Viện trưởng VEPR chia sẻ với VnExpress cho biết, trong trường hợp phải phong toả các trung tâm kinh tế lớn ở Việt Nam, thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đi ngang đã là một thành công lớn.

Ông Thành cũng nêu quan điểm, trước tình hình thực tế hiện nay, VEPR sẽ có dự báo mới.

“Trước khả năng dịch tái bùng phát, kinh tế có thể phải gánh tăng trưởng âm. Tất cả nguồn để tăng trưởng của Việt Nam đã không còn nữa”, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

Việt Nam vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo: Tại sao không?
Trước đó, giới chuyên gia từng kỳ vọng GDP có thể hồi phục trong quý III khi hoạt động tiêu dùng, du lịch phát triển sau đợt dịch đầu tiên cùng với các chính sách kích cầu nội địa. Chuyên gia cho biết, hy vọng duy nhất này gần như biến mất, nhất là khi miền bắc sắp bước vào mùa thu đông khiến việc kiểm soát dịch bệnh bất lợi hơn so với thời tiết nắng nóng.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Đức Thành, mục tiêu tăng trưởng kinh tế dương hiện đã không còn thực tế nữa.

“Vấn đề làm sao để tăng trưởng âm thấp, thu hẹp tối đa khoảng cách GDP năm nay so với năm ngoái”, ông Thành nói.

Kinh tế Việt Nam bắt đầu đợt suy giảm mới, liệu có chạm đáy?

Trong khi đó, Chủ tịch Đại học kinh tế quốc dân Trần Thọ Đạt cho rằng, trong thời điểm khó khăn nhất khi thực hiện giãn cách xã hội vào quý II, GDP vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng dương (0,36%).

Thắng Covid-19, cạnh tranh FDI với Trung Quốc ư? Việt Nam đừng vội mừng

Do đó, khi Covid-19 tái bùng phát, ông hy vọng Việt Nam đã có kinh nghiệm kiểm soát dịch. Từ đó, tác động đến kinh tế sẽ không mạnh như quý II.

Ông Đạt cho biết, chưa bao giờ việc dự báo kinh tế 6 tháng cuối năm khó khăn như hiện nay khi kinh tế phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố bất định.

Về phần mình, chuyên gia Nguyễn Đức Thành cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn chưa thấy đáy. Đây là thời điểm bắt đầu của đợt suy giảm mới – khác với đợt suy giảm đầu tiên.

“Sau đợt đầu tiên người ta vẫn có lương khô, người ta chưa bị đói. Nhưng tới lúc này, doanh nghiệp đang đói mà chịu thêm khó khăn, sức chống chọi rất yếu ớt”, ông Thành chia sẻ.

Trong bối cảnh hiện nay, khả năng chống chọi của doanh nghiệp đang rất thấp. Nếu phải đối mặt với đợt bùng phát dịch lần hai, số doanh nghiệp giải thể sẽ tăng lên trong nửa cuối năm.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực và đúng lúc cho doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường chính sách công và quản lý Fulbright cho hay, ở những nền kinh tế thị trường nhiều phản biện, nhiều tranh cãi, chính sách họ ban hành trong thời khủng hoảng lại rất nhanh và đồng thuận cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam chính sách đưa ra lại rất khó quyết.

Cú sốc Covid-19: Chờ đợi gì ở kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020?

Việt Nam cũng là một trong các nước có gói hỗ trợ tính trên quy mô GDP nhỏ nhất. Theo ông Thành, các gói hỗ trợ lớn nhất lại đặt gánh nặng lên các ngân hàng, trong khi chính ngân hàng cũng sợ rủi ro nợ xấu.

Do đó, chuyên gia nhận định, Chính phủ cần tính đến các gói tài khoá khác thực tế hơn ngoài việc hoãn, giãn thuế phải nộp vốn được đánh giá là không có nhiều ý nghĩa. Nhiếu chuyên gia cũng thống nhất rằng, chính sách thời dịch phải nhanh và quyết luyệt, đảm bảo hỗ trợ tính thanh khoản cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kinh tế thị trường ở Việt Nam: Đã đến lúc quan tâm chỉ số về tự do kinh tế

Một vấn đề khác liên quan đến kinh tế Việt Nam được các chuyên gia và dư luận quan tâm đó là nhìn lại hơn 30 năm, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các công ty chạy khỏi Trung Quốc: Liệu Việt Nam có chiến thắng cuộc đua đón “đại bàng”?

Chia sẻ về vấn đề này, tại buổi đối thoại về thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam hôm 29/7, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) - GS.TS. Trần Thọ Đạt cho biết, hiện nay trên thế giới có hai bộ chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường.

Thứ nhất là Index of Economic Freedom do Quỹ di sản (The Heritage Foundation) và Tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal) của Mỹ xây dựng từ năm 1995. Thứ hai là Economic Freedom of the World do Viện Fraser Institute (Canada) xây dựng.

Theo GS. Đạt phân tích, đã đến thời điểm Việt Nam phải quan tâm đến các chỉ số về tự do kinh tế như là thước đo cho sự phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam sắp vượt qua ngưỡng phát triển trung bình thấp.

Theo thông lệ, mối quan hệ giữa tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế sẽ ngày càng chặt chẽ hơn khi nền kinh tế phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa mức độ tự do kinh tế, mức độ của kinh tế thị trường với sự thịnh vượng của quốc gia.

