Việt Nam mua vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga?

Ngày 14/8, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam có đề cập vấn đề đăng ký mua vaccin Covid-19 (Sputnik V) của Nga.
Sputnik

Theo thông tin ban đầu mà các phương tiện truyền thông đăng tải, Việt Nam có thể đặt mua khoảng 50-150 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga. Cùng với đó, Bộ Y tế Việt Nam hiện cũng đang chuẩn bị gửi 2 lô vắc-xin của Công ty vaccine và sinh phẩm Nha Trang, Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 sang Mỹ để thử nghiệm.

Hôm nay, 14/8, về vấn đề Bộ Y tế Việt Nam có kế hoạch đăng ký mua vắc-xin COVID-19 của Nga, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam vừa đồng ý với đề xuất đặt mua vắc-xin Covid-19 của Nga.

Chuyên gia nghiên cứu vắc-xin ở Việt Nam nêu quan điểm về sinh phẩm ngừa coronavirus – vắc-xin COVID-19 (Sputnik V) mới vừa được Nga công bố cũng như khả năng Bộ Y tế Việt Nam xem xét mua/nhập khẩu vắc-xin của Nga về Việt Nam phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 trong nước.

Sáng nay, Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca mắc coronavirus mới, nâng tổng số ca nhiễm nCoV của cả nước lên thành 911 người, trong đó, có 21 ca Covid-19 đã tử vong.

Việt Nam đã đăng ký mua vaccine Covid-19 của Nga?

Theo thông tin từ cuộc họp sáng 14/8 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đại diện Bộ Y tế Việt Nam xác nhận đã đăng ký mua lô vắc-xin Sputnik V của Nga.

Cụ thể theo thông tin đăng tải trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) Việt Nam đã đặt mua vắc-xin ngừa Covid-19 do Nga sản xuất.

Tuổi Trẻ cũng dẫn lời quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Việt Nam có đặt mua lô vắc-xin chống Covid-19 của Nga. Đồng thời, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cũng đã có văn bản gửi Chính phủ Việt Nam, sẽ tài trợ một số máy móc, sinh phẩm, thiết bị phòng chống Covid-19, bao gồm cả vắc-xin Sputnik V.

Vắc-xin Covid-19 của Việt Nam đã phát triển đến đâu?
Ngay sau khi tiếp nhận văn bản trên, đại diện Việt Nam và Nga đã trao đổi về số lượng vắc xin Việt Nam có thể đặt dao động trong khoảng 50-150 triệu liều, trong đó có một phần là phía Nga tặng, một phần là phía Việt Nam trả tiền.

Về thời điểm tiếp nhận và mua/bán vắc-xin Sputnik V hiện vẫn chưa rõ ràng, do còn tiếp tục nhiều thủ tục.

Liên quan đến thông tin Việt Nam đăng ký mua vắc-xin chống Covid-19 của Nga, phóng viên Sputnik Việt Nam tại Hà Nội đã liên hệ với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế để tìm hiểu, tuy nhiên, đại diện cơ quan này cho biết, hiện vẫn chưa khẳng định thông tin về việc mua vắc-xin chống coronavirus từ Nga.

Việt Nam thêm 6 ca nhiễm coronavirus mới

Sáng ngày 14/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 thông tin cho biết đã ghi nhận 6 ca mắc mới Covid-19, trong đó 3 ca ghi nhận tại Quảng Nam, 3 ca tại Hải Dương. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 911 bệnh nhân.

Việt Nam kêu gọi hiến huyết tương, cử bác sĩ giỏi nhất vào điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Bệnh nhân 906: Nữ, 72 tuổi, địa chỉ thường trú tại Thanh Hà, Hải Dương. Bệnh nhân 907: Nam, 17 tuổi, địa chỉ thường trú tại Thanh Hà, Hải Dương.

Bệnh nhân 908: Nữ, 59 tuổi, địa chỉ thường trú Quỳnh Phụ - Thái Bình. Cả 3 bệnh nhân (906, 907, 908) làm việc cùng địa chỉ tại thành phố Hải Dương, có tiếp xúc với ca bệnh 867.

