Facebook, Google lại “vào tầm ngắm” của Việt Nam

Việt Nam siết chặt hoạt động quảng cáo trực tuyến trên Google, Facebook. Đặc biệt, với dự thảo Nghị định mới, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các đơn vị cá nhân cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến xuyên biên giới như Google, Facebook, Youtube phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm theo yêu cầu của phía Việt Nam.
Sputnik

Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, Google, Facebook không được đặt sản phẩm quảng cáo vào các vị trí có nội dung câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiết lộ bí mật Nhà nước, xâm hại chủ quyền quốc gia, bôi nhọ uy tín và danh dự cá nhân, tổ chức của Việt Nam.

Vì sao Việt Nam quyết siết chặt hoạt động quảng cáo của Google, Facebook?

Rõ ràng, Facebook và Google hiện đang thu lời rất lớn từ quảng cáo nhưng lại thiếu trung thực trong việc nộp thuế. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nêu rõ, hoạt động quảng cáo của các nền tảng trực tuyến như Google, Facebook, Youtube chưa tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) Việt Nam đang tiến hành lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quảng cáo.

Việt Nam yêu cầu Facebook định danh tài khoản người dùng
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Luật Quảng cáo và Nghị định 181 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo đã có quy định cơ bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo xuyên biên giới quốc gia tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo loạt quy định trước đó, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của các bên tham gia cung cấp dịch vụ, đặc biệt là về vấn đề kiểm duyệt nội dung sản phẩm quảng cáo trước khi công bố phát hành và thực hiện nghĩa vụ thuế khi cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam.

Đồng thời, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đối với những hành vi vi phạm và chế tài xử lý, còn rất thiếu, chưa đủ sức răn đe, nhiều biện pháp chỉ đạo thực hiện chưa khả thi trong thực tế.

Thêm vào đó, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo xuyên biên giới chưa rõ ràng, còn chồng chéo. Cụ thể như, Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công quản lý quảng cáo trực tuyến nhưng quản lý quảng cáo xuyên biên giới lại do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, thiếu đồng nhất) dẫn đến việc xây dựng và thực thi chính sách quản lý về quảng cáo không thống nhất, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định, một số quy định của Nghị định 181 cũng vướng mắc khi triển khai.

Trước yêu cầu cấp thiết này, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định “rõ ràng hơn” về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như: Facebook, Google tại Việt Nam.

“Trong đó, các đơn vị này phải chủ động rà soát, kiểm tra sản phẩm để không vi phạm Luật Quảng cáo và nộp thuế theo quy định”, Bộ TT&TT nêu rõ.

Tuân thủ Luật An ninh mạng Việt Nam

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều quy định tại Nghị định số 181 của Chính phủ về Luật Quảng cáo, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới trên môi trường mạng có phát sinh doanh thu hoặc có người sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là yêu cầu bắt buộc và mang tính nguyên tắc đối với hoạt động của các công ty đa quốc gia tại nước sở tại.

Trong số này bao gồm luật về quảng cáo, luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu, các tổ chức, cá nhân phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ khi cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.

“Việc báo cáo được thực hiện định kỳ 12 tháng/lần hoặc theo yêu cầu đột xuất của Cục Phát thanh, truyền hình & thông tin điện tử (Bộ TT&TT)”, Bộ nêu rõ trong dự thảo.

Trước vấn đề nghĩa vụ nộp thuế của các ông lớn như Google, Facebook, Youtube ở Việt Nam còn chưa được giải quyết, các hãng công nghệ này mặc dù thu lợi rất lớn từ các hoạt động quảng cáo xuyên biên giới của mình nhưng lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Chính phủ Việt Nam.

Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới - các công ty lớn điển hình như Facebook và Google phải tiến hành nộp thuế theo quy định pháp luật.

Theo đó, các đơn vị này có nghĩa vụ phải kiểm tra, rà soát sản phẩm quảng cáo để đảm bảo quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới
Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rất cụ thể các hành vi bị xử lý bao gồm quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm (như súng, vũ khí, thuốc lá, thuốc kích dục, hàng hóa thuộc diện cấm theo pháp luật Việt Nam).

Bên cạnh đó, một chính sách về quản lý nội dung không thể thiếu mà phía Việt Nam yêu cầu đối tác như Facebook, Google tuân thủ đó chính là cấm mọi hành vi tiết lộ bí mật nhà nước, gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, xúc phạm danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, danh dự, uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Luật An ninh mạng.

“Theo đó, các đơn vị này không được đặt sản phẩm quảng cáo vào các vị trí có nội dung câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.

Cơ quan này nêu rõ, đối với những nơi chứa các nội dung xuyên tạc lịch sử, thông tin sai sự thật, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội sẽ không được phép đặt quảng cáo.

Google, Facebook phải chặn, gỡ thông tin quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam

Theo số liệu mà Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê được, ở Việt Nam hiện nay, hoạt động quảng cáo trực tuyến đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng đầu tư quảng cáo bằng nhiều hình thức và các kênh khách nhau trên cả nước.

Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông lưu ý, có hai nền tảng chủ yếu được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn quảng cáo trực tuyến nhiều nhất là quảng cáo trên nền tảng của hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới Google, Facebook.

