Việt Nam trong năm 2020: Vừa chống COVID-19 thành công vừa phát triển

Sự đồng lòng, sự minh bạch thông tin, khả năng huy động lực lượng nhanh là yếu tố vô cùng quan trọng trong thành công chống dịch của Việt Nam. Các phương sách kịp thời hợp lý trong phát triển kinh tế giúp đạt tăng trưởng 2,91% trong năm 2020.
Sputnik

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động lên nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam có GDP tăng 2,91% trong năm 2020 so với năm 2019, trở thành một trong nhóm số ít quốc gia đạt tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Như vậy,với mức tăng trưởng GDP 2,91% Việt Nam đã thành công lớn trong việc thực hiện mục tiêu kép Chính phủ đề ra “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Thành công trong chống dịch

Tính đến ngày 30/12/2020 Việt Nam có 1456 ca bệnh, 1323 người đã khỏi bệnh, 95 người đang điều trị, 35 người tử vong. Việt Nam bắt đầu giai đoạn một thử nghiệm vắc – xin phòng COVID-19 do Việt Nam sản xuất. Những con số và thông tin này là minh chứng rõ ràng nhất cho thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19.

Xung quanh việc Việt Nam thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 “made in Vietnam”

Ngay khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam đã chủ động đề phòng từ sớm. Do là quốc gia có trên dưới 1000 km đường biên giới trên bộ tiếp giáp với Trung Quốc, lại có giao thương phát triển mạnh mẽ, người dân hai nước qua lại biên giới làm ăn theo quy chế mở trong phạm vi vành đai biên giới nên nguy cơ dịch bệnh lây lan từ Trung Quốc sang là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ Việt nam với sự tham mưu của Văn phòng chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, .v.v… đã sớm có biện pháp đề phòng. Tuy nhiên, đề phòng ở cấp độ nào, phạm vi nào thì đến tháng 2-2020, vấn đề vẫn còn ở phía trước.

“Việt Nam quyết định hy sinh một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đây là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong một năm chống dịch COVID-19 vừa qua và cả trong thời gian tới. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam yêu cầu phải phòng chống dịch một cách chủ động chứ không phải “ngồi đó chờ có cháy rồi mới chữa”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Và điều đó đã được chứng minh trên thực tế. Nhờ phòng vệ chủ động mà Việt Nam ngăn chặn có hiệu quả các nguồn bệnh COVID-19 đến từ nước ngoài, kể cả những từ những nước xa xôi nhất như Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương và gần gũi như các quốc gia láng giềng hay khối ASEAN.

Việt Nam trong năm 2020: Vừa chống COVID-19 thành công vừa phát triển
“Người dân Việt Nam nhìn thấy việc tự hạn chế quyền tự do cá nhân để kiểm soát dịch cũng là một đóng góp cho cộng đồng, nên đã không phản đối việc chính phủ kêu gọi đeo khẩu trang đại trà, sẵn sàng hy sinh quyền riêng tư và tự do cá nhân.  Tôi đánh giá cao sự minh bạch thông tin của Chính phủ”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Chính sự đồng lòng và sự minh bạch thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng trong thành công chống dịch của Việt Nam.

“Sự thành công trong kiểm soát dịch còn nhờ sự huy động cả xã hội rất nhanh. Có thể thấy ví dụ Đà Nẵng. Để huy động lực lượng chống dịch chỉ cần một tuần”, - PGS-TS Hoàng Giang nói tiếp với Sputnik.

4 phương sách duy trì tăng trưởng kinh tế trong đại dịch

Vừa phải phòng chống dịch vừa phải duy trì tăng trưởng kinh tế - đây thực sự là bài toán khó không chỉ đối với Việt Nam mà cò đối với cả thế giới, kể cả những nước có quy mô kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, các nước trong nhóm G7, G20 .v.v…

Việt Nam trong năm 2020: Vừa chống COVID-19 thành công vừa phát triển

Việt Nam trong top đầu thế giới về công nghệ 5G, sáng tạo nền tảng số thời Covid-19
Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, để giải bài toán này, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra bốn phương sách. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông nói:

