Việt Nam làm gì để “lật ngược thế cờ”, chiến thắng trước Trung Quốc ở Biển Đông?

Mình Việt Nam không phải “đối thủ” của Trung Quốc, nhưng Hà Nội sẽ có cách khiến Bắc Kinh phải lo lắng, dè chừng. Theo ý kiến chuyên gia, đối với tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, một mình Việt Nam không phải là đối thủ đủ mạnh về cả kinh tế, ngoại giao và quân sự để chống lại Trung Quốc.
Sputnik

Tuy nhiên, thông qua hợp tác chặt chẽ với các nước khác, Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đáng kể nhằm thay đổi hiện trạng và “lật ngược thế cờ” có lợi cho mình ở Biển Đông.

Vì sao Trung Quốc bất ngờ hủy tập trận bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ? Do áp lực của cộng đồng quốc tế, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc, công hàm của E3 Anh – Pháp – Đức, phản ứng của Việt Nam, Philippines, Đài Loan và các quốc gia có chung tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hay còn nguyên nhân sâu xa nào khác?

Trung Quốc bất ngờ hủy tập trận Vịnh Bắc Bộ

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam hôm 22/9 thông tin cho biết việc hủy bỏ cuộc tập trận bắn đạn thật dự kiến diễn ra ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ trong hai ngày 23 và 24 tháng 9 này.

Cụ thể, trong thông báo HN0084 (Beibu Bay cancel HN 0083) ngày 22/9, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam của Trung Quốc thông tin cho biết, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ hủy bỏ cuộc tâp trận bắn đạn thật đã được lên kế hoạch chi tiết trước đó theo thông báo HN0083 ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.

Một lần nữa lại nhắc đến Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam phát đi thông báo hủy bỏ tập trận còn kèm theo lưu ý “khuyến cáo phải cẩn thận với các tàu”. Vẫn chưa rõ, điều này ám chỉ đến “thuyền bè” của ngư dân nước này hay tàu chiến/tàu tuần tra/kiểm ngư của đối phương.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, liên tục suốt tháng 8 và tháng 9, Trung Quốc tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn, có thử cả tên lửa mới của Quân đội PLA ở các vùng biển lớn của đất nước là Hoàng Hải, Bột Hải, Biển Đông. Biển Hoa Đông.

Trung Quốc nhiều lần tiến hành các hoạt động quân sự gần eo biển Đài Loan và cảnh báo Mỹ “đừng chõ mũi” vào công việc nội bộ của Bắc Kinh liên quan đến thống nhất Đài Loan.

Về các cuộc tập trận của Trung Quốc ở vùng biển Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây đã tuyên bố phản đối Bắc Kinh tiến hành loạt hành động phi pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

“Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Cuộc đấu tranh của Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông

Thạc sĩ Nguyễn Cao Minh Hùng, nhà nghiên cứu về Khoa học Chính trị, Đại học Wasada Nhật Bản vừa có bài phân tích thẳng thắn và sâu sắc trên CIMSEC- Trung tâm an ninh hàng hải quốc tế về công cuộc đấu tranh lâu dài bền bỉ với nhiều khó khăn, thách thức lẫn cả cơ hội của Việt Nam ở Biển Đông, mà trước hết là để kiềm chế loạt hành vi coi thường pháp luật quốc tế của Trung Quốc.

Chính sách Biển Đông mới của Hoa Kỳ, do Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố mới đây, một lần nữa đưa tranh chấp giữa Trung Quốc và các bên khác ở khu vực cực tây Thái Bình Dương trở lại.

Mỹ chuẩn bị cho cuộc thách thức quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông

Cốt lõi của các tranh chấp đến từ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc chồng lấn với các vùng biển hiện có của một số quốc gia trong khu vực. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã triển khai một số chiến thuật, chẳng hạn như sử dụng các biện pháp xâm phạm như huy động lực lượng dân quân hàng hải và triển khai các tàu khảo sát địa chất (Haiyang Dizhi) để thực thi các yêu sách của mình.

Một yếu tố chính trong các chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông là sử dụng lực lượng dân quân hàng hải và tàu chấp pháp để đe dọa ngư dân và xua đuổi họ khỏi các khu vực đánh bắt truyền thống.

Hàng năm, Trung Quốc ban bố lệnh cấm đánh bắt cá, tuyên bố rằng mục đích của họ là bảo tồn nguồn cá ở Biển Đông. Đồng thời với việc áp dụng lệnh cấm này, các tàu Trung Quốc thường xuyên quấy rối, tấn công và đâm chìm tàu ​​Việt Nam.

Vụ gần đây nhất xảy ra vào tháng 6/2020, khi một xuồng máy của Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) bao vây một tàu cá Việt Nam và đâm chìm tàu. Các ngư dân Việt Nam sau đó bị bắt, bị đánh đập và buộc phải ký vào các văn bản cho biết họ đã vi phạm lệnh cấm đánh bắt. CCG cũng lấy đi các phương tiện đánh bắt và gây hư hỏng cho tàu.

Các chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông cũng bao gồm việc sử dụng tàu nghiên cứu và đội tàu hộ tống của họ để quấy rối các hoạt động phát triển khí đốt và dầu mỏ, tài nguyên của các bên tranh chấp khác, buộc họ phải xem xét lại hoặc từ bỏ các dự án của mình.

Xung đột ở Biển Đông: Sẽ không bùng nổ

Trung Quốc thường triển khai một số tàu khảo sát, cũng như một đội tàu hộ tống gồm các tàu thực thi pháp luật và lực lượng dân quân hàng hải, đến các lô dầu khí theo kế hoạch của các quốc gia có yêu sách nhằm ngăn chặn các bên tranh chấp khác tiếp cận vùng biển này.

Các trường hợp đáng chú ý bao gồm vụ việc ở Bãi Tư Chính từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2019, cũng như sự xuất hiện gần đây của tàu nghiên cứu Trung Quốc Hải dương Địa chất 4 tại vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam gần khối 6.01, một khối khí đốt mà Việt Nam đang có kế hoạch cùng thăm dò với tập đoàn khí đốt Rosneft của Nga.

“Những chiến thuật này cho thấy rõ tham vọng của Trung Quốc trong việc thiết lập sự hiện diện hàng hải lâu dài trong khu vực. Trung Quốc có mục đích sử dụng các chiến thuật này như một phương tiện để thực thi các yêu sách hàng hải bá quyền của mình và buộc các nước Đông Nam Á phải chấp nhận Trung Quốc là bá chủ mới”, vị chuyên gia lưu ý.

Nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Đối mặt với những thách thức này, chính phủ Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải của mình? Cho đến nay, phản ứng chính của Việt Nam đối với sự xâm lược của Trung Quốc chủ yếu thông qua các công hàm ngoại giao phản đối và các tuyên bố công khai.

Tướng Việt Nam: Nguy cơ va chạm ở Biển Đông cao, là láng giềng, nên kiềm chế

Thời gian qua, như đã thấy, các phản đối ngoại giao của Việt Nam chống lại những hành động này thường được tiến hành ở cấp độ song phương, chẳng hạn như thông qua các cuộc gặp gỡ hoặc trao đổi qua điện đàm giữa các quan chức ngoại giao, cả ở cấp chính phủ và cấp đảng. Gần đây nhất, sau sự cố vào tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tổ chức hội nghị từ xa với người đồng cấp Trung Quốc để thảo luận về các vấn đề hai bên cùng quan tâm và giải pháp.

Trên thực tế, những đường dây liên lạc thường xuyên tương tự thể hiện rõ hiệu quả trong việc ngăn chặn xung đột leo thang, nhờ đó giảm thiểu được cuộc khủng hoảng ngoại giao tiềm tàng hoặc một cuộc chiến toàn diện. Tuy nhiên, điều này vẫn không thể đảo ngược các hành động của Trung Quốc.

Trong các tuyên bố của mình, Việt Nam thể hiện sự kiên định về chủ quyền cũng như sẵn sàng hợp tác để giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trong những năm gần đây, các tuyên bố được phía Việt Nam đưa ra đã bắt đầu đề cập đến việc kiện tụng như một công cụ pháp lý - phương tiện khả thi để giải quyết tranh chấp, cho thấy Việt Nam sẵn sàng đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế để khẳng định quyền chủ quyền của mình cũng như tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Sự hung hăng của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến Việt Nam trong cả lĩnh vực chính trị và kinh tế. Trở ngại đáng chú ý nhất đối với Việt Nam là cách Trung Quốc gia tăng tần suất hoạt động trong những năm gần đây. Sau sự cố hạ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, Trung Quốc đã nhiều lần triển khai các tàu nghiên cứu và giàn khoan dầu khí đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, với thời gian dài hơn và tần suất tăng lên.