Bệnh nhân 909: Nữ, 38 tuổi, Duy Xuyên - Quảng Nam, con của bệnh nhân số 722 Bệnh nhân 910: Nam, 6 tuổi, Duy Xuyên - Quảng Nam, cháu của ca bệnh số 722. Bệnh nhân 911: Nam, 79 tuổi, Duy Xuyên - Quảng Nam, chồng của bệnh nhân 722

Tính đến 6h ngày 14/8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 911 ca mắc coronavirus trong đó 327 ca nhiễm được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 444 ca. Từ 18h ngày 13/8 đến 6h ngày 14/8, đã ghi nhận 6 ca mắc mới.

Việt Nam mua vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga?

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 172.093 người, trong đó có  5.222 người cách ly tại bệnh viện, 141.072 người cách ly tại nơi lưu trú và 25.799 người cách ly tại cơ sở khác

Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết đã có thêm 4 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đó là bệnh nhân số 425 (điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang – Đà Nẵng) và các bệnh nhân số 394, 396 và 414 (điều trị tại Trung tâm Y tế Huyện Hoa Lư)

Như vậy đến nay Việt Nam đã điều trị khỏi cho 425 /911 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 chiếm tổng số 46,7% các trường hợp nhiễm.

Bộ Quốc phòng Việt Nam làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin chống Covid-19?

Tính đến sáng ngày 14/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 31 ca; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 61 ca. Hiện còn 373 bệnh nhân dương tính.

Việt Nam đã ghi nhận 21 ca tử vong. Hầu hết trong số đó là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng...

Trường hợp mắc Covid-19 tử vong thứ 21 vì bệnh lý nền nặng

Sáng 14/8/2020, Ths. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng đã cung cấp một số thông tin về ca nhiễm Covid-19 tử vong thứ 21 tại Việt Nam.

Covid-19 tại Việt Nam: Thêm ca tử vong nhưng cũng nhiều người khỏi bệnh

Theo đó, bệnh nhân số 585, là nữ, 61 tuổi, có địa chỉ ở Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng. Bệnh nhân có tiền sử mắc đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, béo phì.

Ngày 10-17/7, bệnh nhân đến thăm khám tại Bệnh viện Đà Nẵng và được yêu cầu nhập viện, chuyển sang điều trị tại khoa Lão khoa. Ngày 18-21/7, bệnh nhân ở nhà có triệu chứng sốt. Ngày 21-28/7, bệnh nhân nhập viện vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân sau đó bị mệt, không thở được nên được chuyển khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Ngày 29/7-01/8, bệnh nhân được chuyển qua khoa Thận - Tiết niệu, sau đó chuyển sang khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 31/7, bệnh nhân được lấy mẫu làm xét nghiệm, cho kết qủa dương tính với SARS-CoV-2.

Từ ngày 1-6/8, bệnh nhân được chuyển đến cách ly và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm phổi do SARS-COV-2 trên nền bệnh ư đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, biến chứng nhiễm trùng huyết từ đường niệu, suy đa tạng.

Ngày 5/8, bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp, rối loạn vận mạch, được đặt nội khí quản, thở máy. Ngày 6/8, bệnh nhân được đặt ECMO phổi nhân tạo và chuyển về Bệnh viện Phổi Đà Nẵng theo dõi. Ngày 11/8, bệnh nhân được cai ECMO, và được chỉ định thay huyết tương.

Ngày 12/8, bệnh nhân diễn tiến nặng, sốc nhiễm khuẩn, suy gan cấp, tổn thương thận cấp, huyết áp tụt nặng, rối loạn vận mạch không hồi phục, đến 22h00, bệnh nhân tử vong.

Covid-19: Biên phòng Việt Nam không tiếp tay cho tội phạm xuất nhập cảnh trái phép

Nguyên nhân tử vong được xác định là do viêm phổi gây ra bởi Covid-19 biến chứng suy hô hấp nặng, sốc nhiễm khuẩn có tổn thương đa tạng trên nền bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, béo phì.