“Trước hết là triển khai các gói cứu trợ tài chính để trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có nguy cơ phá sản hoặc đình trệ do xuất khẩu bị hạn chế. Sau đó là điều chỉnh chính sách thuế, quy định nộp ngân sách đối với các doanh nghiệp nhà nước, huy động sự trợ giúp của nhà đầu tư trong nước nhằm duy trì hoạt động của các doanh nghiệp lớn, phát huy thế mạnh của các doanh nghiệp thiết yếu như điện năng, dầu khí, than đá .v.v… là những sản phẩm không thể thiếu.
Hai là phát huy thế mạnh của các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp thực phẩm vốn sản xuất ra những mặt hàng nhằm đảm bảo đời sống của con người. Điều này dựa trên một triết lý từ xa xưa của người Việt Nam là “PHI NÔNG BẤT ỔN”. Và Việt Nam không những ổn định được việc cung ứng lương thực, thực phẩm trong nước mà còn xuất khẩu tới trên dưới 6 triệu tấn gạo với giá tương đương, thậm chí có lúc cao hơn giá gạo của Thái Lan vốn là “cường quốc gạo” của thế giới. Trong năm Đại dịch COVID-19 vừa qua, điểm sáng nhất trong kinh tế Việt nam chính là ngành sản xuất lúa gạo, không chỉ đóng góp rất lớn vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế quốc gia ở mức dương mà con là cứu cánh, bù đắp cho các ngành kinh tế khác chịu thiệt hại nặng vì COVID-19 như hàng không xuyên quốc gia, như du lịch.
Việt Nam trong năm 2020: Vừa chống COVID-19 thành công vừa phát triển
Ngoài ra, cũng phải kể đến sự chuyển hướng rất nhạy bén của ngành dệt may khi họ phát huy được thế mạnh của mình trong việc sản xuất khẩu trang và trang phục bảo hộ y tế, vốn là những mặt hàng đang trở nên khan hiếm trong khi dịch bệnh COVID-19 đang lan tràn khắp toàn cầu.
Tại cuộc họp báo ngày 27/12, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 của Việt Nam ước đạt gần 544 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019. Và, Việt Nam xuất siêu 19,1 tỷ USD trong năm 2020.
Ba là chủ trương kích cầu trong nước. Khi đã “bao đê cho chặt” và kiểm soát được dịch bệnh thì việc kích cầu tiêu dùng trong nước, bao gồm cả mua sắm, du lịch .v.v… sẽ bù đắp phần nào cho những thiệt hại mà các ngành kinh tế vốn dựa vào sức mua từ nước ngoài đang phải gánh chịu. Chính phủ Việt nam đã làm được điều này nhờ lòng tin của ngưới dân và các chủ trương phòng chống dịch đúng đắn, hiệu quả và nhờ vào sự đoàn kết, tương thân tương ái ngay cả khi miền Trung Việt Nam phải hứng chịu chịu sự tàn phá khủng khiếp chưa từng có từ đầu thế kỷ tới nay do 5 cơn bão liên tiếp gây ra.
Bốn là Chính phủ Việt Nam đã đốc thúc giải ngân hàng loạt dự án đầu tư công với giá trị vốn hóa cao nhất trong 5 năm gần đây. Thậm chí, có một số dự án lớn nhưng không có nhà đầu tư tham gia, Chính phủ đã nhanh nhạy chuyển sang sử dụng vốn đầu tư công và đốc thúc việc khởi công và giải ngân như các dự án đường cao tốc xuyên Việt phía Đông và một số dự án khác. Chính việc đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công vào nhiều dự án trọng điểm quốc gia đã góp phần tạo nên mức tăng trưởng khá cho kinh tế Việt Nam”.
Vô địch thế giới: Việt Nam có thành tích chống Covid-19 “độc nhất vô nhị”

COVID-19 còn diễn biến phức tạp và kéo dài, cho nên, ngay cả sau khi triển khai chương trình tiêm chủng vắc - xin Chính phủ và người dân Việt Nam vẫn tiếp tục kiên trì theo đuổi mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch, vừa tiếp tục tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu, vừa triển khai mạnh mẽ các công trình trọng điểm quốc gia.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới-World Bank có dự báo Việt Nam tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Còn Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% trong năm 2021.

Bước sang năm mới 2021, hy vọng rằng, Việt Nam, với nhiều thành công và bài học kinh nghiệm có được sau một năm đặc biệt sẽ có những bước tiến mới, vượt qua đại dịch và tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh hơn.

Đọc thêm:

Thảo luận