Đã thấy bốn thi thể vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Dùng Flycam, công nghệ tầm nhiệt

Liên quan vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 khiến thiếu tướng Nguyễn Văn Man cùng 12 cán bộ, chiến sĩ mất tích, Việt Nam huy động hơn gần một ngàn người nhưng mới chỉ tìm thấy bốn thi thể trong số 13 người bị vùi lấp trong đêm ở Trạm Kiểm lâm 67. Nửa quả núi lớn đã đổ ập xuống thủy điện Rào Trăng 3.
Sputnik

Tuy nhiên, đã xác định được vị trí 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích. Sự cố sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định “rất đáng tiếc”. Theo Phó Chủ tịch Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định, đoàn đã dùng cảnh khuyển, Flycam nhưng chưa phát hiện ai, có thể sẽ phải cần đến công nghệ tầm nhiệt để tìm người mất tích.

Trong khi đó, bão số 7 vừa qua, áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên Biển Đông, hướng vào miền Trung, Bộ GTVT đã ra công điện khẩn ứng phó với bão và mưa lũ. Sơ bộ, đã có 50 người chết và mất tích. Việt Nam đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, không xả lũ gấp và rút kinh nghiệm trong công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn trong mưa lũ.

Áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông, hướng thẳng vào miền Trung của Việt Nam

Theo thông tin từ Trung Tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay 15/10, áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông và được dự báo mạnh lên thành bão trong 48 giờ tới. Việt Nam lại căng mình ứng phó với đợt mưa lũ mới, diễn biến phức tạp, tránh tối đa thiệt hại về người và của, rút kinh nghiệm về công tác cứu hộ, cứu nạn trong những đợt mưa lũ vừa qua.

Bão số 7 cực kỳ nguy hiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 4 gặp nạn khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3

Trung Tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra thông báo cho biết, vào hồi 7h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,0 độ Vĩ Bắc; 119,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 650km về phía Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo trong 24h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 7 giờ ngày 16/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 360km về phía Bắc Đông Bắc. Đồng thời, khi đó, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Đã thấy bốn thi thể vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Dùng Flycam, công nghệ tầm nhiệt

Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam, vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 24h tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,0 đến 16,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 113,5 đến 120,0 độ Kinh Đông.

Trước tình hình này, Trung tâm nhấn mạnh, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định là cấp 3. 

Trong 24h 48h tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Trước đó, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia của Việt Nam Hoàng Phúc Lâm cũng từng nhận định, áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông có thể mạnh lên thành bão số 8 và hướng vào khu vực Trung – Nam Trung Bộ.

Xác minh vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3, Bộ Quốc phòng đưa quân, khí tài quân sự vào Huế

Ông Lâm cho biết, diễn biến áp thấp nhiệt đới/cơn bão này phụ thuộc vào không khí lạnh bổ sung mạnh vào ngày 16, 17/10. Khi đó sẽ gây mưa trở lại ở Trung Trung Bộ từ ngày 16/10. Từ ngày 17 đến 20/10 ở Trung Trung Bộ có đợt mưa to đến rất to kéo dài, cần đề phòng ngập lụt, sạt lở đất.

Đến 7h ngày 17/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 150km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Trong 48 đến 72h tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Ngoài ra, trên đất liền, dự báo trong 6h tới, các tỉnh vùng núi Bắc Bộ sẽ có mưa vừa, có nơi mưa rất to, lượng mưa tích lũy rơi vào khoảng từ 30mm – 50mm, có nơi lên trên 70mm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng vùng trũng. Cụ thể là tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Nhiều người chết và mất tích: Rút kinh nghiệm ứng phó cứu nạn

Sáng nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã họp bàn ứng phó với bão số 7, khắc phục thiệt hại mưa lũ ở miền Trung và rút kinh nghiệm về công tác tìm kiếm cứu nạn.

Bão số 7 đã bắt đầu suy yếu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Trần Quang Hoài trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sáng nay ngày 15/10 cho biết, không những áp thấp nhiệt đới sau bão số 7 mà cả áp thấp nhiệt đới mới cũng đã vào Biển Đông.

Ông Hoài nhấn mạnh, nhiều hình thái thời tiết khác đã, đang và sẽ gây mưa lớn cho nhiều khu vực của Việt Nam trong thời gian tới, do đó, cần theo dõi chặt chẽ, điều phối, ứng phó kịp thời, vận hành thận trọng các hồ chứa trong thời gian này, nhất là tránh việc xả lũ gấp.

Thông tin tại cuộc họp, báo cáo từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho hay, từ 19h ngày 13/10 đến 19h ngày 14/10, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to.

“Một số trạm mưa lớn như Tả Si Láng (Yên Bái) 179 mm, Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 191 mm, Lương Nha (Phú Thọ) 151 mm, Cô Tô (Quảng Ninh) 251 mm, Tiền Hải (Thái Bình) 128 mm, Thạch Lâm (Thanh Hóa) 176 mm”, báo cáo cho biết.

Tại cuộc họp sáng nay, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm dự báo từ ngày 15-16/10, khu vực đồng bằng và Đông Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục có mưa 100-200 mm, có nơi trên 250 mm. Đồng thời, Hà Tĩnh và các nơi khác ở Bắc Bộ phổ biến khoảng 40-70 mm.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cũng cho biết tổng quan tình hình mưa lũ từ 19h ngày 5/10 đến 19h ngày 13/10. Theo đó, khu vực miền Trung đã xảy ra mưa rất lớn.

Trong đó tổng lượng mưa phổ biến ở các địa phương như Hà Tĩnh là 350-550 mm (lớn nhất 798 mm tại Kỳ Thượng), Quảng Bình 550-1.200 mm (lớn nhất 1.250 mm tại Lâm Thủy), Quảng Trị 900-2.000 mm (lớn nhất 1.975 mm tại A Vao).

Bão số 7 cực kỳ nguy hiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 4 gặp nạn khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3

Tại Đà Nẵng 900-1.250 mm (lớn nhất 1.276 mm tại hồ Đồng Nghệ), Quảng Nam 1.000-1.500 mm (lớn nhất 1.520 mm tại cầu Hương An), Quảng Ngãi 500-1.000 mm (lớn nhất 1.072 mm tại Trà Hiệp).

“Đặc biệt tại Thừa Thiên-Huế, lượng mưa từ 1.900-2.300 mm. Một số trạm mưa lớn trên 2.000 ở Huế và vượt tổng lượng mưa lịch sử năm 1999 (2.244 mm) là Hồ Khe Ngang 2.276 mm, A Lưới 2.290 mm”, báo cáo nêu.

Những ngày qua, lũ lớn xảy ra trên 14 tuyến sông chính ở khu vực miền Trung, trong đó 10 tuyến sông ở mức BĐ3 đến trên BĐ3 1,9 m tại 5 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam, đặc biệt lũ trên sông Bồ, Thừa Thiên-Huế và sông Hiếu, sông Ô Lâu, tỉnh Quảng Trị đã vượt mực nước lũ lịch sử (năm 1999).

Đáng báo động là hiện nay, mực nước các sông Thừa Thiên-Huế xuống dưới mực BĐ2, các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Nam ở mức BĐ1.

Đồng thời, trong những ngày qua, theo báo cáo của Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh - những địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão số 7 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 31.096 tàu cá với 115.607 lao động và 759 tàu vận tải di chuyển tránh trú.

Đồng thời, có 7 tỉnh từ Quảng Ninh-Nghệ An đã thực hiện cấm biển. Bốn tỉnh, thành phố từ Hải Phòng đến Ninh Bình đã sơ tán 8.748 người trên lồng bè, chòi canh, nhà yếu đến nơi an toàn; thu hoạch 18.299 ha lúa.

Báo cáo sơ bộ thiệt hại tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo thông tin, bão số 7 đã gây sạt lở 278 m2 kè Hải Thịnh 3 thuộc tuyến đê biển Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

“Đến sáng 15/10 đã có 40 người chết và 8 người mất tích”, báo cáo cho biết.

Cụ thể, theo danh sách thống kê, mưa lũ tại miền Trung khiến 40 người chết (34 người do bị lũ cuốn; 3 thuyền viên trên biển, 3 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ), 8 người mất tích (Quảng Trị 3, Thừa Thiên Huế 1, Đà Nẵng 1, Quảng Nam 2, Gia Lai 1).

Có 6.500 tấn gạo, 5,5 tấn lương khô, 20.000 thùng mì tôm, 300 cơ số thuốc, 3 tấn hóa chất PAC, 119 xuồng các loại, 81 máy phát điện, 257 nhà bạt, 17.420 phao, 3 xe lội nước GAZ đã được chuyển đến các địa phương chịu thiệt hại do mưa lũ.

Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử

Tại cuộc họp sáng nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo nhấn mạnh, các tỉnh miền Bắc theo dõi sát diễn biến mưa bão, điều hành hệ thống hồ chứa lớn, nhất là ở 4 hồ chứa ở các địa phương như Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

Trong khi đó, các tỉnh miền Trung tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo nêu trong công điện của Thủ tướng và Ban Chỉ đạo.

Bộ trưởng Cường nhấn mạnh đến việc quản trị hệ thống hồ, cả hồ thuỷ điện và các hồ thuỷ lợi là nhiệm vụ quan trọng nhất.

“Hậu hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới cùng các hình thái thời tiết mới gây mưa, lạnh cần hết sức chú ý. Chúng tôi sẽ tiếp tục sẽ họp với điện lực và ngành công thương để bảo đảm an toàn hiện tại và dự trữ nước cho mùa khô năm nay”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Bộ trưởng cũng yêu cầu triển khai đánh dấu vết lũ tại các điểm bị ngập sâu, lũ lịch sử và rà soát để giảm thiểu thiệt hại về người và của. Thiệt hại lúa mùa hiện chưa nhiều, nhưng sắp tới còn nhiều diễn biến phức tạp khác nên trồng trọt và thuỷ sản vẫn đứng trước nguy cơ mất an toàn.

Đã thấy bốn thi thể vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Dùng Flycam, công nghệ tầm nhiệt

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, cần khắc phục 2 đoạn còn ách tắc giao thông tại nhánh Tây đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 49 vào Thừa Thiên - Huế (các quốc lộ khác và đường sắt đã thông tuyến).

Ông Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, nhất là các khu vực còn bị ngập sâu và kể cả người dân ở vùng lũ đã rút, tránh tâm lý chủ quan.

“Tổ chức rút kinh nghiệm công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn trong đợt mưa lũ”, báo cáo của Ban chỉ đạo nhấn mạnh.

Ban Chỉ đạo đồng thời cũng yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới.

Hơn 1000 người vẫn chưa tìm được 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích ở gần Rào Trăng 3

Thông tin từ Ủy ban ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, dù đã tích cực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm được Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, cùng 12 cán bộ chiến sĩ mất tích khi đi cứu hộ các nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3.

Bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Cập nhật đến sáng 15/10, vẫn chưa có kết quả tìm kiếm 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích ở Trạm Kiểm lâm 67 thuộc huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Lực lượng chức năng đang đẩy nhanh tiến độ để tiếp cận Rào Trăng 3 và tìm kiếm người gặp nạn.

Báo cáo nhanh tình hình cứu hộ tại Rào Trăng 3 trong cuộc họp sáng nay, Đại tá Nguyễn Xuân Dũng, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho biết đã huy động gần 1000 người, trong đó có hơn 660 bộ đội nhưng hiện vẫn chưa có kết quả.

Theo đại diện Bộ Quốc phòng nêu tại cuộc họp, việc tìm kiếm cứu nạn ở thủy điện Rào Trăng 3 thực hiện theo phương châm chỉ đạo với quyết tâm nhất, khẩn trương nhất với tiến độ nhanh nhất và huy động phương tiện tốt nhất.

Theo Đại tá Dũng, phương án tìm kiếm các nạn nhân mất tích ở khu vực trên đang được triển khai theo 3 hướng trên không, thủy nội địa và trên đất liền.

Đại tá Nguyễn Xuân Dũng cho biết, về Không quân, đã huy động 3 trực thăng vừa trinh sát để phối hợp với lực lượng mặt đất để tổ chức san gạt các điểm sạt lở để giải phóng mặt đường vào hiện trường để cứu hộ, cứu nạn.

Đã thấy bốn thi thể vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Dùng Flycam, công nghệ tầm nhiệt

Đồng thời, lực lượng Không quân còn thả hàng cứu trợ vào hiện trường khu vực các nạn nhân gặp nạn.

