Khởi công dự án tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn

UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức Lễ khởi công dự án tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyên giao (BOT). Dự án có tổng mức đầu tư 2.586 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 786 tỷ đồng, vốn của nhà đầu tư BOT là 1.800 tỷ đồng.
Sputnik

Thái Bình khởi công tuyến đường bộ kết nối với Hải Phòng và Nam Định

Ngày 27/2, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức Lễ khởi công dự án tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức BOT.

Đề xuất mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với tổng đầu tư 5.000 tỷ đồng

Tham dự sự kiện có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cùng cán bộ một số ngành và lãnh đạo tỉnh Thái Bình, thành phố Hải Phòng.

Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết tuyến đường bộ có chiều dài 21,28 km. Điểm đầu thuộc địa phận xã An Thanh (huyện Quỳnh Phụ), điểm cuối đấu nối với đường Võ Nguyên Giáp, thuộc địa phận xã Đông Mỹ (thành phố Thái Bình). Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp II đồng bằng, với vận tốc thiết kế 100 km/giờ, bề rộng nền đường 22,5 m.

Dự án tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn có tổng mức đầu tư 2.586 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 786 tỷ đồng, vốn của nhà đầu tư BOT là 1.800 tỷ đồng. Nhà đầu tư trúng thầu là liên danh Công ty cổ phần Damsam, Công ty cổ phần Lam Sơn, Công ty cổ phần tập đoàn Phú Thành và Tổng công ty xây dựng số 1 – Công ty cổ phần.

Dự kiến tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn sẽ hoàn thành vào năm 2023. Thời gian dự kiến thu tiền dịch vụ sử dụng đường hoàn vốn là 23 năm.

Trên toàn tuyến đường bộ này còn xây dựng 4 cầu với tổng chiều dài gần 400m, gồm: Cầu sông Cô, cầu sông Diêm Hộ, cầu sông Tiên Hưng và cầu sông Sa Lung. Ngoài ra, sẽ có 11 hầm chui dân sinh ở vị trí thiết yếu, bố trí các đường gom để kết nối với các tuyến đường dân sinh bị giao cắt khác vào tuyến đường, bảo đảm việc lưu thông bình thường của người dân giữa hai bên tuyến chính; xây dựng đồng bộ các công trình phòng hộ và an toàn giao thông

Đồng Nai: Đầu tư hơn 440 tỷ đồng kết nối 2 tuyến cao tốc

Để thực hiện dự án, về mặt bằng sẽ phải giải phóng, thu hồi đất khoảng 90,13 ha, trong đó 88,61 ha đất nông nghiệp, 1,52 ha đất ở nông thôn, dự kiến tái định cư cho 264 hộ dân.

Tuyến đường được đầu tư xây dựng nhằm giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 10 đoạn từ cầu Nghìn đến nút giao tuyến tránh S1; tăng cường lưu thông giữa các tỉnh  Nam Định, Thái Bình, thành phố Hải Phòng và các địa phương có Quốc lộ 10 đi qua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Cũng trong ngày 27/2, tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức hợp long cầu Trà Lý.

Cầu vượt sông Trà Lý nối liền hai xã Thái Đô (Thái Thụy) và Đông Trà (Tiền Hải) có chiều rộng 12 m, dài 1.210 m. Phạm vi cầu chính gồm 5 nhịp có chiều dài 481 m, được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng; nhịp chính có chiều dài 135 m nhịp cầu đúc hẫng; phạm vi cầu dẫn mỗi bên gồm 9 nhịp dẫn dầm Super-T (mỗi nhịp 40 m).

Công trình cầu Trà Lý khởi công từ tháng 4/2020, đơn vị thi công dự án là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Phương Anh.

Xây dựng Khu công nghiệp Liên Hà Thái quy mô gần 600 ha

Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Liên Hà Thái (Green iP-1) phân khu Bắc. Đây là Khu công nghiệp đầu tiên trong Khu kinh tế Thái Bình được triển khai thực hiện tại xã Thụy Liên và thị trấn Diêm Điền, nhà đầu tư là Công ty cổ phần Green I-Park.

Bộ GTVT đưa 3 dự án, công trình giao thông trọng điểm vào khai thác

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, quy mô sử dụng đất là 588,84 ha, tổng vốn đầu tư là 3.885 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày cấp quyết định chủ trương đầu tư.

UBND tỉnh Thái Bình sẽ chịu trách nhiệm về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo đúng tiến độ và quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, trong đó lưu ý về thực hiện đúng quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.

Thảo luận