Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư, xin tại ngoại điều trị

Tin tức mới nhất về sức khỏe, việc khởi tố, bắt giam Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đều đang thu hút dư luận Việt Nam. Ngày 18/9, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho biết ông Nguyễn Đức Chung và gia đình hiện đang làm đơn và thủ tục cần thiết xin được tại ngoài hầu tra để điều trị bệnh ung thư.
Sputnik

Cụ thể, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đoàn Luật sư TP.HCM), bào chữa cho Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin cho biết về việc gia đình đang xin cho ông Chung được tại ngoại điều trị ung thư, các cơ quan tố tụng sẽ xem xét.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung xin tại ngoại điều trị ung thư

Thông tin mới nhất liên quan đến Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung, người đã bị bắt giam, khởi tố về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước liên quan vụ án Nhật Cường (Nhật Cường Mobile) và mua chế phẩm xử lý ô nhiễm nguồn nước Redoxy-3C đang thu hút sự chú ý của dư luận. Đặc biệt là thông tin ông Nguyễn Đức Chung bị ung thư.

Con trai ông Nguyễn Đức Chung rút lui trước khi mua Redoxy-3C, Sở Xây dựng Hà Nội vô can?

Cụ thể, ngày 18/9, trao đổi với báo chí, luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đoàn Luật sư TP.HCM, người bào chữa cho Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung (và hiện đang bào chữa cho cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài trong vụ thất thoát khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM) thông tin với báo chí cho biết, ông Chung bị ung thư.

Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, hiện gia đình ông Nguyễn Đức Chung đang làm thủ tục xin được cho Chủ tịch Hà Nội tại ngoại phục vụ công tác điều tra.

Theo người bào chữa, ông Nguyễn Đức Chung hiện đang bị tạm giam tại Hà Nội và gia đình đã chuẩn bị thủ tục làm đơn xin tại ngoại để điều trị ung thư.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư, xin tại ngoại điều trị

Trao đổi với báo giới, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho hay, đối với nguyện vọng và mong muốn của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và gia đình, các cơ quan tố tụng sẽ xem xét, quyết định cho ông Chung được tại ngoại hay không là căn cứ vào nhu cầu tố tụng.

Đồng thời, theo vị luật sư, cơ quan tố tụng cũng sẽ cân nhắc đến vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Đức Chung cũng như khả năng điều trị bệnh ung thư mà bên trong trại tạm giam khó đáp ứng được các yêu cầu về thuốc và thiết bị hỗ trợ.

Vụ khởi tố và bắt giam Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 28/8/2020, cơ quan điều tra đã phối hợp với đại diện VKSND TP. Hà Nội tiến hành khám xét nơi làm việc, chỗ ở của ông Chung tại UBND TP Hà Nội và ngôi nhà số 88 Trung Liệt, quận Đống Đa. Được biết, ông Chung không có mặt ở các địa điểm này vào thời điểm khám xét.

Bộ Công an Việt Nam nói Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chiếm tài liệu mật vụ Nhật Cường

Trong vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, 3 bị can đã bị Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an khởi tố.

Các bị can đó bao gồm Nguyễn Anh Ngọc, sinh năm 1974, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, đang công tác tại Phòng Thư ký biên tập, tổ giúp việc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Nguyễn Hoàng Trung, sinh năm 1983, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là lái xe của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phạm Quang Dũng, sinh năm 1983, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nguyên cán bộ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an.

Được biết, chính đại án Nhật Cường là một trong những vụ án hình sự khiến ông Chung bị “ngã ngựa” và “xộ khám”. Cụ thể, khi vụ án vẫn đang được đẩy mạnh điều tra thì Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã phát hiện một số cán bộ dưới quyền của ông Nguyễn Đức Chung cấu kết với cán bộ Công an thuộc C03 để chiếm đoạt tài liệu mật liên quan đến vụ Nhật Cường.

Cụ thể, kết quả điều tra ban đầu cho biết, trong vai trò là cán bộ Công an thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu C03, bị can Phạm Quang Dũng đã có hành vi lấy cắp thông tin điều tra vụ án từ cơ quan C03 và chuyển cho thư ký cùng lái xe của ông Chung là Nguyễn Anh Ngọc và Nguyễn Hoàng Trung.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư, xin tại ngoại điều trị

Trước đó, ngày 11/8/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định nêu rõ, tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác.

Cũng trong ngày 11/8, Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Hà Nội.