Như vậy, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 21 trường hợp bệnh nhân Covid-19 tử vong từ đầu vụ dịch đến nay. Đó là các bệnh nhân số 496, 426, 429, 524, 475, 499, 428, 437, 651, 718, 456, 430, 737, 436, 522, 832, 485, 623, 479 và 585.

Chia sẻ thông tin về tình hình điều trị bệnh nhân nặng mắc Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cho biết, những bệnh nhân tại Đà Nẵng có bệnh nền nặng và thời gian bệnh dài. Những bệnh nền đó đã gây ra biến chứng, ví dụ suy tim, suy thận, suy kiệt cơ thể. So với bệnh nhân 91 đã hồi phục trước đó, khả năng đáp ứng của các bệnh nhân tại TP Đà Nẵng là rất kém.

Cơ thể bệnh nhân đã bị suy giảm miễn dịch và khi bị virus SARS-CoV-2 xâm nhập thì tình trạng bệnh nhân trở nặng rất nhanh. Có những bệnh nhân mặc dù đã được các y bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.

“Các bệnh nhân được chúng tôi đánh giá là nguy hiểm nhất là các bệnh nhân có bệnh lý nền nặng đặc biệt là các bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo. Có những bệnh nhân đã chạy thận nhân tạo hơn 10 năm dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở cơ thể gia tăng”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Ngoài những bệnh lý nền và chạy thận nhân tạo thì các loại biến chứng như suy tim, suy đa tạng, ảnh hưởng đến chức năng gan, chức năng hô hấp, tạo cơ hội cho virus xâm nhập cơ thể. Do đó, khả năng đáp ứng của bản thân bệnh nhân bị đè nén và không thể phản ứng lại được với sự xâm nhập của virus.

Chính vì vậy, bệnh nhân có nguy cơ cao bị virus làm gia tăng những biến chứng của các bệnh lý nền trên người bệnh. Tuy được sự hỗ trợ của các bác sĩ hồi sức, nhưng một số bệnh nhân đã tử vong vì những biến chứng đó.

Chuyên gia Việt Nam nói gì về vắc-xin chống Covid-19 Nga vừa công bố?

Trao đổi với báo chí, TS. Đỗ Tuấn Đạt – Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), vắc-xin Covid-19 mới được Nga phê duyệt để sản xuất hiện chưa có các công bố khoa học.

Quay cuồng chống coronavirus: Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19?

TS. Đỗ Tuấn Đạt cho rằng, thông thường, những nghiên cứu về vắc-xin cần phải cập nhật ngay lập tức các công bố khoa học để vắc-xin có thể lưu hành. Tuy nhiên, Nga lại đưa ra quá ít thông tin về công bố khoa học của loại vắc-xin mới này.

Như đã từng đề cập trước đó, về tiến độ nghiên cứu vắc-xin Covid-19, TS. Đạt cho biết, VABIOTECH sử dụng công nghệ vector Baculovirus trong phát triển vắc-xin. Công nghệ này đã được chứng minh tính khả thi trong sản xuất vắc-xin quy mô công nghiệp, đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, đảm bảo tính an toàn cho người.

Thời gian qua, VABIOTECH đã tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 trên động vật (chuột nhắt trắng 4-6 tuần tuổi), có kết hợp tiêm liều nhắc lại, đồng thời, thử nghiệm xác định kháng thể trung hòa với virus SARS-CoV-2.

Dù đã rất nỗ lực nhưng trong quá trình nghiên cứu vắc-xin Covid-19 nhưng các chuyên gia vẫn gặp phải không ít khó khăn khi thử nghiệm lâm sàng để đánh giá đáp ứng miễn dịch tế bào và dịch thể, tính an toàn (ED/AED), tính sinh miễn dịch kéo dài, lựa chọn nhóm chứng trên người. Bên cạnh đó, việc đánh giá đáp ứng miễn dịch tế bào, tính an toàn ở động vật cũng như khả năng triển khai sản xuất ở quy mô lớn, tối ưu hóa các thông số sản xuất cũng đang gặp nhiều thách thức.