Facebook, Google lại “vào tầm ngắm” của Việt Nam

Tỷ trọng của hai ông lớn này chiếm khoảng 70% doanh thu thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

Cũng theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay chỉ khoảng 45% doanh thu quảng cáo trên Google và khoảng 30% trên Facebook là thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền Việt Nam
Như vậy, phần lớn còn lại là người quảng cáo sẽ tiến hành ký hợp đồng trực tiếp với Google (55%) và Facebook (70%).

Cơ quan soạn thảo nhấn mạnh, mặc dù việc ký hợp đồng quảng cáo thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuất phát từ nhu cầu của người quảng cáo, đặc biệt là các thương hiệu, nhãn hàng lớn muốn đảm bảo an toàn thương hiệu, hoàn toàn không phải là do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tự nguyện, thực hiện quy định tại Nghị định 181 của Chính phủ năm 2013.

Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, kể cả khi thông qua các đại lý quảng cáo thì vẫn tồn tại nhiều vi phạm về quảng cáo vì đại lý quảng cáo cũng không thể kiểm soát vị trí đặt hay gắn sản phẩm quảng cáo nên dẫn đến tình trạng phổ biến là nhiều thương hiệu nổi tiếng bị gắn vào các video có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam, thậm chí là chống phá Đảng và Nhà nước trên Youtube.

Điều này gây ảnh hưởng đến an toàn và uy tín các thương hiệu, khiến một số thương hiệu, sản phẩm quảng cáo vô tình hỗ trợ kinh phí thông qua việc trả tiền quảng cáo.

Do đó, với dự thảo Nghị định mới, tại một điểm đáng chú ý khác, Bộ Thông tin và  Truyền thông yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải có giải pháp bảo đảm người phát hành quảng cáo ở Việt Nam có khả năng kiểm soát, phát hiện và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm quy định pháp luật.

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 181/2013 cũng quy định rất cụ thể đối với người kinh doanh, phát hành và cả người có nhu cầu đăng quảng cáo.

Cụ thể, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên nền tảng của tổ chức xuyên biên giới có trách nhiệm phải kiểm tra nội dung sản phẩm quảng cáo, bảo đảm không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo.

Liệu Việt Nam có đánh bại được Facebook ngay trên chính sân nhà?
Đồng thời, những người này cũng có nghĩa vụ phải yêu cầu nền tảng xuyên biên giới chọn vị trí đặt quảng cáo không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng.

Với người phát hành quảng cáo tại Việt Nam như các cơ quan thông tin đại chúng báo, đài, trang tin, kênh YouTube, các nền tảng ứng dụng phải đảm bảo khả năng kiểm soát để phát hiện, loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm được cung cấp từ dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh, đơn vị phát hành quảng cáo cũng không được đăng, phát sản phẩm quảng cáo của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo vi phạm pháp luật Việt Nam.

Như quy định tại dự thảo này, đối với người có nhu cầu quảng cáo, họ sẽ không được đăng, phát sản phẩm quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo vi phạm pháp luật.

Facebook, Google lại “vào tầm ngắm” của Việt Nam

Những người này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo khi ký kết hợp đồng với các nền tảng, dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google hay Youtube.

Việt Nam xử lý thế nào với cáo buộc trốn thuế của Facebook, Google?

Cùng với sự phát triển như vũ bão hoạt động thương mại, quảng cáo xuyên biên giới của hàng loạt ông lớn như Facebook, Google, Youtube thu lời cực khủng, với doanh thu thực tế được cho là lên đến hàng trăm triệu USD nhưng lại không nộp đầy đủ thuế cho Chính phủ Việt Nam.

"Việt Nam cần có mạng xã hội riêng “made in Vietnam” thay Facebook"
Hồi tháng 11/2019, trước việc Facebook thu cả tỷ USD từ quảng cáo ở Việt Nam nhưng chưa đóng thuế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng từng khẳng định rằng, các mạng xã hội nước ngoài sang Việt Nam làm giàu, hưởng nhiều lợi ích ở Việt Nam nhưng chưa tuân thủ pháp luật, chưa đóng thuế đầy đủ. Tình trạng này đã kéo dài và không thể để tiếp tục tồn tại.

Thách thức lớn nhất ở đây chính là đối tượng đóng thuế. Theo đó, rất khó đánh thuế người dùng các nền tảng trên bởi như vậy sẽ cản trở người dùng, càng không thể đánh thuế Facebook hay Google vì các công ty này không ở Việt Nam. Nếu đánh thuế đại diện các công ty này tại Việt Nam thì các đại diện cho rằng, họ chỉ thu hộ các công ty chủ tại nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ý kiến của giới chuyên gia, không phải là không có cách đánh thuế với các công ty trên. Trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Bộ Tài chính đã từng nêu nội dung đề nghị nhà cung cấp nước ngoài (như Google, Facebook, Youtube) khai báo, nộp thuế nhà thầu đối với các dịch vụ mà tổ chức nước ngoài có cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.

Nhiều chuyên gia trong nước cùng bày tỏ quan điểm, không thể để các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh, hưởng lợi ở Việt Nam nhưng lại không nộp thuế, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh và gây bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Thảo luận