Mặt khác, việc những số tiền khổng lồ đặt cược vào cuộc đua đang bị đe dọa, mà chỉ riêng việc nghĩ tới Nga có thể vượt qua những doanh nghiệp dược phẩm phương Tây, đã gây ra chứng ợ nóng. Ví dụ, chỉ tin tức về thỏa thuận cung cấp một trăm triệu liều vắc xin cho Ấn Độ cũng đã đáng giá thế nào.
Không có gì ngạc nhiên khi Nga đã phải đối mặt với nhiều nỗ lực làm mất uy tín kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học: chính trị lớn — số tiền lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những con cá mập, luôn có chỗ dành cho cá nhỏ, thường xuyên lấy thứ gì đó từ bàn ăn của chủ nhân.
Đó là một câu chuyện tương tự diễn ra xung quanh việc công bố kết quả xét nghiệm Sputnik-V trên một trong những tạp chí y khoa lâu đời và có ảnh hưởng nhất trên thế giới - The Lancet.
Bài báo bị chỉ trích với tốc độ cực nhanh
Thông tin giật gân được truyền thông thế giới lan truyền là một bức thư ngỏ trong đó giáo sư sinh học Enrico Bucci tại Đại học Temple (Mỹ), bày tỏ lo ngại về những sai lầm có thể "của các nhà nghiên cứu Nga". Ông được hỗ trợ từ khoảng hai chục nhà khoa học phương Tây khác.
Russia's COVID19 vaccine program may be based on faked data, science fraud investigator Enrico Bucci suggests.
— EQV Analytics (@AnalyticsEqv) September 10, 2020
Suspicious patterns in the published data are so improbable as to be all but impossible, Bucci & 28 other scientists argue. 1/nhttps://t.co/4wACAUdadx
Tạp chí The Lancet mời các nhà phát triển Nga trả lời các câu hỏi được đặt ra. Trung tâm Gamaleya đã trình bày với ấn phẩm một quy trình lâm sàng đầy đủ nghiên cứu vắc-xin Sputnik-V. Người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev, cũng ra mắt một chuyên mục, trong đó bình luận chi tiết về những luận điểm chính của các nhà phê bình, đồng thời khuyên những người này nên tận mắt tìm kiếm và xua tan những nghi ngờ về những phát triển đang diễn ra.
Trong khi đó, trong trường hợp này không chỉ là những vấn đề khoa học thuần túy mà các nhà nghiên cứu trong nước Nga đặt trọng tâm.
Thực tế là bản thân tác giả bức thư tai tiếng là người khá đáng chú ý. Theo tài liệu của BBC, Enrico M. Bucci được gọi là "một chiến binh nổi tiếng chống lại khoa học giả mạo". Tuy nhiên, sẽ đúng hơn nếu sử dụng cụm từ "doanh nhân từ khoa học".
Năm 2016, Bucci thành lập Resis Srl - công ty chuyên kiểm tra, xác nhận về tính đứng đắn của các bài báo khoa học.
Il 2018 per @AGCOMunica è stato l'anno delle #FakeNews. Aumentano anche in ambito scientifico, a volte pubblicate da riviste famose. A #TGRLeonardo di @TgrRai del 15 marzo ne parla Enrico Bucci [min.10:56] https://t.co/BDZ3qBUfqL #FakeBuster #Debunker #TGLeonardo #ricerca pic.twitter.com/1FMqgrpkBP
— Andrea Carini (@andreacreativo) March 16, 2019
Đây là một chủ đề khá thời thượng trong khoa học hiện đại. Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thường xuyên mắc phải những sai lầm, kể cả những thô thiển, trong các bài báo đã xuất bản. Chúng ta không nhất thiết phải nói về lạm dụng hoặc gian lận, thường có những sai sót trung thực, tuy nhiên, khi bị phơi bày, nó sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng các nhà khoa học, và thậm chí của toàn bộ tổ chức khoa học.
Để tránh những vấn đề như vậy, các tác giả và cơ cấu nghiên cứu hiện nay thường chuyển sang các công ty chuyên về công việc đó để kiểm tra độc lập công trình của họ trước khi xuất bản. Đặc biệt, công ty của Bucci đã được Viện Fritz Lipmann (Đức) thuê cho hoạt động này, xung quanh đó một vụ bê bối ầm ĩ bùng lên trước đây một thời gian chỉ vì những sai sót xấu xí trong các công trình đã công bố. Câu chuyện này được tạp chí Nature đưa tin cách đây một năm.
Điều tinh tế là một công việc kinh doanh như vậy áp đặt những hạn chế đạo đức nhất định, mà giáo sư Bucci nhận thức rõ. Trên cùng tạp chí Nature, vào tháng 12 năm 2019, một tài liệu được xuất bản về tính thuần khiết và đứng đắn của công trình khoa học, nơi ông là đồng tác giả. Và người ta đã thành thật chỉ ra rằng Enrico N. Bucci có sự xung đột lợi ích ở đây.
Nói một cách đơn giản, khi chủ sở hữu của một công ty thương mại nói một cách công khai về hoạt động mà nó chuyên sâu, thì về cơ bản điều đó sẽ trở thành một quảng cáo cho doanh nghiệp của chính ông ta.
Nhưng tất nhiên, khi vắc xin Nga đã "lộ diện" thì những chuyện vặt vãnh như vậy không còn quan trọng nữa.
Phương Tây đã sử dụng bức thư ngỏ (và theo định nghĩa là tự quảng cáo) của Bucci để giáng thêm một đòn vào phát triển của Nga với hy vọng làm mất uy tín hoặc ít nhất là làm giảm vai trò dẫn đầu. Chà, bản thân vị giáo sư đã được PR ở quy mô và mức độ mà ông ấy đơn giản không thể mơ tới trong bất kỳ tình huống nào khác. Điều này, trên thực tế, được gọi là "cưỡi ngựa thổi phồng", theo nguyên tắc này, hàng trăm và hàng nghìn nhân vật truyền thông đang hoạt động.
Không nghi ngờ gì nữa, nó sẽ được đền đáp dưới dạng các hợp đồng thương mại mới rất hấp dẫn. Nắm bắt được sự cường điệu trong vùng nước đục của các nền chính trị lớn có thể rất có lợi.
Nhưng điều này không liên quan gì đến khoa học nói chung, y học nói riêng và việc cứu sống hàng trăm nghìn người trên thế giới.