Công hàm của Anh, Pháp, Đức phản đối Trung Quốc ở Biển Đông: Việt Nam “hoan nghênh”

Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 1/10, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tập trận gần Hoàng Sa ở Biển Đông.
Sputnik

Liên quan đến công hàm của ba nước E3 Anh, Pháp, Đức phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng bình luận việc Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga thăm Hà Nội hay Chính phủ Singapore đơn phương dỡ lệnh đóng cửa biên giới với du khách Việt Nam.

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa

Chiều nay, trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc chính quyền và Quân đội Trung Quốc liên tục tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa (mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền), phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định, hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

“Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Việt Nam bình luận về sự leo thang của xung đột ở Karabakh
Theo đại diện Bộ Ngoại giao, hành vi tập trận quân sự của Trung Quốc gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Bắc Kinh và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn vi phạm tương tự”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa tái khẳng định thực tế Hà Nội có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước đó, hôm 28/9, Trung Quốc đồng loạt tổ chứuc 5 cuộc tập trận quanh khu vực các biển lớn của nước này, trong đó có hai cuộc diễn tập gần quần đảo Hoàng Sa.

Công hàm của Anh, Pháp, Đức phản đối Trung Quốc ở Biển Đông: Việt Nam “hoan nghênh”

 

Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng thông báo cho biết, những cuộc tập trận còn lại diễn ra ở Biển Hoa Đông, Biển Bột Hải. Phía Nam biển Hoàng Hải, Quân PLA cũng tổ chức tập trận bắn đạn thật từ 28/9 đến 30/9.

Trong thông cáo về các cuộc tập trận này, Trung Quốc cho biết đang nỗ lực củng cố và kiểm tra tinh thần sẵn sàng ứng chiến, năng lực chiến đấu, khả năng tác chiến, hiệp đồng của các lực lượng PLA.

Bà Lê Thị Thu Hằng thông tin vụ Trung Quốc xả lũ, hợp tác với Mỹ về gian lận thương mại

Quân đội Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự theo định kỳ, nhưng hiếm khi thực hiện cùng lúc hàng loạt các cuộc diễn tập rầm rộ như trong thời gian qua.

Hồi đầu tháng 9, Quân đội Trung Quốc cho biết tổ chức thêm các cuộc tập trận quân sự, bắt đầu từ ngày 7/9 dọc theo bờ biển phía Đông Bắc và phía Đông của nước này.

Cũng trong tháng trước, chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố thực hiện 4 cuộc tập trận riêng biệt, ở Biển Bột Hải, Biển Hoa Đông, Hoàng Hải và Biển Đông. Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các cuộc tập trận diễn ra liên tục, quy mô lớn là động thái khác lạ của Bắc Kinh.

Hành vi tổ chức tập trận quy mô của Trung Quốc có thể coi là một mũi tên trúng nhiều đích – vừa “dọa” Mỹ tránh “chõ mũi” can thiệp vào vấn đề eo biển Đài Loan, căng thẳng ở Biển Đông, vừa phô trương sức mạnh quân PLA đối với các nước láng giềng trong khu vực nhất là các bên có chung tranh chấp biển đảo hay Ấn Độ.

Việt Nam nói gì về công hàm Anh, Pháp, Đức phản đối Trung Quốc ở Biển Đông?

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, lần đầu tiên trong lịch sử, ba thành viên lớn nhất ở Liên minh châu Âu (EU) là Anh, Pháp, Đức (E3) các bên cùng tham gia UNCLOS đồng lòng gửi công hàm phản đối yêu sách chủ quyền và bác bỏ “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tấn công Trung Quốc trên mọi mặt trận, Anh Pháp Đức khiến Bắc Kinh lo sợ ở Biển Đông

Liên quan đến vấn đề này, trong buổi họp báo chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan Biển Đông là nhất quán và đã được thể hiện trong nhiều dịp khác nhau”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, Việt Nam cho rằng các nước cần chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung về duy trì ổn định và thúc đẩy hòa bình, hợp tác ở Biển Đông. Để thực hiện điều này, theo bà Lê Thị Thu Hằng, việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ UNCLOS là thiết yếu.

“Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam chia sẻ quan điểm như đã nêu... theo đó, UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
“Với tinh thần đó, Việt Nam mong tất cả các nước cùng các nước đối tác ASEAN sẽ đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại Biển Đồng, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế và lợi ích chung cũng như nguyện vọng của các nước và cộng đồng quốc tế”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Trước đó, hôm 16/9, nối tiếp động thái cứng rắn của hàng loạt quốc gia, phái đoàn thường trực ba nước Anh, Pháp, Đức tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm chung, phản bác các yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong công hàm đệ trình lên LHQ, ba quốc gia Anh, Pháp, Đức nêu rõ sẽ tiếp tục duy trì và khẳng định quyền cũng như nguyên tắc tự do được quy định trong Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 cũng như góp phần thúc đẩy hợp tác, hòa bình trong khu vực.

Việt Nam lên tiếng về việc Anh muốn gia nhập CPTPP, mở đường bay quốc tế

Công hàm hôm 16/9 cũng thể hiện lập trường của E3 - Pháp, Đức và Anh đối với loạt công hàm trước đây của Trung Quốc trình Liên hợp quốc liên quan đến Biển Đông.

Với tư cách thành viên UNCLOS 1982, ba nước khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như quyền đi lại được nêu rõ trong quy định của UNCLOS, gồm cả ở khu vực Biển Đông, nơi thường xuyên xảy ra các tranh chấp chủ quyền.

Anh, Pháp, Đức cũng đồng thời tái khẳng định những tuyên bố chủ quyền liên quan đến việc thực thi cái gọi là “quyền lịch sử” ở Biển Đông sẽ là “không tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như điều khoản của Công ước quốc tế về Luật Biển 1982. E3 cũng khẳng định tính pháp lý của phán quyết được Tòa Quốc tế công bố năm 2016 trong vụ kiện giữa Bắc Kinh và Manila.

“Tất cả các yêu sách hàng hải ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của UNCLOS cũng như cách thức và thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước”, công hàm của ba nước Anh, Pháp, Đức bác bỏ những yêu sách phi lý của Bắc Kinh và kêu gọi Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Công hàm chung cũng khẳng định việc tuyên bố đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo đối với các thực thể ở Biển Đông phải phù hợp với các quy định của UNCLOS - công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên.

Đáng chú ý, hiện nay, bên cạnh Mỹ, các nước lớn của Liên minh châu Âu Anh, Pháp, Đức, nhiều đồng minh của Hoa Kỳ như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Canada cũng đều có động thái đề nghị Trung Quốc tăng cường tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình ở Biển Đông.

Việt Nam muốn ASEAN – Trung Quốc nối lại đàm phán COC

Liên quan đến thông tin Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr cho biết Manila sẽ cố gắng hoàn tất lần đọc thứ hai dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trước khi chuyển lại vai trò điều phối viên quan hệ Trung Quốc - ASEAN cho Myanmar, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo chiều 1/10 đã có phản hồi.

Quân PLA dồn dập tập trận ở Biển Đông: Trung Quốc muốn đe dọa Việt Nam?

Trước đó, đàm phán COC bị gián đoạn cả thời gian dài do Covid-19.

Tại họp báo chiều nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam mong muốn cùng các nước liên quan nối lại đàm phán COC, tiến tới đạt sớm được COC chất lượng, tổng thể, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Việc nối lại đàm phán COC sau thời gian gián đoạn do Covid-19 là ưu tiên của các nước ASEAN và Trung Quốc. Chia sẻ ưu tiên này, Việt Nam mong muốn cùng các nước liên quan nối lại đàm phán văn bản, tiến tới sớm đạt được COC chất lượng tổng thể, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, bà Hằng bày tỏ.

Thời gian qua, ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất sẽ có 3 lần đọc dự thảo, đến nay đã xong một vòng. Khi nào nối lại đàm phán sẽ bắt đầu vòng đọc thứ hai.