Nhật phát hiện cô gái từ Hà Nội nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong
“VABIOTECH hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin Covid-19. Theo dự kiến, khoảng cuối năm nay, vắc-xin Covid-19 sẽ được thử nghiệm lâm sàng. Đến năm 2021, VABIOTECH sẽ bắt đầu sản xuất vắc-xin Covid-19 với quy mô thương mại”, ông Đạt nhấn mạnh.

Đã có ý kiến lo ngại, việc virus SARS-CoV-2 xuất hiện nhiều biến chủng khác nhau có thể gây ảnh hưởng tới việc sản xuất vắc-xin Covid-19. Tuy nhiên, TS. Đạt khẳng định, việc coronavirus có nhiều biến thể không ảnh hưởng quá lớn đến kháng nguyên trong sản xuất vắc-xin.

“Dù virus SARS-CoV-2 có nhiều biến chủng khác nhau, nhưng điều này không ảnh hưởng gì đến kháng nguyên trong việc sản xuất vắc-xin Covid-19”, TS. Đỗ Tuấn Đạt khẳng định.

Về thông tin Nga sản xuất thành công vắc-xin Covid-19, TS. Dương Hữu Thái – Viện trưởng Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) cho Viettimes biết, là một nước công nghiệp phát triển, Nga sẽ có nhiều thuận lợi cũng như tiềm lực công nghệ hiện đại trong việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin. Hiện, Nga đang tiếp tục thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ngừa Covid-19 giai đoạn 3.

Thêm 2 ca mắc Covid-19 tử vong, Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây coronavirus

Trên thực tế, các quốc gia trên thế giới có quyền quyết định sử dụng vắc-xin trong những tình huống khẩn cấp. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 lần này đang được xem là một tình huống khẩn cấp. Vì vậy, việc nhiều quốc gia nghiên cứu, sản xuất vắc-xin là điều bình thường.

Cũng có nhiều luồng ý kiến cho rằng việc Nga tuyên bố sản xuất thành công vắc-xin này là sớm và chưa đủ dữ liệu.

“Do dữ liệu về vắc-xin Covid-19 của Nga chưa công bố đầy đủ, nên không thể đánh giá được vấn đề này”, TS. Thái nói.
PGS.TS Trần Cát Đông: Vắc-xin Nga là uy tín chính trị của cả nước Nga

Trong khi đó, PGS.TS Trần Cát Đông – Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN), tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng chắc chắn vắc-xin của Nga phải có đủ căn cứ khoa học. Tuy nhiên, vì chưa công bố các căn cứ khoa học này nên Nga đã vướng phải nhiều nghi ngại khi giới khoa học chưa có đủ căn cứ để đánh giá chính xác.

“Quan điểm của tôi cho rằng trước tình huống dịch bệnh bùng phát quá nhanh, quá nguy hiểm như hiện nay, việc Nga bỏ bớt các bước, phê duyệt và công bố vắc-xin "Sputnik V” là hợp lý. Với tốc độ lây lan, tỷ lệ tử vong và ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh COVID-19 chúng ta phải làm khác, phải có biện pháp cấp bách chứ không thể làm y như cũ”, TS. Đông nhận định.
“Nga là một nước có bề dầy nghiên cứu khoa học. Đánh giá về tính an toàn của vắc-xin này, Nga đã đánh giá rồi. Tôi hoàn toàn tin rằng đây không chỉ là uy tín của riêng ngành y mà là uy tín chính trị của cả nước Nga”, PGS.TS Trần Cát Đông nhấn mạnh.

Về việc Bộ Y tế hay các công ty dược của Việt Nam có ý định nhập vắc-xin “Sputnik V”của Nga về hay không, PGS.TS Trần Cát Đông cho biết, Bộ Y tế đang cân nhắc việc này. Ngoài ra, bản thân Việt Nam cũng đang nghiên cứu vắc-xin Covid-19, có thể giữa hoặc cuối năm 2021 sẽ hoàn thành và có thể công bố. Trong bối cảnh dịch bệnh còn đang khống chế được thì Việt Nam không nhất thiết phải nhập vắc-xin từ Nga.