Vụ Bãi Tư Chính: Việt Nam sẽ không mắc bẫy thâm độc của Trung Quốc

Trong năm 2014, Trung Quốc chỉ triển khai các tàu của họ vào EEZ của Việt Nam một lần và chỉ trong khoảng hai tháng. Năm ngoái, nó đã triển khai tàu bốn hoặc năm lần, với tổng thời gian của các sứ mệnh này là khoảng sáu tháng, từ cuối tháng Ba cho đến đầu tháng Mười. Cả năm 2019, có 3 vụ tàu Trung Quốc tấn công, quấy rối tàu cá Việt Nam. Năm nay, ba trường hợp xảy ra chỉ trong sáu tháng đầu tiên.

Với việc Trung Quốc tỏ ra không khoan nhượng đối với các tàu vi phạm lệnh cấm đánh bắt tùy tiện của họ, nhiều ngư dân Việt Nam đang bị buộc phải từ bỏ ngư trường truyền thống của mình và vươn khơi xa hơn về phía nam. Đây là nguyên nhân sâu xa làm gia tăng các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) trong khu vực. Các tàu cá này xâm phạm vào vùng biển của Indonesia và Malaysia và tiến hành đánh bắt trái phép.

Điều này đã tạo ra một vấn đề khá đáng lo ngại trong quan hệ giữa Việt Nam và các bên khi ngày càng nhiều tàu cá Việt Nam bị bắt giữ và trong một số trường hợp, bị làm hư hại. Gần đây nhất, một vụ đụng độ giữa tàu của Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia và tàu cá Việt Nam hoạt động trái phép bên trong vùng biển Malaysia dẫn khiến một ngư dân Việt Nam thiệt mạng.

Theo tác giả Nguyễn Cao Việt Hùng, Ths Khoa học Chính trị Đại học Waseda Nhật Bản và là Trợ lý nghiên cứu tại Sáng kiến Dữ liệu Biển Đông, cũng có khả năng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải ngay trên sân nhà.

Cụ thể, với hành động o ép, tăng cường gây rối từ phía Trung Quốc, theo Việt Nam đã phải hủy bỏ một số dự án phát triển khai thác dầu khí ngoài khơi Biển Đông, với khoản bồi thường cho các công ty nước ngoài lên tới gần 1 tỷ USD. Gần đây nhất, Việt Nam đã trì hoãn việc thăm dò lô 06-01, phía tây bắc Bãi Tư Chính thuộc Dự án Nam Côn Sơn, liên doanh của Việt Nam với Nga cho đến năm sau, một dự án trước đó từng được cho là sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn.

Liệu Việt Nam và các nước ASEAN có thể học Indonesia “dọa" Trung Quốc ở Biển Đông?

Bên cạnh đó, còn có hàng loạt vụ gây rối đối với ngư dân Việt Nam nhất là việc tàu cá bị đánh chìm liên quan đến tàu cá Trung Quốc hay lực lượng Hải cảnh nước này.

Liên quan đến vụ việc tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng tàu ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, Hà Nội đã trao công hàm trao đổi với Trung Quốc, yêu cầu điều tra, xác minh thông tin.

Cụ thể, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết.

“Bộ Ngoại giao đã đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam khẩn trương tiếp xúc với các ngư dân lấy thông tin, phối hợp điều tra xác minh làm rõ vụ việc và sớm có các biện pháp giao thiệp cần thiết với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân”, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Cao Việt Hùng dẫn quan điểm một nhà nghiên cứu cho rằng, Việt Nam cần cứng rắn hơn nữa với phía Trung Quốc liên quan đến các vụ việc tương tự, bảo vệ ngư dân của mình. Đồng thời, Việt Nam cần giao thiệp mạnh mẽ với chính quyền Bắc Kinh để xử lý thích đáng, triệt để, bồi thường thiệt hại cho những ngư dân bị đánh chìm tàu cá.

Theo đó, đây cũng là cách để chính quyền Việt Nam thực sự củng cố niềm tin của người dân không chỉ đối với vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc mà còn là sứ mệnh đặt tính mạng của người dân lên trên hết.

Việt Nam nên chọn chiến lược nào ở Biển Đông?

Trong bài viết của mình, chuyên gia Nguyễn Cao Việt Hùng cũng đề cập một số quyết sách mà Hà Nội có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề nêu trên. Theo đó, Việt Nam nên xem xét những chính sách thay thế kiên quyết và mạnh mẽ hơn, bên cạnh các chiến lược hiện có.

Khẩu chiến Mỹ- Trung. Việt Nam và ASEAN ủng hộ Hoa Kỳ duy trì hòa bình ở Biển Đông

Bước đầu tiên là mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế hiện tại nhằm nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải và các tranh chấp liên quan ở Biển Đông mà Việt Nam có chủ quyền chính đáng.

