Việt Nam mở lại đường bay quốc tế, làm sao để tránh lây nhiễm coronavirus?

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành Y tế phải có trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Khôi phục lại một số đường bay quốc tế, nhưng không để người nước ngoài vào Việt Nam gây ra các ổ dịch coronavirus mới.
Sputnik

Từ 15/9 tới đây Việt Nam sẽ mở lại đường bay quốc tế với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và từ 22/9 với Lào, Campuchia. Mỗi tuần từ 1 -2 chuyến, đón khoảng 5.000 hành khách vào Việt Nam, nhưng phải đảm bảo có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi nhập cảnh.

Nhấn mạnh dự báo ở khu vực ASEAN chỉ có Việt Nam tăng trưởng dương, Thủ tướng yêu cầu vừa phải chống dịch Covid-19, nhưng không được để đứt gãy nền kinh tế, đảm bảo đời sống cho người dân.

Việt Nam mở lại một số đường bay, không để người nước ngoài gây ra ổ dịch mới

Sáng 11/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19 với lãnh đạo các bộ, ngành và một số địa phương thông qua hình thức trực tuyến.

Việt Nam chuẩn bị mở lại đường bay quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam muốn thông qua cuộc làm việc này để lắng nghe các giải pháp cho việc khôi phục đường bay quốc tế trong thời gian tới sau khi Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được đợt tái bùng phát dịch do coronavirus tại Đà Nẵng từ 25/7 đến nay.

Phát biểu mở đầu cuộc họp sáng ngày 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đã 9 ngày qua, không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Bên cạnh đó, số người đuwọc chữa khỏi tăng lên hàng ngày.

“Như vậy chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong phạm vi quốc gia. Chúng ta đã chỉ đạo tương đối bài bản, nhịp nhàng, chủ động, đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện mục tiêu kép. Và nhịp độ sản xuất kinh doanh hiện nay sôi động hơn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Trong bối cảnh dù trạng thái “bình thường mới” được thiết lập, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không được chủ quan, tiếp tục đề cao cảnh giác, đặc biệt là ngành y tế, các bệnh viện.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành y tế phải “luôn đề cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân” trong quá trình này, đồng thời đề xuất các biện pháp kịp thời hơn trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép.

Việt Nam có nên mở lại đường bay quốc tế khi dịch Covid-19 còn phức tạp?

Về vấn đề khôi phục đường bay quốc tế và Việt Nam với các nước, đối với những chuyến bay từ nước ngoài vào, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu “từng bước, thận trọng nhưng không quá khắt khe”.

Để đảm bảo trong tháng 9 Việt Nam mở lại một số đường bay thương mại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý cần phải quan tâm đặc biệt điều gì trong các biện pháp thường triển khai như cách ly, xét nghiệm một cách thuận lợi nhưng chắc chắn, không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới.

Nhấn mạnh những yêu cầu cấp thiết này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn lắng nghe các giải pháp từ lãnh đạo các cơ quan, Bộ, ngành và địa phương.

Việt Nam mở lại đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia

Qua tổng hợp ý kiến các bộ ngành, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng về vấn đề áp dụng các biện pháp xét nghiệm, cách ly khi mở lại đường bay quốc tế.

Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8

Theo đó, phát biểu sáng nay tại phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trên tinh thần chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng về việc mở lại các đường bay thương mại quốc tế, đồng thời kết hợp với ý kiến các bộ ngành, địa phương, dự kiến, sắp tới đây, ngày 15/9 Việt Nam sẽ bắt đầu mở đường bay tới Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

Ngoài ra, từ ngày 22/9, Việt Nam sẽ mở lại đường bay tới Lào, Campuchia. Về tần suất, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, mỗi tuần sẽ có từ 1-2 chuyến, đón khoảng 5.000 hành khách nhập cảnh vào Việt Nam.

Điều quan tọng, để có thể nhập cảnh vào Việt Nam, hành khách sẽ bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính ở nước sở tại với coronavirus trước đó khoảng 3 ngày. Sau khi nhập cảnh, hành khách cũng phải cách ly tại cơ sở cách ly tập trung từ 5-7 ngày.

Ông Mai Tiến Dũng cũng cho hay, trong thời gian cách ly, người nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được làm xét nghiệm Realtime RT -PCR hai lần. Có kết quả âm tính, được chuyển về địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và thực hiện theo dõi tại gia đình đủ 14 ngày.

Đồng thời, nếu trong 14 ngày khách nhập cảnh có hiện tượng bất thường thì sẽ tiếp tục thực hiện cách ly. Toàn bộ chi phí cách ly, chi phí xét nghiệm, khách trong nước và quốc tế đều phải tự chi trả.

