Vô địch thế giới: Việt Nam có thành tích chống Covid-19 “độc nhất vô nhị”

© Depositphotos.com / nguyenkhanhvukhoa@gmail.comThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam dường như ‘vô địch’ thế giới về thành tích chống Covid-19. Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá Việt Nam có thành tích (gần như) “độc nhất vô nhị” trong giải quyết khủng hoảng Covid-19 theo tất cả các chuẩn mực.

Trong báo cáo của mình, nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam phải xử lý những thách thức về khí hậu và môi trường với tinh thần khẩn trương, quyết liệt như những gì đã làm với Covid-19.

Việt Nam có thành tích gần như độc nhất vô nhị trong khủng hoảng Covid-19

Ngày 21/12, Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố Báo cáo Điểm lại – Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, khẳng định, bài học từ ứng phó Covid-19 giúp Việt Nam xử lý thách thức khí hậu và môi trường, hướng đến phát triển và tăng trưởng bền vững.

Người mua sắm trong trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Trung Quốc liệu có đuổi kịp và vượt kinh tế Mỹ? Việt Nam sẽ ở mức nào?

Báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới do chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam ông Jacques Morisset và chuyên gia kinh tế cao cấp bà Dorsati Madani cùng với nhóm các nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam soạn thảo.

Điểm đáng chú ý trong báo cáo này chính là việc Ngân hàng Thế giới nhận định Việt Nam có thành tích gần như “độc nhất vô nhị” trong việc chống lại cuộc khủng hoảng do dịch coronavirus gây ra.

“Theo tất cả các chuẩn mực, Việt Nam đã và đang kiểm soát rất tốt khủng hoảng Covid-19. Số ca nhiễm và tử vong chỉ ở mức tối thiểu, đồng thời chỉ có một vài ca lây nhiễm mới trong cộng đồng kể từ giữa tháng 9”, báo cáo của WB khẳng định.

Theo Ngân hàng Thế giới, cho dù phải thực hiện những biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt và đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chưa từng có tiền lệ, nền kinh tế Việt Nam dự kiến vẫn tăng trưởng 2,8% trong năm 2020.

WB nhận xét, dù kết quả tăng trưởng này thấp hơn khoảng 4,2 điểm phần trăm so với thành tích những năm gần đây, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong vùng tăng trưởng dương trong khi nền kinh tế thế giới dự kiến suy giảm ít nhất 4%.

Tại khu vực Đông Á, chỉ có hai quốc gia khác - gồm Trung Quốc và Myanmar (Miến Điện) - dự kiến có tăng trưởng GDP dương trong năm nay.

“Khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam được lý giải qua các diễn biến của hoạt động kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại”, nhóm các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nhận định.

Các nhà kinh tế của WB phân tích, ngay sau ba tuần cách ly toàn xã hội vào tháng 4, hầu hết các hoạt động công nghiệp và dịch vụ của Việt Nam đều được khôi phục do người tiêu dùng trong nước và các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin vì khả năng kiểm soát dịch coronavirus rất tốt của quốc gia Đông Nam Á này.

Hồ Trúc Bạch ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam – nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới trong thời đại dịch

Không chỉ khu vực tư nhân mới phản ứng tích cực với động thái từng bước nới lỏng giãn cách xã hội mà cả Chính phủ cũng thay đổi định hướng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

WB chỉ rõ, sau ba năm củng cố tài khóa, các nhà chức trách Việt Nam đã ban hành những biện pháp dứt khoát và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, với số vốn giải ngân trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2020 tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng ban hành chính sách tiền tệ nới lỏng và các biện pháp tài chính tạm thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng, giống như hầu hết các ngân hàng Trung ương khác.

WB: Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8% năm 2021

Khẳng định kinh tế đối ngoại chính là “động lực tăng trưởng chính” của nền kinh tế Việt Nam thập kỷ vừa qua, WB cho rằng, khu vực này cũng đã đạt thành tích ngoạn mục trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19.

Cô gái đeo khẩu trang y tế tại máy bán khẩu trang miễn phí ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?

Theo các chuyên gia, Việt Nam không chỉ có giá trị xuất siêu hàng hóa cao nhất từ trước đến nay mà còn tích lũy được lượng lớn dự trữ ngoại hối.

Dù đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức, nhất là ở giai đoạn đầu bùng phát đại dịch SARS-CoV-2, nguy cơ phải “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa biên giới, suy thoái, gia tăng các biện pháp hạn chế, nhất là giảm nguồn thu ngoại tệ thông qua du lịch và kiểu hồi dự kiến giảm 7,8% năm 2020, Việt Nam đã “lật ngược thế cờ”, tiếp tục được lựa chọn là điểm đến đầu tư nước ngoài đáng tin cậy.

Báo cáo được nhóm chuyên gia của WB công bố hôm qua cho thấy, xuất khẩu hàng hóa trong 10 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam bất chấp đại dịch do coronavirus hoành hành vẫn tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Kiểm soát tốt khủng hoảng Covid-19 chính là công cụ quảng bá tốt nhất cho Việt Nam, là cách để khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất từ các nước khác, nơi các nhà máy của họ vẫn bị đóng cửa, sang Việt Nam, qua đó góp phần đem lại kết quả xuất khẩu vững chắc”, Ngân hàng Thế giới khẳng định.