“Di sản” của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Việc đình chỉ chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Đức Chung để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Ngày 3/9/2020, thay mặt Thường trực HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-HĐND về việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu HĐND TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Đức Chung để các cơ quan tư pháp thực hiện quy trình tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Ngoài vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn bị tạm đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt Đảng để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong 2 vụ án khác.

Thứ nhất là vụ án “Buôn lậu”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Thứ hai là vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại thành phố Hà Nội với chế phẩm Redoxy -3C.

Đáng chú ý, trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2020 chỉ rõ nhiều trường hợp cán bộ cấp cao bị tạm đình chỉ để phục vụ công tác điều tra trong đó có loạt cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Bộ Công an thông tin vụ khởi tố bắt tạm giam Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Trước đó, trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, báo chí nêu rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc khởi tố và bắt giam chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đề nghị Bộ Công an làm rõ hơn về sai phạm của ông Chung trong các vụ án hình sự cũng như vai trò của ông Chung đối với đại án Nhật Cường.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị bắt

Trả lời về vấn đề này, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin cho hay, như tất cả đã biết, ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng với ông Nguyễn Đức Chung để điều tra về hành vi chiếm đoạt tài liệu Bí mật Nhà nước quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tướng Xô nhấn mạnh, Bộ Công an trước đó cũng đã có thông tin về việc ông Chung có liên quan đến ba vụ án hình sự.

Người phát ngôn Bộ Công an nêu rõ, đối với vụ chiếm đoạt tài liệu bí mật, cơ quan điều tra đã chứng minh ông Nguyễn Đức Chung có hành vi chiếm đoạt một số tài liệu bí mật, trong đó có tài liệu mật Nhà nước liên quan vụ Nhật Cường.

“Cơ quan điều tra đã chứng minh ông Chung có chiếm đoạt một số tài liệu bí mật Nhà nước, trong đó có một số tài liệu liên quan đến công ty Nhật Cường”, Thiếu tướng Tô Ân Xô khẳng định tại cuộc họp báo.

Về đại án Nhật Cường, Thiếu tướng Tô Ân Xô nhắc lại thông tin, Bộ Công an đã tiến hành khởi tố 28 bị can với 4 tội danh: Buôn lậu, Vi phạm quy định kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Rửa tiền, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Riêng ông chủ của Nhật Cường – Bùi Quang Huy bị khởi tố cả 4 tội danh nhưng hiện vẫn bỏ trốn và Bộ Công an đang áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành truy bắt.

Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, đối tượng Bùi Quang Huy sử dụng tư cách pháp nhân của Nhật Cường để buôn lậu 260.000 sản phẩm điện thoại và các thiết bị với giá trị 3.236 tỷ đồng. Ngoài ra, Huy còn lập sổ sách kế toán che giấu hành vi phạm tội nhằm trốn thuế với số tiền khoảng 30 tỷ.

Ông Nguyễn Đức Chung liên quan gì vụ bắt Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội?

Đại diện Bộ Công an nhấn mạnh, qua điều tra, cơ quan điều tra thấy rằng có gói thầu số hóa của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) Hà Nội, cơ quan điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về đầu thầu gây thiệt hại 19,8 tỷ đồng.

“Việc này có một phần trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung trên cương vị Chủ tịch Hà Nội”, đại diện Bộ Công an nhấn mạnh.

Về vụ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội, ông Xô cho biết quá trình triển khai và thực hiện xử lý ô nhiễm nước hồ bằng chế phẩm Redoxy 3C, TP Hà Nội đã trực tiếp đàm phán với đối tác ở Đức. Họ đã nghiên cứu và sản xuất hóa chất này riêng cho Hà Nội sau khi nghiên cứu đặc tính sông, hồ Hà Nội.

“Hà Nội đã sang đây làm việc, nếu ký trực tiếp với công ty Watch Water Gmb thì rất bình thường nhưng quá trình mua sản phẩm lại ký qua một đại lý khác, quá trình điều tra xác định việc này gây thất thoát cho Nhà nước khoảng 41 tỷ đồng. Với vai trò là Chủ tịch Hà Nội, ông Chung có một phần trách nhiệm ở đây. Còn trách nhiệm đến mức nào cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ”, Chánh Văn phòng Bộ Công an nói.

Đồng thời, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, khẳng định đây là vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận, Thiếu tướng Tô Ân Xô đề nghị các phóng viên báo chí trong quá trình đưa tin không nên suy diễn, quy kết, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người thân, bạn bè trong gia đình ông Chung.

“Vì án là tại hồ sơ, trọng chứng hơn trọng cung”, đại diện Bộ Công an nhắc lại.

Đọc thêm:

Thảo luận