Trước đó, Ngoại trưởng Locsin đưa ra tuyên bố về nối lại đàm phán trong cuộc họp trực tuyến Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) hôm 12/9. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan diễn ra từ 9/9 đến 12/9, do Việt Nam tổ chức trên cương vị Chủ tịch ASEAN.

Tòa Quốc tế và Biển Đông: Việt Nam sẽ thắng nếu khởi kiện Trung Quốc?

COC là văn bản mà ASEAN đàm phán với Trung Quốc từ 2002, nhằm hướng tới xây dựng các quy tắc mang tính ràng buộc trên Biển Đông. Cuộc họp về COC gần đây nhất là vào tháng 10/2019 tại Đà Lạt, trong đó ASEAN và Trung Quốc nhất trí chuẩn bị thực hiện vòng đọc lần hai văn bản dự thảo COC.

Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc khi đó dự kiến bàn vấn đề này trong cuộc họp của các quan chức cấp cao (SOM) của hai bên vào 1/7/2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đã làm gián đoạn các cuộc họp thảo luận về xây dựng COC.

Việt Nam nói về khả năng Tân Thủ tướng Nhật Bản thăm Hà Nội

Trong buồi họp báo chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng thông tin về việc Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ thăm Việt Nam.

Ông Yoshihide Suga trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản

Cụ thể, tại cuộc họp báo thường kỳ, khi được hỏi về thông tin tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ tiến hành thăm chính thức Việt Nam chính thức trong thời gian tới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ thăm Việt Nam “vào thời điểm phù hợp với cả hai bên”.

“Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp. Hai bên duy trì tiếp xúc ở các cấp và dưới nhiều hình thức khác nhau. Với tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp với cả hai bên”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Hôm 30/9, nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Yoshihide Suga đang có kế hoạch thăm Việt Nam và Indonesia vào khoảng giữa tháng 10.

Nếu chuyến thăm được thực hiện thì đây sẽ là chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên kể từ khi nhà lãnh đạo Yoshihide Suga nhậm chức vào trung tuần tháng 9/2020.

Nhiều hãng truyền thông Nhật Bản cũng cho biết, trong trường hợp chuyến thăm diễn ra theo kế hoạch, Thủ tướng Nhật Bản Suga dự kiến ​​sẽ có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Indonesia.

Theo đó, Tân Thủ tướng Suga sẽ tiến hành cuộc gặp quan trọng với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Báo chí Nhật cũng cho hay, nhà lãnh đạo Chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có thực hiện chuyến công du nước ngoài cấp nguyên thủ quốc gia này hay không sau khi theo dõi sát sao diễn biến tình hình dịch bệnh coronavirus Covid-19 trong nước và ở hai quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam – Indonesia) nơi dịch bệnh hiện đã tương đối ổn định.

Phản ứng của Việt Nam về việc Singapore mở cửa biên giới với du khách Việt

Trong khuôn khổ buổi họp báo chiều nay, người phát ngôn cũng trả lời về vấn đề chính phủ Singapore đơn phương dỡ lệnh đóng cửa biên giới đối với hành khách đến từ Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng thông tin vụ Trung Quốc xả lũ, hợp tác với Mỹ về gian lận thương mại

Theo phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, ngày 30/9, Singapore đã công bố quyết định mở cửa biên giới cho khách đến từ Việt Nam từ ngày 8/10.

Theo các cơ quan chức năng Singapore, để nhập cảnh Singapore từ ngày 8/10, trong khoảng 7 đến 30 ngày trước ngày dự kiến nhập cảnh, du khách đến từ Việt Nam phải nộp đơn trực tuyến để được chấp thuận.

Sau khi nhập cảnh, du khách sẽ phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 và cài đặt ứng dụng truy vết dịch Covid-19 trên điện thoại cá nhân.

“Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, du khách có thể tự do đi lại tại Singapore. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính và cần điều trị tại Singapore, du khách phải chịu toàn bộ chi phí y tế liên quan”, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay.
“Cùng ngày, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội cũng đã thông báo với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao về việc này, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác để tạo thuận lợi cho công dân nhập cảnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh của mỗi bên”, người phát ngôn nhấn mạnh.
Thảo luận