Đến khoảng 10h ngày 14/10, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận được Trạm kiểm lâm số 67 và tổ chức tìm kiếm cứu nạn, đến giờ phút này chưa có kết quả, mặc dù đã huy động lực lượng và phương tiện tốt nhất.

“Mặc dù đã huy động 3 trực thăng phối hợp với hơn 200 phương tiện tốt nhất dưới mặt đất nhưng tới giờ phút này vẫn chưa thấy được ai”, Đại tá Nguyễn Xuân Dũng buồn bã nói.

Theo ông Dũng, hiện trạng sạt lở tại Trạm kiểm lâm 67 cho thấy khối lượng đất đá đổ dồn về rất lớn, lên tới khoảng 20 nghìn m3 trong khi địa hình nhỏ nên khó huy động được nhiều phương tiện một lúc, công tác cứu hộ càng khó khăn. Hiện nay, các lực lượng chức năng tiếp tục san gạt đường để vào khu vực thủy điện Rào Trăng 3.

“Kết quả công tác tìm kiếm cứu nạn, hết ngày 14/10, lực lượng đã đưa được 25 người ra ngoài an toàn, trong đó có 5 người bị thương và 1 thi thể tìm thấy ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3. Ngoài ra, lực lượng đã liên lạc được với nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 có 14 người mất liên lạc từ ngày 12/10 (tại thủy điện A Lin B2)”, Đại tá Dũng báo cáo tại cuộc họp cho biết.
“Hiện chúng tôi đã huy động khoảng 1.000 người, khoảng 200 phương tiện các loại, đang đẩy nhanh tiến độ chạy đua với thời gian để tiếp cận Rào Trăng 3 và tìm kiếm 13 người mất tích của lực lượng cứu hộ. Hy vọng trong thời gian ngắn nhất, chúng ta sẽ tìm thấy những người đang mất tích”, Đại tá Dũng nhấn mạnh.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm nhấn mạnh, hiện Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đang phối hợp cùng đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế dự báo từng giờ để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.

Hơn 600 cột điện gãy đổ trong bão số 5: Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân

Theo Đại tá Nguyễn Xuân Dũng, hiện đã 8.200 người đã được huy động tham gia công tác cứu hộ tại các vùng lũ lụt ở miền Trung.

Đánh giá về sự cố, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cảm thấy “vô cùng đáng tiếc”. Có 11 cán bộ của Quân đội và hai cán bộ địa phương hiện vẫn đang mất tích, trong khi 17 công nhân ở nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 vẫn đang chờ được đưa ra ngoài.

Ông Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tất cả lực lượng cứu nạn, cứu hộ tập trung ứng cứu cho khu vực này. Ngoài ra, việc kiểm tra thủy điện Rào Trăng 4 cũng cần được ưu tiên để lường trước những nguy cơ có thể xảy ra.

Dùng Flycam, công nghệ tầm nhiệt tìm người ở thủy điện Rào Trăng 3?

Tính đến sáng nay, 15/10, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế, bộ đội, lực lượng hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng, Công an đang tiếp tục triển khai phương án tìm kiếm cứu nạn tìm kiếm 13 người mất tích tại vị trí khu vực Trạm Kiểm lâm Tiểu khu 67.

Vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3: cứu được 19 người

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ thông tin cho hay, sáng 15/10, các lực lượng đang tiếp tục triển khai phương án tìm kiếm 13 người mất tích tại vị trí nhà kiểm lâm ở Tiểu khu 67, trong khi các hướng khác đang tiến sâu vào hiện trường.

Tại thời điểm này, theo hướng đường bộ, lực lượng công binh do Bộ Quốc phòng tăng cường vẫn đang tích cực đào bới để tìm kiếm những người bị vùi lấp tại khu nhà kiểm lâm.

Cơ quan chứuc năng cho hay, lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn tổng số là 983 người và 189 phương tiện các loại cùng cả chó nghiệp vụ.

Theo đó, Bộ Quốc phòng đã điều động 666 cán bộ, chiến sĩ và 119 trang bị, phương tiện các loại cùng ba chó nghiệp vụ. Tham gia tìm kiếm cứu nạn ở Rào Trăng 3, Bộ Công Thương điều động 5 người và 2 máy phát điện công suất lớn, lực lượng tại địa phương là 312 người và 68 phương tiện các loại.

Đã thấy bốn thi thể vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Dùng Flycam, công nghệ tầm nhiệt

Theo hướng đường thủy, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục triển khai sử dụng xuồng, cano cao tốc để vượt lòng hồ thủy điện Hương Điền đưa lực lượng tiến sâu vào khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 với hướng tiếp cận là khu vực thân đập thủy điện với hy vọng tìm thấy người mất tích.

Được biết, từ lòng hồ thủy điện Hương Điền di chuyển ngược dòng hơn 10km mới có thể tiếp cận được khu vực hiện trường thủy điện Rào Trăng 3, thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế và lực lượng chức năng nhận định, tại khu vực thân đập thủy điện sẽ có khả năng tìm kiếm nhiều công nhân mất tích.

Đồng thời, tại các vị trí tìm kiếm, công tác thông tin được đảm bảo thông suốt nhằm phục vụ công tác chỉ huy.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định cho biết, đến 9h sáng 15/10, lực lượng công binh đã men theo đường 71 tiến gần nhà máy thủy điện Rào Trăng 4.

“Nếu tiếp cận được vị trí này, quân đội sẽ dễ dàng qua khu vực Rào Trăng 3 để tìm kiếm người bị nạn. Hôm qua, các lực lượng đã đi đến tiểu khu 67 theo đường bộ 71. Từ đây, các chiến sĩ sẽ tiếp tục đi vào Rào Trăng 3. Nếu thuận lợi, bộ đội đến hiện trường vào tối nay”, Phó Chủ tịch Phan Thiên Định cho biết.

Vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3: Các lực lượng cứu hộ lên đường
Ông Định cũng nhấn mạnh, so với hiện trạng lở núi đồi thì phía thủy điện Rào Trăng 3 kinh khủng hơn nhiều.

“Cả nửa quả núi lớn đổ sập xuống. Hôm qua, chúng tôi cùng lực lượng công an đi bằng đường sông đã tiếp cận Rào Trăng 3”, ông Định nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong quá trình tìm kiếm, lực lượng chức năng sử dụng flycam bay trên các sườn núi để quan sát với hy vọng phát hiện dấu hiệu, manh mối để tìm kiếm người bị nạn.

“Đoàn đã dùng flycam nhưng chưa phát hiện ai. Phương án tiếp theo có thể là dùng công nghệ tầm nhiệt để tìm người”, Phó chủ tịch Thừa Thiên - Huế cho biết.

Về phía Không quân, thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) nhấn mạnh, suốt 24 giờ qua, hàng trăm cán bộ chiến sĩ của hai tổ bay thuộc Sư đoàn 372 vẫn túc trực tại sân bay Phú Bài.

Đã thấy bốn thi thể vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Dùng Flycam, công nghệ tầm nhiệt

Theo vị tướng Không quân, trực thăng đã bay trinh sát vào mục tiêu để quan sát và thả nhu yếu phẩm xuống Rào Trăng, hiện đang chờ lệnh xuất phát khi điều kiện thời tiết cho phép.

Tìm thấy 4 thi thể  trong đoàn cán bộ gặp nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3

Theo cập nhật vào trưa ngày 15/10, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết đã hoàn thành thành thông tuyến vào Tiểu khu 67 và xác định được vị trí 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích.

Theo nguồn tin từ hiện trường, hơn 12h trưa nay, cơ quan chức năng đã tìm thấy 4 thi thể đầu tiên trong đoàn cán bộ gặp nạn. UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã huy động thêm 10 máy xúc hỗ trợ công tác tìm kiếm nạn nhân.

Theo đó, thi thể được phát hiện ở ngôi nhà bị sập của trạm Kiểm lâm 67, nhiều khả năng tại đây vẫn còn dấu vết hoặc thi thể nhiều nạn nhân khác trong vụ sạt lở.

Công tác tìm kiếm đang được tích cực triển khai với quyết tâm tiếp cận và đưa các nạn nhân ra khỏi vùng sạt lở một cách nhanh nhất.

Thảo luận