Việt Nam và Trung Quốc đang bàn các quy trình về mở lại đường bay

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đề xuất này hiện được áp dụng trước hết là với cán bộ mang hộ chiếu công vụ, ngoại giao, cơ quan tổ chức quốc tế, chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật cao, nhà đầu tư.

“Đối với những đối tượng quá cảnh vào nước thứ 3, ví dụ quá cảnh sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi về Việt Nam thì phải thực hiện đúng quy định cách ly bắt buộc tập trung 14 ngày”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Về vấn đề khu vực lưu trú phục vụ cách ly, các địa phương đã sẵn sàng mở khu lưu trú để phục vụ yêu cầu cách ly trên tinh thần đảm bảo công tác phòng chống dịch do coronavirus.

Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cũng nêu rõ, các cơ quan liên quan cần phải cải cách về thủ tục hành chính, cấp visa nhanh. Hành khách vào Việt Nam cần được xét nghiệm nhanh, kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, khách nhập cảnh phải khai báo y tế, cài đặt ứng dụng các phần mềm tiện cho việc theo dõi quá trình khách lưu trú tại Việt Nam.

Việt Nam mở lại đường bay quốc tế, làm sao để tránh lây nhiễm coronavirus?

Bộ Y tế báo cáo tại cuộc họp cho biết, tính đến 17h ngày 10/9, hầu hết các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều yêu cầu người nhập cảnh phải có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh (từ 2 tới 5 ngày), cách ly 14 ngày và có thể lên tới 21 ngày sau khi nhập cảnh (tại nhà hoặc cách ly tập trung).

Tính đến sáng ngày 11/9, Việt Nam ghi nhận 1.059 trường hợp mắc coronavirus, trong đó có 402 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 657 trường hợp mắc trong nước. Đã có 893 người bình phục và có 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng.

Về tình hình xét nghiệm, Bộ Y tế cho hay, từ 23/7-8/9, thực hiện 625.431 xét nghiệm trong tổng số 1.063.656 xét nghiệm Realtime RT-PCR từ đầu dịch (chiếm 58,8%). Hiện nay, tổng số người đã được xét nghiệm là 1.239.174 lượt người.

Đối với vấn đề vắc-xin chống Covid-19, Bộ Y tế cho biết, hiện trên thế giới có hơn 250 loại vaccine ngừa coronavirus đang được nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có 8 loại tiềm năng nhất đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3 và cũng là giai đoạn cuối cùng.

Việt Nam muốn khôi phục đường bay, nhưng Trung Quốc chưa đồng ý

Đối với vắc-n Covid-19 của Nga, Bộ Y tế thông tin tại cuộc họp cho hay, vắc-xin Sputnik V đầu tiên do Nga sản xuất, từ ngày 9/9/2020 có thể thực hiện tiêm phòng vaccine Sputnik V cho khoảng 40.000 tình nguyện viên đăng ký trực tuyến. Việc tiêm phòng gồm 2 liều với khoảng thời gian giữa 2 liều là 21 ngày.

Trong khi đó ở Trung Quốc, ngày 7/9, hãng dược Sinova Biotech lần đầu tiên công bố các dữ liệu liên quan kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của vắc-xin Covid-19 CoronaVac.

Đồng thời Mỹ cũng đang chuẩn bị sẵn kế hoạch tiếp nhận và phân phối “ số lượng hạn chế” một hoặc 2 loại vắc-xin dự kiến ưu tiên miễn phí cho các nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, an ninh, nhân viên và cán bộ công tác ở các viện dưỡng lão.

Việt Nam có thể sẽ tăng dần việc cách ly ở cơ sở lưu trú

Phát biểu nhấn mạnh tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dù Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh do coronavirus, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực và có thể tiếp tục có ca mắc trong cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục mở cửa.

Việt Nam cách ly đoàn thể thao Quân đội dự Army Games về từ Liên Bang Nga

Một lần nữa, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cấp bộ, các cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương lớn về thực hiện mục tiêu kép. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể là thực hiện tốt “thông điệp 5K” - khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế.

“Các địa phương cần phải tăng cường chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, vừa phòng, chống dịch tại cơ sở”, Thủ tướng nêu rõ.

Nhấn mạnh “tinh thần mở cửa, lo làm ăn kinh doanh nhưng không được chủ quan”, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu cần phải chủ động chuẩn bị các kịch bản, các phương án ứng phó tình huống xảy ra của dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có lực lượng lao động lớn và các khu dân cư. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, diễn tập, hướng dẫn các biện pháp ứng phó với tình huống xảy ra dịch bệnh ở những khu vực này.

