Không để mất Biển Đông. Quân đội Việt Nam “sẵn sàng cho mọi tình huống”

Từ năm 2030, Việt Nam xây dựng Quân đội hiện đại, tinh nhuệ, không để bị động, bất ngờ, nhất là tình hình Biển Đông, quyết bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Sputnik

Bàn về chiến lược quân sự quốc phòng Việt Nam thời kỳ mới, Thượng tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, quân đội Việt Nam luôn sẵn sàng cho mọi tình huống, sức mạnh, trình độ, khả năng chiến đấu được nâng cao.

Cùng với đó, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định phải kiên định mục tiêu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân.

Tướng Phan Văn Giang: Không để bị động tình hình Biển Đông

Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo (Hoàng Sa, Trường Sa) dù gặp nhiều thách thức. Việt Nam hiện vẫn đang quyết tâm xây dựng Quân đội hiện đại, không để bị động bất ngờ, nhất là tình hình tranh chấp căng thẳng, với nhiều diễn biến khó lường ở Biển Đông.

Bộ trưởng Vương Nghị không muốn nói về tranh chấp ở Biển Đông

Sáng nay, 27/1, đồng chí Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trình bày bản tham luận của Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Đại hội XIII của Đảng.

Trong tham luận của mình, Thượng tướng Phan Văn Giang tập trung nhấn mạnh vào công tác củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, cũng như mục tiêu tiếp tục tập trung vào việc xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Theo Thượng tướng Phan văn Giang, trong nhiệm kỳ vừa qua, đất nước Việt Nam nói chung và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong tình hình đó, việc xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân đã được lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Quân đội đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Thời gian qua, Quân đội đã hết sức kiên quyết, kiên trì, xử lý kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, đặc biệt là trước những diễn biến trên Biển Đông, từ đó bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Vấn đề Biển Đông được nêu trong cuộc họp đầu tiên của ASEAN
Công tác xây dựng đường tuần tra biên giới được đẩy mạnh. Dự án đường Trường Sơn Đông cơ bản hoàn thành; chủ trương dân sự hóa quần đảo Trường Sa được thực hiện tốt.

Theo Thượng tướng Phan Văn Giang, 28 khu kinh tế - quốc phòng ở các địa bàn chiến lược được xây dựng và phát huy hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao tiềm lực, sức mạnh của các khu vực phòng thủ, bảo đảm tính độc lập, tự lực, tại chỗ, gắn với quan điểm “làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh”.

Trong tham luận tại Đại hội hôm nay, Thượng tướng Phan Văn Giang cũng đề cập đến vấn đề tổ chức lực lượng.

Theo đó, tính từ năm 2016 đến nay, quân đội đã điều chỉnh hơn 800 tổ chức, trong đó giải thể 260 tổ chức, ưu tiên quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tuyến biên giới, hải đảo, đầu tư thích đáng cho các quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

Từ 2030, Việt Nam xây dựng Quân đội hiện đại

Vị Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đề xuất nhiều giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mới.

Cụ thể, theo ông, cần chú trọng tăng cường cảnh giác, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng. Bên cạnh đó, kiên quyết, kiên trì, đấu tranh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chủ động, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Càng “thân” với Việt Nam, châu Âu càng quan tâm vấn đề Biển Đông

Việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc phải được ưu tiên thực hiện.

“Trọng tâm là khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Thượng tướng Phan Văn Giang cho biết.

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh, tiêu biểu, mẫu mực, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, bảo đảm có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao, phát huy tốt phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Kết luận tham luận, Thượng tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng.

“Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh tổ chức biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh, từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại”, mục tiêu của Bộ Quốc phòng nêu rõ.

Bên cạnh việc nhấn mạnh kết hợp chặt chẽ quốc phòng an ninh với kinh tế, Thượng tướng Phan Văn Giang cũng nêu bật nhiệm vụ nâng cao chất lượng huấn luyện, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng tự chủ, tự cường, hiện đại và lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

Báo cáo của Đảng bộ Quân đội cũng khẳng định cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng thực chất, hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín quốc tế, củng cố vị thế chiến lược của đất nước, chủ động bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia- dân tộc từ sớm, từ xa “bằng biện pháp hòa bình”.

Chiến lược xây dựng quân đội Việt Nam sau Đại hội XIII là gì?