Tổ chức này cũng đánh giá triển vọng tăng trưởng của Việt Nam “khả quan”. Theo đó, nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2021, sau đó sẽ ổn định lại quanh mức 6,5%.

Dự báo này được nhóm chuyên gia của WB dựa trên giả định rằng khủng hoảng Covid-19 sẽ dần được kiểm soát, khi vaccine Covid-19 chứng minh được tính hiệu quả.

Covid-19 vẫn là cú sốc và những rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt

Ngoài ra, Báo cáo Điểm lại cũng nhấn mạnh, Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro tài chính và xã hội, đòi hỏi các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa.

Hà Nội  - Sputnik Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, trong năm 2020, nhiều ngành ở Việt Nam ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn so với giai đoạn trước dịch Covid-19. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 3,08% trong ba quý đầu năm 2020, tiếp đến là ngành nông nghiệp (1,84%) và ngành dịch vụ (1,37%).

Bên cạnh đó là những biến động lớn trong từng ngành và theo thời gian. Chẳng hạn, doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 5,4% ở 10 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Lương thực thực phẩm tăng 9,4%, dụng cụ, đồ dùng và thiết bị gia dụng tăng 6,3%.

Ngược lại, vận tải hành khách nội địa và quốc tế giảm lần lượt 30% và 80% trong 10 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, do những hạn chế đi lại cần thực hiện.

Cùng với đó, các hoạt động chế biến, chế tạo cũng giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn Việt Nam cách ly toàn xã hội hồi tháng 4/2020.

Sau đó, khi các biện pháp hạn chế dần được nới lỏng, hoạt động kinh tế và giao thương, đi lại tăng dần. Chuyên gia của WB cho rằng, về cơ bản, mối quan hệ chặt chẽ, thuận chiều giữa hoạt động kinh tế và đi lại diễn ra ở Việt Nam cũng giống như hầu hết nền kinh tế trên thế giới.

“Việt Nam là ngoại lệ không phải trong mối quan hệ trên, mà về khả năng gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhanh chóng, kể cả với đợt dịch bùng phát lần hai vào tháng 8”, Ngân hàng Thế giới nhận định.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam vượt qua đáy, tăng trưởng tín dụng tích cực
Các chuyên gia của định chế này khẳng định, thành công của Việt Nam nâng cao lòng tin của người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư, nhờ đó, dần đẩy mạnh nhu cầu trong nước, dẫn đến sản lượng sản xuất và bán lẻ tăng.

Tuy nhiên, theo nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, khủng hoảng hiện nay vẫn là cú sốc lớn đối với Việt Nam.

Cụ thể, từ đầu khủng hoảng Covid-19 đến nay, thu ngân sách nhà nước của Việt Nam ít hơn – giảm 10,8%, nhưng lại phải chi tiêu nhiều hơn (tăng 8,1%).

“Nói cách khác, trung bình mỗi tháng Chính phủ mất đi khoảng 1 tỷ USD trong quý hai và quý ba năm 2020. Chính sách ứng phó này, mặc dù cần thiết để kích thích hồi phục kinh tế, nhưng đến nay vẫn dựa vào lượng tồn ngân dồi dào mà Chính phủ tích lũy được trước khủng hoảng Covid-19”, Ngân hàng Thế giới chỉ rõ.

Trong bối cảnh xấu hơn, khi dịch bệnh kéo dài và phức tạp, buộc Chính phủ phải duy trì chính sách hỗ trợ nêu trên kéo dài hơn nữa, Việt Nam sẽ phải tìm kiếm nguồn tài chính mới, mà điều này lại đòi hỏi phải có những cải cách đáng kể trong quản lý tài chính công, thu thuế, nợ, và cả quản lý tài sản.

Bên cạnh đó, khu vực tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng. Nguy cơ lớn nhất là nợ xấu, khách hàng vay không có khả năng chi trả sẽ tăng dần.

Nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới lưu ý, vì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với GDP thuộc hàng cao nhất thế giới nên rủi ro này cần được quan tâm và theo dõi sát sao.

Phân tích về rủi ro xã hội có thể phát sinh, các chuyên gia WB cho rằng, cả người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn, căng thẳng nhất là về tài chính do khủng hoảng Covid-19 gây ra.

“Về tổng thể, nền kinh tế đã phản ứng tốt trước cú sốc này, với tỷ lệ thất nghiệp và số doanh nghiệp đang hoạt động hiện ở gần sát các mức trước khủng hoảng. Nhưng cũng như với các cuộc khủng hoảng khác, luôn có kẻ được và người mất”, báo cáo chỉ rõ.

Theo đó, WB chỉ rõ, mặc dù tổng tỷ lệ thất nghiệp nói chung đã quay lại mức gần như trước khủng hoảng sau khi tăng tạm thời trong quý II. Nhưng điều này chủ yếu thể hiện nam giới có cơ hội quay lại làm việc.

Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới ở Việt Nam tiếp tục tăng đến 3,9% vào cuối quý III, dẫn đến chênh lệch ở mức 1,4 điểm phần trăm giữa tỷ lệ thất nghiệp của nam và nữ.

Nghề dệt thổ cẩm đem lại nguồn kinh tế cho đồng bào dân tộc Lào ở xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (ảnh tư liệu). - Sputnik Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong cú sốc Covid-19: Tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao

Đồng thời, mức lương thực tế bình quân giảm do khủng hoảng.

Lương thực tế bình quân giảm 10,2% trong giai đoạn từ quý I đến quý II/2020 và vẫn đi ngang trong quý III.

“Mức lương giảm xuống xóa đi hầu hết thành quả tăng lương từ quý IV/2019. Điều này phản ánh sự đình trệ về các hoạt động kinh tế, thể hiện tác động liên tiếp của cú sốc hiện nay đến thị trường lao động”, các chuyên gia của WB phân tích.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ rõ, nếu quản trị tốt các rủi ro, Việt Nam có thể vươn lên mạnh mẽ hơn cả trước khi có khủng hoảng Covid-19.

“Kiểm soát đại dịch xuất sắc giúp Việt Nam tạo thế cạnh tranh tốt hơn so với nhiều đối thủ khác. Chẳng hạn, Việt Nam đã tạo dấu ấn trên nền kinh tế thế giới nhờ chiếm được tỷ trọng cao hơn trong thương mại toàn cầu và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)”, WB nhận xét.
Từ bài học Covid-19, ứng phó với các vấn đề về môi trường và phát triển tốt hơn

Điểm đáng lưu ý trong báo cáo Điểm lại của World Bank chính là việc tổ chức này nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để phục hồi hậu Covid-19, theo đó, các nhà chức trách cần lựa chọn lộ trình khôi phục theo hướng xanh để giúp xử lý các tác động của đại dịch hoặc rủi ro thiên tai, khí hậu, nâng cao khả năng chống chịu trong tương lai.

“Kinh nghiệm với COVID-19 của Việt Nam có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác trong công cuộc chống lại đại dịch này, và đồng thời cũng giúp chỉ ra những bài học có thể áp dụng cho các thách thức về môi trường và khí hậu của Việt Nam”, WB nêu rõ.

Cụ thể, các nhà kinh tế chỉ ra rằng, các cú sốc về y tế và khí hậu, tuy khác nhau về tác động đến đời sống con người và cơ cấu kinh tế, nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng.

Dây chuyền sản xuất bao, túi đựng chuyên dụng của Công ty Kohsei Multipack Việt Nam tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đủ năng lực, sáng tạo và khôn ngoan để vực dậy nền kinh tế hậu Covid-19

Thiệt hại phải gánh chịu sẽ còn lớn hơn nữa nếu không ai hành động, và cả hai thách thức đó đều đòi hỏi sự thay đổi đáng kể hành vi của cá nhân và tập thể.

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, cách tốt nhất để đối phó với cú sốc bên ngoài là phải chuẩn bị từ trước, đồng thời phải hành động sớm và kiên quyết.

Các chuyên gia đánh giá, ngoài tầm nhìn và năng lực, việc tạo điều kiện thử nghiệm cách làm mới, sáng tạo cũng góp phần thay đổi hành vi của các cá nhân, tập thể. Đây là nền tảng cho các chiến lược ứng phó với những nguy cơ về y tế và khí hậu.

Cùng với đó, nhóm chuyên gia của WB cũng lưu ý, Việt Nam nên tuyên truyền, thông tin về tính cấp thiết của các thách thức về khí hậu và môi trường là cân nhắc lại việc sử dụng GDP làm chỉ số đo lượng hiệu quả hoạt động kinh tế hoặc đưa thêm vỗn tự nhiên vào khái niệm GDP theo khuyến nghị của WB.

“Không còn thời gian để tự bằng lòng với những gì đã đạt được ở Việt Nam”, báo cáo lưu ý.

Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
World Bank tin kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao thứ 5 thế giới
Đặc biệt, Báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới chỉ rõ, Việt Nam có thể đạt được khát vọng trở thành nền kinh tế thu nhập cao trước năm 2045 hay không không chỉ dựa vào khả năng Việt Nam vượt qua khủng hoảng Covid-19 thành công mà còn dựa vào sự hiệu quả trong quản lý các nguồn tài nguyên và rủi ro khí hậu.

Như Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk nhấn mạnh, Việt Nam phải xử lý những thách thức về khí hậu và môi trường với tinh thần khẩn trương như đã làm với Covid-19 vì cái giá phải trả từ việc không hành động ngày càng tăng và khó có thể đảo ngược.

“Đợt bão lụt lịch sử tại miền Trung vừa qua và ô nhiễm không khí tăng lên ở các thành phố lớn trong nước là minh chứng rõ rệt về sự mong manh dễ tổn thương vừa được đề cập”, bà Carolyn Turk nêu rõ.

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị với Việt Nam cần chú trọng rằng, mục tiêu phát triển kinh tế không chỉ để tạo ra thêm của cải, mà là còn gìn giữ, không phá hủy những thành tựu, những gì đã đạt được.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала