Almaz-Antey phủ nhận tuyên bố của văn phòng công tố Hà Lan trong vụ MH17

Moskva (Sputnik) – Tập đoàn quốc phòng hàng không vũ trụ Almaz-Antey, nhà phát triển hệ thống phòng không Buk phủ nhận tuyên bố của văn phòng công tố Hà Lan rằng tập đoàn đã không gửi phản hồi về việc bổ nhiệm chuyên gia trong khuôn khổ điều tra về chiếc Boeing của Malaysia bị rơi ở Ukraina trong năm 2014.
Sputnik

Phủ nhận chính thức

Almaz-Antey phủ nhận tuyên bố của văn phòng công tố Hà Lan rằng tập đoàn đã không gửi phản hồi trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ rơi máy bay MH17 hồi tháng 7 năm 2014. 

"Ngày 4 tháng 9, một bức e-mail đã được gửi đến thẩm phán điều tra ở Hà Lan để phản hồi yêu cầu hỗ trợ pháp lý với thông tin về việc bổ nhiệm chuyên gia điều tra của chúng tôi, và ngày 21 tháng 9, thẩm phán điều tra đã xác nhận về việc nhận được thư của chúng tôi và thiết lập liên hệ," – tập đoàn co biết.
Nghi phạm vụ MH17 phủ nhận liên lạc với quân đội Nga

Almaz-Antey nhấn mạnh rằng cả hai bức thư này đều đang được tập đoàn nắm giữ.

Các chuyên gia Almaz-Antey hiện vẫn chưa được bổ nhiệm

Trước đó, trong phiên điều trần hôm thứ Năm về vụ rơi máy bay Malaysia, công tố viên Hà Lan Manon Ridderbecks cho biết thẩm phán điều tra vẫn chưa chỉ định các chuyên gia của tập đoàn Almaz-Antey để điều tra thêm về vụ MH17, vì phía Nga chưa phản hồi yêu cầu của ông.

Quá trình điều tra xét xử vụ tai nạn máy bay MH17 đã bắt đầu ở Hà Lan vào ngày 9/3/2020. Có bốn bị cáo đã qua thẩm vấn: Igor Girkin, Sergey Dubinsky, Oleg Pulatov và người Ukraina Leonid Kharchenko.

Thảm kịch chuyến bay MH17 tại Donbass

Chuyến bay MH17 bằng máy bay Boeing của Malaysia, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, đã bị bắn rơi vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 gần Donetsk. Trên máy bay có 298 người, tất cả đều thiệt mạng. Kiev cáo buộc lực lượng dân quân gây ra thảm họa, nhưng dân quân nói không có phương tiện để bắn hạ máy bay ở độ cao đó. 

Mở cuộc điều tra chống Kiev về việc không đóng cửa bầu trời trong khu vực xảy ra vụ tai nạn MH17

Điều tra sự cố

Cuộc điều tra được thực hiện bởi Nhóm điều tra chung (SSG) dưới sự lãnh đạo của Tổng công tố viên Hà Lan, Nga không tham gia vào quá trình. Nhóm điều tra cho biết Boeing đã bị bắn hạ từ hệ thống tên lửa phòng không Buk, thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không 53 đóng tại Kursk (Nga), được cho là đã đến địa điểm và sau đó quay trở lại Nga. Như phó Tổng công tố viên Nga Nikolai Vinnichenko tuyên bố, nhóm SSG đã bỏ qua dữ liệu radar Nga do Moskva cung cấp, cũng như các tài liệu cho thấy tên lửa tấn công Boeing thuộc về Ukraina và được phóng đi từ lãnh thổ do Kiev kiểm soát. Mặc dù vào ngày đầu tiên của phiên tòa, công tố thừa nhận họ đã nhận được và nghiên cứu dữ liệu của văn phòng công tố viên Nga.

Đọc thêm:

Thảo luận