Trung Quốc không hài lòng với việc Việt Nam ngày càng gia tăng uy tín trên trường quốc tế

Tuần này, mọi sự chú ý của các phương tiện truyền thông quốc tế đang đổ dồn vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Vì vậy, trên các ấn phẩm điện tử nước ngoài không có nhiều bài báo và phóng sự về Việt Nam, khác với báo chí Nga.
Sputnik

Quan hệ quốc tế và nền kinh tế Việt Nam, cuộc chiến chống coronavirus và sự hợp tác Nga-Việt - đó là những chủ đề chính của các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông điện tử Nga và nước ngoài trong tuần.

Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan trong bài đánh giá truyền thông hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Việt Nam - trụ cột của Nhật Bản ở Đông Nam Á

Tờ báo Úc The Strategist đã đăng tải một bài viết dài về chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam và Indonesia của tân thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Tờ báo lưu ý, có lẽ Việt Nam đang trở thành đồng minh trung thành nhất của Nhật Bản trong lĩnh vực an ninh ở khu vực Đông Nam Á, và Suga Yoshihide đặc biệt chú ý đến khía cạnh này trong chuyến công du của mình. Hà Nội đánh giá cao việc Nhật Bản đồng ý chuyển giao cho Việt Nam vũ khí và công nghệ quốc phòng, cũng như việc Nhật Bản tăng cường đầu tư vào các cơ sở sản xuất và các dự án cơ sở hạ tầng.

Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Hà Nội với mục đích gì?

Và tờ báo Ấn Độ The Times of India ghi nhận rằng, trong năm 2020, uy tín của Việt Nam đã tăng lên cả trong khu vực và trên trường quốc tế. Và các chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản và ngoại trưởng Mỹ xác nhận điều này. Ban lãnh đạo Việt Nam có thể dẫn dắt ASEAN và đóng một vai trò vô giá trong việc ngăn chặn các hành vi gây hấn của Trung Quốc. Không có nghi ngờ gì rằng, để duy trì sự cân bằng chiến lược dựa trên nguyên tắc trật tự thế giới đa cực và pháp quyền, điều kiện tiên quyết là Việt Nam giữ vững vị thế trung tâm, tác giả nhấn mạnh và đưa ra những bằng chứng về điều đó. Việt Nam đã đứng vững trước hành vi gây hấn của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đạt được những thành công ấn tượng về kinh tế, trong năm 2020 Việt Nam thể hiện tầm lãnh đạo mạnh mẽ mang tính xây dựng trong vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã có những bước đi quyết định để chống lại đại dịch cả trong nước và nước ngoài. Việt Nam biết cách tiếp xúc với các cực khác nhau của chính trị quốc tế, bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế của mình. Uy tín ngày càng tăng của Việt Nam khiến Trung Quốc lo lắng. Tác giả lưu ý, Bắc Kinh lo ngại rằng, Việt Nam có thể tham gia Bộ tứ (Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia) để hình thành một "liên minh chống Trung Quốc toàn cầu".

Business World đưa tin về dự luật mới của Trung Quốc cho phép cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vũ khí trong các vùng biển mà theo ý kiến của Bắc Kinh thuộc thẩm quyền của họ.

Việt Nam đánh mất “anh em tốt” Lào và Campuchia vào tay Trung Quốc?

Thế giới vẫn đối mặt với nguy cơ coronavirus

Chủ đề coronavirus vẫn thu hút sự chú ý của báo giới nước ngoài. Channel News Asia lưu ý rằng, một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành một mô hình thành công ngoại lệ chống dịch Covid-19 là việc đeo khẩu trang đã phổ biến tại nước này. Deccan Herald cho biết rằng, Hà Nội đặt mua vắc xin ngừa COVID-19 của Nga và Anh, và đưa tin về việc vắc-xin COVID-19 của Việt Nam đang được phát triển và thử nghiệm trên khỉ, ít nhất 1 vắc xin của Việt Nam sẽ xuất hiện đến cuối năm 2021.

Việt Nam đã chi gần 776,7 triệu USD để chống lại loại virus này và hậu quả của nó. Nhưng, đại dịch đã khiến khoảng 1,2 triệu người mất việc và gần 22 triệu người phải đối mặt với tình trạng giảm số lượng việc làm đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập, theo RG.

Du lịch, cảng biển và cá tôm

Báo điện tử của Nga Finanzđưa tin, Việt Nam sẽ không đón thêm khách quốc tế đến hết năm 2020. Du lịch đã trở thành một trong những ngành trong nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Trong năm nay Việt Nam đã có thể đón 21 triệu khách quốc tế với doanh thu trên 60 tỷ USD. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến mục tiêu đặt ra năm 2020 khó có thể hoàn thành. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp hữu hiệu của các cơ quan chức năng chống lại COVID-19, Việt Nam đã trở thành một trong hai quốc gia tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đến cuối năm 2020.

Việt Nam chiến thắng virus như đã đánh bại mọi kẻ thù

Tờ The Star cho biết, về mức độ phát triển thị trường thương mại điện tử, Việt Nam đứng thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia, nhưng vấn đề là ở chỗ: 85% hoạt động thương mại điện tử diễn ra ở các thành phố lớn, còn 80 triệu cư dân các khu vực nông thôn vẫn chưa nắm bắt và khai thác hết lợi thế của TMĐT.

Tờ báo Nga Morskie Vesti đưa tin về một dự án đầu tư chung lớn - hành lang cho dịch vụ logistics cảng biển giữa cảng Azov của Nga và Hải Phòng cũng như về việc thành lập Khu công nghiệp DEEP C ở tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Và cổng thông tin điện tử News Prom giới thiệu một công ty Nga chuyên sản xuất thức ăn cho cá và tôm theo một công nghệ độc đáo, các sản phẩm của công ty được cung cấp cho các nước Nam và Đông Nam Á, kể cả cho Việt Nam.

Thảo luận