Việt Nam ghi nhận thêm 29 ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị

Về vấn đề Bộ Y tế Việt Nam có kế hoạch đăng ký mua vắc-xin COVID-19 của Nga, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam vừa đồng ý với đề xuất đặt mua vắc-xin Covid-19 của Nga.

“Bộ đang hoàn tất các văn bản để trình xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc này”, ông Vũ Tuấn Cường cho hay.

Đồng thời, vị Cục trưởng Cục Quản lý Dược cũng nhấn mạnh, việc sản xuất vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và sản xuất.

Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị gửi 2 lô vắc-xin của Công ty vaccine và sinh phẩm Nha Trang, Công ty vaccine và sinh phẩm số 1 sang Mỹ để thử nghiệm.

Người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận, sử dụng vắc-xin chống Covid-19 sớm nhất?

Việc nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắc-xin Covid-19 hiện nay đang trở thành cuộc đua giữa các nhà sản xuất cũng như các chuyên gia nghiên cứu trên thế giới. Trong cuộc đua này, IVAC cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin Covid-19 với mục tiêu sản xuất được vắc-xin số lượng lớn lên tới hàng chục triệu liều có giá thành hợp lý.

Bệnh nhân 456 mắc Covid-19 tử vong do biến chứng suy hô hấp, suy đa tạng

Vắc-xin được nghiên cứu tại IVAC sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi, có quy trình sản xuất tương tự sản xuất vắc-xin cúm đại dịch A/H5N1 đã được thiết lập, có thể sử dụng nhà máy sản xuất vắc-xin cúm đại dịch hiện có của IVAC.

Chủng NDV-LaSota-S được dùng làm vector biểu hiện protein S của virus SARS-CoV-2 với ưu điểm an toàn trên động vật, tạo được miễn dịch trên động vật thí nghiệm. Đặc biệt, việc nuôi cấy trên trứng gà cho hiệu giá cao, sản xuất được hàng triệu liều vắc-xin. Vào tháng 9/2020 tới, IVAC sẽ sản xuất 3 lô vắc-xin thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để nộp hồ sơ cấp phép vào quý 4/2021.

Bên cạnh IVAC và VABIOTECH, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN cũng đang tích cực nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin Covid-19.

Thanh Hóa tạm đình chỉ công tác Trạm trưởng Y tế do thiếu trách nhiệm trong phòng, chống Covid-19
Theo đó, POLYVAC sử dụng công nghệ kháng nguyên (vector virus sống có nhân lên - sởi) để nghiên cứu vắc-xin COVID-19. Đến lượt mình, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN nỗ lực mô phỏng cấu trúc của virus SARS-CoV-2 để kích thích đáp ứng miễn dịch. Hiện, NANOGEN đã nghiên cứu thành công 1 ứng cử viên vắc-xin subunit dựa trên protein Spike của virus SARS-CoV-2, phát triển bằng công nghệ protein tái tổ hợp và đã thử nghiệm trên chuột.

Về việc nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trước tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc nghiên cứu sản xuất và làm chủ nguồn cung cấp vắc-xin phòng COVID-19 trong nước là hết sức quan trọng.

Việt Nam đã có Hệ thống quản lý chất lượng vắc-xin (NRA) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, do đó nếu sản xuất thành công vắc-xin Covid-19 trong nước có thể xuất khẩu góp phần phòng đại dịch cho các nước.

Việt Nam ghi nhận thêm 21 ca mắc Covid-19

Tuy nhiên, việc sản xuất vắc-xin Covid-19 còn cần có sự chung tay của Chính phủ, các cơ quan quản lý, các nhà sản xuất vắc-xin, các nhà nghiên cứu, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, các nhà tài trợ, các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật.

Ông Nguyễn Ngô Quang – Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế - cho biết, hiện Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo đã làm việc với Vụ Pháp chế, Viện Kiểm định vắc-xin, Cục Quản lý Dược để phối hợp trong suốt quá trình nghiên cứu vắc-xin Covid-19, rút ngắn tối đa thời gian xem xét thẩm định hồ sơ, đảm bảo đúng tiến độ.

Dự kiến tháng 10/2021, Việt Nam sẽ có vắc-xin Covid-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người dân.

Thảo luận