Về phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện để thúc đẩy hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn. Theo đó, các địa phương không áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại giao thương, không “ngăn sông cấm chợ”.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải phối hợp các bộ, ngành phổ biến và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, đồng thời phải theo dõi y tế, lấy mẫu xét nghiệm với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam khi mở đường bay thương mại quốc tế.

“Ngành y tế, ở cả Trung ương và địa phương chủ động, có biện pháp thần tốc khi phát hiện ca dương tính mới”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Cũng như đã nêu ở trên, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các hãng hàng không xem xét mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia, khu vực; xem xét tổ chức các chuyến bay riêng cho người quá cảnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia về Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xem xét giải quyết các vấn đề khi mở lại đường bay thương mại quốc tế.

Vì sao Việt Nam chống Covid-19 thành công?

Trong đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc lựa chọn các nhóm đối tượng ưu tiên nhập cảnh, lựa chọn các cảng hàng không tiếp nhận các chuyến bay thương mại quốc tế, các phương án giải tỏa cho các cảng hàng không quốc tế, phương án quản lý các trường hợp nhập cảnh, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, cách ly kinh tế phù hợp, các hướng dẫn khác bảo đảm công tác phòng, chống dịch một cách thuận lợi cho ngươi được nhập cảnh.

Đáng chú ý, Thủ tướng cũng yêu cầu tăng tần suất chuyến bay đón công dân về nước cũng như đón các nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý vào Việt Nam. Đồng thời, lãnh đạo, UBND các tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện cách ly có thu phí.

Thủ tướng đề nghị các địa phương: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và các tỉnh lân cận của 3 thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở lưu trú, khách sạn làm nơi cách ly người nhập cảnh có thu phí bảo đảm cơ số cách ly tối thiểu, có thể tăng dần trong thời gian tới.

“Bộ Công an, chính quyền các địa phương, nhất là ngành y tế tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cơ sở lưu trú, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch, không để lây nhiễm chéo bệnh và lây nhiễm trong cộng đồng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Bộ Y tế thông tin nhanh về ca nghi nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng
Đối với Bộ Quốc phòng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục duy trì việc bố trí, chuẩn bị tốt các cơ sở cách ly tập trung tại các cơ sở quân đội khi cần thiết.

Đối với vấn đề thu tiền xét nghiệm còn có nhiều ý kiến khác nhau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế để xác định mức phù hợp.

“Cần tiếp tục truyền thông về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi có bệnh lý nền, khuyến khích khai báo y tế tự nguyện, cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nói.
Vừa lo chống dịch Covid-19, vừa phải phát triển kinh tế

Liên quan đến tình trạng nhập cảnh trái phép, nguy cơ lây nhiễm coronavirus tại cộng đồng ở Việt Nam, Thủ tướng yêu các các Bộ như Bộ Công an, Quốc phòng, UBND các tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép.

“Xử lý nghiêm các tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cư trái phép lưu trú, doanh nghiệp nhận lao động, người nhập cảnh trái phép”, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các địa phương, nhất là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ở các cửa khẩu tạo thuận lợi nhất về thủ tục cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao nước ngoài đến Việt Nam với thủ tục nhanh, gọn, rõ ràng, có thời hạn cụ thể và đầu mối chịu trách nhiệm.

“Chúng ta nói mở cửa thì thủ tục phải thuận lợi, còn sau đó thì Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, các địa phương cách ly và xét nghiệm theo phương thức phù hợp”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Cũng tại cuộc họp sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương tuyên truyền cho nhân dân về thực hiện mục tiêu kép, phát triển kinh tế xã hội, không để đình trệ, đứt gãy các hoạt động kinh tế là yêu cầu quan trọng hiện nay, đồng thời không mất cảnh giác với tình hình dịch bệnh Covid-19.

Nữ bệnh nhân trẻ nhất trong số ca nguy kịch mắc Covid-19 là người duy nhất có tiên lượng tử vong

“Tiếp tục phát huy triển khai công việc theo hình thức trực tuyến trên môi trường mạng. Phải tạo thuận lợi cho người dân giao thương, không gây khó khăn, chậm trễ như một số trường hợp vừa qua, không để tình trạng chỉ lo phòng, chống dịch bệnh mà không lo phát triển sản xuất kinh tế”, người đứng đầu Chính phủ lưu ý.

Đối với gói hỗ trợ an sinh, Thủ tướng đề nghị sớm trình Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của gói này, trong đó có việc kéo dài thời gian.

Tại cuộc họp hôm nay, dẫn dự báo của các tổ chức quốc tế, định chế tài chính và nhiều chuyên gia cho rằng ở khu vực ASEAN chỉ có Việt Nam tăng trưởng dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đây là thử thách rất lớn, do đó, chống dịch nhưng phải lo phát triển kinh tế.

Thảo luận