“Điều này có hàm ý rất rõ với Việt Nam hiện nay do nền kinh tế của Việt Nam sắp vượt qua ngưỡng phát triển trung bình thấp. Vì thế, đã đến lúc Việt Nam phải quan tâm đến các chỉ số về tự do kinh tế như là thước đo cho sự phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam”, Phó hiệu trưởng NEU - TS. Bùi Đức Thọ cho hay.

Trao đổi về chủ đề tự do kinh tế và khả năng vượt bẫy thu nhập trung bình của các nước đang phát triển, TS.Fred McMahon (Fraser Institute- Canada) cho rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, tự do thương mại toàn cầu, các nền kinh tế tự do và tự do kinh tế đã mang cho loài người những lợi ích hết sức lớn lao.

“Những quốc gia thịnh vượng nhất cũng là những quốc gia có tự do kinh tế cao nhất”, TS. Fred McMahon khẳng định.

TS. Fred McMahon cho rằng, tự do kinh tế góp phần mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân, mang lại những đặc quyền kinh tế và Việt Nam đã nhận rõ điều này.

Báo động: Gần 1/3 dân số Việt Nam thất nghiệp, giảm thu nhập vì Covid-19

Ở những nước có tự do kinh tế cao, tuổi thọ người dân cao hơn, thu nhập trung bình hơn 36.000 USD, tỷ lệ người dân sống điều kiện cực nghèo rất thấp (chỉ chiếm 1,8% dân số). Trong khi ở các nước có tự do kinh tế thấp, có tới 40,5% dân số cực nghèo và có hơn 27% dân số tương đối nghèo với thu nhập bình quân chỉ ở mức 6.100 USD.

“Việt Nam đã có thành tích tăng trưởng đáng nể nhưng cần lưu ý, khi các quốc gia ngày càng giàu, tốc độ tăng trưởng đã chậm dần và nhiều quốc gia đã từng có thành tích tăng trưởng cao như Việt Nam nhưng đã tàn phai bởi vì những quốc gia này thất bại trong việc cải thiện tự do kinh tế”, TS. Fred McMahon cho hay.
Việt Nam đang ở đâu trên con đường chuyển sang kinh tế thị trường?

Về phần mình, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, sau hơn 30 năm đổi mới, con đường chuyển sang kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn chưa hoàn tất, vẫn còn dang dở.

Kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng nhất châu Á?

Trong đó, hiện điều phối hành chính vẫn chiếm ưu thế; kém “nhạy cảm” với giá cả; “mặc cả” kế hoạch, chạy theo số lượng, nền kinh tế thiếu hụt thị trường của người bán; thiếu hụt lao động…

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, khi đánh giá về mức độ tự do hóa và kinh tế thị trường, cần đánh giá cả trên yếu tố mức độ phát triển thị trường của nền kinh tế và cả hiệu lực chính phủ. Nếu hai chỉ tiêu này đều tốt thì nền kinh tế thị trường của chúng ta được coi là nền kinh tế thị trường tốt.

“Nhưng đáng tiếc rằng, cả vai trò Nhà nước, cả vai trò thị trường đều rất kém. Cả hai chỉ số hiệu lực của Chính phủ và mức độ phát triển thị trường của chúng ta nằm ở top dưới”, chuyên gia Nguyễn Đình Cung nêu rõ.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, kinh tế tư nhân mới đóng góp 10% GDP thì chưa thể nói là có kinh tế thị trường đầy đủ.

“Việt Nam đã xác định xây dựng kinh tế thị trường từ lâu, văn bản, nghị quyết về xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam rất nhiều, lời hay ý đẹp không thiếu. Nhưng khoảng cách từ miệng (chủ trương, chính sách, chỉ đạo) đến tay (khâu thực hiện) còn xa”, vị chuyên gia kinh tế nêu quan điểm.

Theo nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, chúng ta đã thoát nghèo trở thành nước thu nhập trung bình. Khát vọng của chúng ta là đến khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước, chúng ta đã là nước thu nhập trung bình cao. Nhưng nếu không có làn sóng cải cách đổi mới thứ hai, chúng ta vẫn sẽ chỉ ở mức thu nhập trung bình thấp hiện nay.

Còn chuyên gia Nguyễn Đình Cung thì cho biết, nền kinh tế thị trường không giải quyết được tất cả vấn đề, nhưng nếu không có kinh tế thị trường thì chúng ta thất bại. Phải tìm được khâu đột phá vì không có khâu đột phá thì chúng ta cứ mãi loay hoay.

Mặc Covid-19, căng thẳng Biển Đông, thương chiến, Việt Nam vẫn là quốc gia sáng giá

Do đó, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, đổi mới kinh tế trong giai đoạn đến năm 2030 là việc tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ theo các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận, trong đó, trọng tâm là việc thay đổi vai trò, chức năng của thị trường và quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Ngoài ra, cần giải pháp giúp thị trường hoạt động đầy đủ, không méo mó, không sai lệch.

TS. Lê Đăng Doanh kiến nghị Việt Nam phải tiếp tục cải cách quản lý, thay đổi tư duy. Thay đổi trước hết đó là phải tăng tính minh bạch, ra quyết định, giải trình, trách nhiệm.

Thảo luận