Chiến dịch thông tin chống Sputnik V
"Theo các cơ quan tình báo của chúng tôi, trong bối cảnh nhu cầu đối với vắc xin Sputnik V của Nga trên khắp thế giới ngày càng tăng lên, kể cả ở các nước châu Âu, Mỹ và các đồng minh của họ đang có kế hoạch khởi động một chiến dịch thông tin quy mô lớn nhằm tạo ra thái độ bài xích đối với các phát minh khoa học của Nga trong lĩnh vực chống lây nhiễm COVID-19” – nguồn tin cho biết.
Mục tiêu tấn công
Mục đích tấn công Sputnik V là làm xói mòn niềm tin vào Liên bang Nga và quảng bá vắc xin Pfizer. Trong khuôn khổ cuộc tấn công "có kế hoạch hỗ trợ các luận điểm đang được tuyên truyền" về tính không hiệu quả và nguy hiểm của vắc xin "bằng cách bịa đặt dàn dựng lên cái chết hàng loạt của những người được cho là do sử dụng thuốc của Nga" – nguồn tin từ Điện Kremlin nói thêm.
"Đồng thời, Mỹ và các đồng minh có kế hoạch lưu hành "tài liệu phơi bày" sự kém cỏi của các chuyên gia Nga trong lĩnh vực tiêm chủng và miễn dịch học" - nguồn tin cho biết.
Ông nói thêm rằng đối tượng mục tiêu của chiến dịch thông tin chống Nga là các quốc gia châu Âu đã đăng ký vắc xin Sputnik V của Nga để sử dụng khẩn cấp như Hungary, Slovakia, Serbia, Montenegro, San Marino và Bắc Macedonia.
"Ở phương Tây, việc các nước đó công nhận vắc xin của Nga đã gây ra làn sóng tuyên truyền chống Nga. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông Hà Lan đang giới thiệu Sputnik V của Nga không phải là phương pháp điều trị COVID-19, mà là "đòn bẩy của Điện Kremlin để chia rẽ hàng ngũ Liên minh châu Âu:, và là “công cụ tuyên truyền của Moskva”. Ví dụ được đưa ra là Hungary, nước này “đã khuất phục trước thủ đoạn của Nga”, chưa thỏa thuận với Brussels mà đã bắt đầu tiêm vắc xin cho công dân của mình” - nguồn cấp cao cho biết.
Vắc xin Sputnik V
Hồi tháng 8, Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại vắc xin đầu tiên ngừa COVID-19 trên thế giới, do Trung tâm Gamaleya phát triển và kết hợp với Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga sản xuất. Vắc xin được đặt tên là "Sputnik V", gồm hai thành phần được tiêm cách nhau ba tuần.
Đọc thêm: