"Nga đang bước đi tuyệt vời": Người Nhật ngưỡng mộ tàu phá băng hạt nhân "Arktika" của Nga

MATXCƠVA (Sputnik) - Cư dân mạng Nhật Bản đã bình luận về một bài báo về tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga "Arktika" được đăng trên trang web của hãng truyền hình NHK.
Sputnik

Nga chuẩn bị thống trị Bắc Cực?

Ấn phẩm viết, đối mặt với tình trạng ấm lên toàn cầu và sự tan chảy ngày càng mạnh của các băng cực, Nga đã tự đề ra cho mình nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển khoáng sản và sử dụng Tuyến đường Biển Phương Bắc cho các kết nối giao thông giữa châu Âu và châu Á. Theo ý kiến ​​của tác giả tài liệu, khi đóng những con tàu như vậy Nga nhắm tới việc nhằm khẳng định vị thế thống trị trong sự phát triển của Bắc Cực. 

"Nga đang bước đi tuyệt vời": Người Nhật ngưỡng mộ tàu phá băng hạt nhân "Arktika" của Nga

Người dùng Twitter từ Nhật Bản khi bình luận về ấn phẩm đã bày tỏ ngưỡng mộ tàu "Arktika" và so sánh con tàu với một người khổng lồ: 

National Interest kể về “cơn ác mộng” của Mỹ ở Bắc Cực

"Nga đang bước đi thật tuyệt vời! <…> Hãy nhìn vào bức ảnh của người khổng lồ này!"
"Nga đã tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ lớn lao như vậy!"
"Tôi đồng ý rằng bằng cách xây dựng tàu phá băng hạt nhân này, Nga đang khẳng định vị thế thống trị trong sự phát triển Bắc Cực."

Dự án 22220

Tàu phá băng hạt nhân đầu tiên LK-60Ya "Arktika" thuộc dự án 22220 được đóng tại "nhà máy Baltic" ở St. Peterburg. Tàu phá băng hạt nhân thuộc dự án 22220 là những chiếc tàu lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Chúng được xây dựng nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo của Nga ở Bắc Cực. Chiều dài của tàu là 173,3 mét, rộng 34 mét, lượng choán nước - 33,5 nghìn tấn. Những tàu phá băng này sẽ có thể điều hướng các đoàn tàu trong điều kiện bắc cực vì có khả năng phá vỡ lớp băng dày tới 3 mét.

Hồi tháng 6, tổng giám đốc của tập đoàn nhà nước Rosatom, Alexei Likhachev, thông báo rằng tàu "Arktika" đã rời St.Petersburg vào ngày 23 tháng 6 để thực hiện giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm trên biển. 

"Nga đang bước đi tuyệt vời": Người Nhật ngưỡng mộ tàu phá băng hạt nhân "Arktika" của Nga
Thảo luận