Việc quan trọng cần làm là quản lý đội tàu đánh bắt cá bằng biện pháp hiệu quả bao gồm cung cấp cho tàu cá thiết bị vô tuyến và theo dõi định vị, với các tín hiệu Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) được cập nhật liên tục.

“Việt Nam cũng nên đàm phán với các nước trong khu vực, như Malaysia và Indonesia, về các nghị định thư trong trường hợp chính quyền địa phương bắt giữ tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, cũng như các cuộc đụng độ bất ngờ trên biển”, chuyên gia cho biết. Bằng cách giảm thiểu các hậu quả có thể xảy ra do vi phạm đánh bắt IUU, Việt Nam có thể tránh được những căng thẳng trong khu vực.

Thứ hai, Việt Nam cũng nên xem xét khả năng bắt đầu các hoạt động tuần tra chung cùng với lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác.

Trên thực tế, Hà Nội có thể xem xét các lệnh cấm đánh bắt cá và lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc hiện đang ảnh hưởng đến cả Indonesia, Malaysia và Philippines. Theo Ths Hùng, những quốc gia này nên cân nhắc phối hợp các hoạt động tuần tra chung ở Biển Đông, cũng như cải thiện hệ thống chia sẻ thông tin để giảm thiểu và kiềm chế hành động hung hăng của Trung Quốc.

“Chính những cuộc tuần tra chung sẽ giúp đánh đuổi hoặc hạn chế lực lượng dân quân biển Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển mỗi nước, cũng như quản lý vi phạm đánh bắt IUU”, chuyên gia nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, còn một chính sách thay thế khác mà chuyên gia đề nghị Việt Nam xem xét là tổ chức các tàu cá của Việt Nam thành các đội nhóm, hoạt động như gắn kết như “hạm đội”.

Chuyên gia Việt Hùng nhấn mạnh, trong các sự cố trước đây, các tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm hoạt động đơn lẻ và cách xa các tàu khác. Với việc thành lập các đội tàu đánh cá, tàu cá sẽ được bảo vệ tốt hơn trước hành vi xâm phạm của Trung Quốc, và trong trường hợp bị tấn công, các tàu sẽ có thể giúp đỡ lẫn nhau, giảm thiểu thiệt hại cho tàu cũng như mất mát về người.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Việt Nam nên cân nhắc kỹ lưỡng và nghiêm túc đến khả năng đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế (như những gì mà Philippines đã làm và giành chiến thắng trước Bắc Kinh liên quan đến cái gọi là “đường cơ sở thẳng”, chính sách đường lưỡi bò/đường chín đoạn) để thực sự khẳng định tiếng nói và hành động đáng tin cậy của Hà Nội.

Trung Quốc tố Mỹ gây bất ổn tình hình biển Đông

Mặc dù động thái gần đây liên quan đến việc Việt Nam đề cử các trọng tài và hòa giải viên theo UNCLOS 1982 cho thấy Hà Nội có ý định sử dụng cơ chế này, nhưng theo vị chuyên gia, sẽ tốt hơn nếu xem xét đến những lựa chọn khác, chẳng hạn như Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS).

Cụ thể hơn, để “đánh động” ý định của mình, Việt Nam nên nêu thẳng thắn quan ngại về việc Trung Quốc đề cử ứng viên của mình vào ghế thẩm phán ITLOS.

Như thời gian qua đã đề cập, các ứng cử viên của Trung Quốc đều trúng cử dễ dàng mà không có sự phản đối nào kể từ năm 1996. Do đó, phản ứng của Việt Nam sẽ thể hiện cam kết nghiêm túc trong việc duy trì các giá trị pháp lý quốc tế và thể hiện sự cân nhắc nghiêm túc trong việc giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp pháp lý.

Trong phần kết của bài viết, tác giả Nguyễn Cao Việt Hùng cho rằng, chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông đã mang lại những thách thức đáng kể cho Việt Nam, và những phản ứng chưa thực sự cứng rắng và còn phần nào “mang tính biểu tượng” của chính phủ sẽ khó giúp tình hình Biển Đông được cải thiện.

Để xử lý những vấn đề này, Việt Nam cần giải quyết những thách thức đã nêu một cách độc lập, kiên quyết nhưng cần hiểu rằng sẽ rất khó khăn để Hà Nội giải quyết triệt để nếu không có sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác.

“Một mình Việt Nam không phải là đối thủ đủ mạnh về cả kinh tế, ngoại giao và quân sự để chống lại Trung Quốc, nhưng thông qua hợp tác với các nước khác, Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đáng kể để thay đổi hiện trạng và lật ngược thế cờ có lợi cho mình ở Biển Đông”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đọc thêm:

Thảo luận