Ngày 26/1, trao đổi với báo chí bên lề Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) cho rằng, như đã nêu trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trong 5 năm qua, đất nước đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, toàn diện, mang nhiều dấu ấn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải bảo vệ Biển Đông, Quân đội không để bị bất ngờ

Những năm qua, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được giữ vững. Lợi ích quốc gia dân tộc được đảm bảo.

Cùng với đó, Việt Nam đã giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đánh giá, chính việc vừa giữ vững được độc lập, chủ quyền và giữ được môi trường hòa bình đã góp phần rất quan trọng để vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong thời kỳ mới.

Tướng Nghĩa nhấn mạnh một trong những điểm nổi bật là Đảng lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới.

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, những quan điểm mới của chiến lược quân sự, chiến lược quốc phòng của Việt Nam được tiếp tục cụ thể hóa trong các văn kiện của Đảng như chủ động ngăn ngừa chiến tranh từ sớm, từ xa.

“Chúng ta phải kiên định mục tiêu bảo vệ Tổ quốc, đó là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân”, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ.

Theo Tướng Nghĩa, Việt Nam cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, trong đó, lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng phải là nòng cốt.

Biển Đông: EU sẽ chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam?

Nhắc lại quyết tâm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị lưu ý xây dựng Đảng phải gắn liền với bảo vệ Đảng. 

“Chúng ta có tầm nhìn gắn kết chặt chẽ, không những giữa quốc phòng - an ninh với đối ngoại, mà còn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt đối với quân đội, công an và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng - an ninh”, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định.

Theo đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, bảo vệ nền tảng bằng hai yếu tố xây và chống, trong đó “xây” giữ vai trò quyết định.

Theo nhà lãnh đạo, quan điểm này thể hiện trong văn kiện trình Đại hội XIII, vừa thể hiện tính kiên định, đổi mới, vừa kế thừa và phát triển. Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, QĐND Việt Nam đặc biệt lưu ý phải bảo vệ cho được nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, thể hiện tính kiên định, đổi mới và kế thừa, phát triển.

“Từ các thành tựu vừa qua chúng ta khẳng định rằng đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn, là lời tuyên ngôn phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch”, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ.
Việt Nam có chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Đảng cũng chú ý tới công tác tổng kết, phát triển lý luận, làm rõ thêm những luận cứ, quan điểm mang tính cách mạng, tính khoa học, tính thống nhất.

Biển Đông là phép thử trong quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng đối thoại

Tướng Nghĩa bày tỏ, phải khẳng định con đường chúng ta đi là đúng đắn, góp phần để nhân dân ngày càng hiểu sâu hơn, tin tưởng hơn vào đường lối, chủ trương của Đảng, bạn bè quốc tế tin tưởng Việt Nam hơn.

Đặc biệt, Việt Nam đã có chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, có chiến lược về an ninh mạng.

“Tất cả các chiến lược này có lực lượng chuyên trách, lực lượng nòng cốt nhưng bản chất của nó chính là nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng”, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nêu rõ.

Bàn về chiến lược xây dựng quân đội Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, Việt Nam đã quan tâm xây dựng quân đội ngay từ ngày đầu thành lập và giành nhiều thắng lợi trước các đế quốc có tiềm năng kinh tế, quân sự rất hùng mạnh.

Theo lời Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, trong thời kỳ mới, Đảng ta xác định phải xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số lực lượng, quân, binh chủng tiến lên hiện đại.

“Đã mạnh rồi thì phải tinh gọn, mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Theo vị lãnh đạo, bàn về xây dựng quân đội hiện đại thì có nhiều yếu tố, nhưng trong đó hai yếu tố cơ bản là “người trước, súng sau”.

Việt Nam nêu quan điểm về Biển Đông, Trung Quốc nói “đối thoại” hòa bình

Ông Nghĩa nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi làm việc với Đảng bộ Quân đội và toàn quân cũng nhấn mạnh trước hết là yếu tố con người, nhất là về mặt chính trị.

“Chúng tôi đang tập trung xây dựng tiêu chí, chuẩn mực của bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới. Chúng tôi tin tưởng rằng, Đảng, Nhà nước, nhân dân rất quan tâm, thương yêu xây dựng quân đội và tạo mọi điều kiện để xây dựng quân đội”, Tướng Nghĩa tiết lộ.

Vị Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tin rằng, Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các nghị quyết liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đến quân sự, quốc phòng cũng như xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và hướng tới hiện đại trong thời kỳ mới.

Thảo luận