Pháo binh dã chiến: Mỹ thách thức Nga

Quân đội Mỹ sẽ sớm nhận được một loại đạn pháo mới. Đạn pháo tự dẫn cho các hệ thống tên lửa phóng loạt MLRS (Multiple Launch Rocket System) đã được thử nghiệm thành công và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 80 km. Lầu Năm Góc tin chắc rằng, đây chưa phải là giới hạn.
Sputnik

Họ không giấu giếm rằng, Mỹ có ý định vượt mặt các hệ thống pháo Nga uy lực nhất thế giới hiện nay.

Những chi tiết về triển vọng của pháo binh Mỹ và các loại pháo Nga trong tài liệu của Sputnik.

Đạn pháo "vàng"

Lầu Năm Góc công khai thừa nhận bị tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực pháo binh dã chiến - cả về lựu pháo và pháo phản lực. Vấn đề chính là quân đội Hoa Kỳ thiếu các loại đạn pháo tầm xa hiện đại.

"Đây là một thất bại": Người Mỹ thừa nhận họ đã quên mất cách chế tạo pháo tự hành

Vào tháng 12 năm 2017, Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation của Mỹ đã phân tích một cách khách quan khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nga. Theo quan điểm của RAND, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Nga sẽ cố gắng gây thiệt hại tối đa cho lực lượng mặt đất của đối phương mà không tiếp xúc trực tiếp với hỏa lực của họ.

“Người Nga đang sử dụng pháo binh của họ nhiều nhất có thể”, - các chuyên gia RAND cảnh báo. - “Về mặt này, họ có lợi thế hơn so với quân đội phương Tây. Ví dụ, trong lữ đoàn lục quân Mỹ chỉ có một tiểu đoàn pháo binh. Lữ đoàn súng trường cơ giới Nga thường có hai tiểu đoàn pháo tự hành và một tiểu đoàn pháo phản lực.Trong trường hợp xảy ra trận chiến một mất một còn, lữ đoàn Mỹ sẽ phải đối mặt với đối thủ sở hữu nhiều khẩu pháo hơn và có khả năng sử dụng nhiều loại đạn pháo có tầm bắn xa".

Mỹ tìm cách đuổi kịp Nga

Cuộc thử nghiệm đầu tiên của loại đạn pháo phản lực tự dẫn thông minh ER GMLRS đầy hứa hẹn vào tháng 11 năm 2020 đã không thành công - quả đạn phát nổ trên không ngay sau khi phóng. Các chuyên gia của Lockheed Martin đã tiến hành "công việc sửa lỗi" và cuộc thử nghiệm thứ hai đã thành công tại thao trường thử nghiệm tên lửa ở New Mexico. Trong cuộc thử nghiệm, đạn ER GMLRS được bắn từ hệ thống phóng tên lửa cơ động cao HIMARS. Loại đạn này được phát triển dành riêng cho hệ thống này.

Pháo binh dã chiến: Mỹ thách thức Nga
Gaylia Campbell, phó chủ tịch của Phòng Hỏa lực chính xác (Precision Fires) và Hệ thống Cơ động Chiến đấu tại công ty Lockheed Martin cho biết: “GMLRS tầm xa tăng cường mới của chúng tôi được gia tăng đáng kể phạm vi tấn công của các hệ thống pháo phản lực hiện có, có lựa chọn đạn dược cho các mục tiêu khoảng cách xa cùng độ tin cậy và độ chính xác cao. Sau khi sửa đổi, loại đạn pháo này có thể được sử dụng cho các loại MLRS M270 cũ hơn".

Theo Gaylia Campbell, trong các cuộc thử nghiệm tiếp theo, cần đạt được tầm bắn 150 km. Nếu điều này thành công, hệ thống pháo phản lực MLRS của Mỹ sẽ trở thành loại pháo có tầm bắn xa nhất trên thế giới.

ER GMLRS (Enhanced Range Guided MLRS) – đạn pháo tự dẫn 227mm có thể mang đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn chùm. Hệ thống dẫn đường quán tính và qua vệ tinh. Loại đạn pháo này được sử dụng để tiêu diệt các đối tượng nhỏ đơn lẻ, hoặc mục tiêu nhóm nhỏ (bằng đạn bắn loạt). Hiện trong kho vũ khí của Quân đội Mỹ có khoảng 50 nghìn GMLRS thông thường. Chưa có tin về việc Lầu năm Góc sẽ mua bao nhiêu quả đạn hiện đại hóa, nhưng, báo chí cho biết rằng, quá trình sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ bắt đầu ​​vào năm 2023.

Pháo binh dã chiến: Mỹ thách thức Nga

Tập đoàn Nga Techmas phát triển các loại vũ khí mới
Mỹ cũng đang cố gắng cải thiện các loại lựu pháo của họ. Vào tháng 3 năm 2020, trong các cuộc thử nghiệm, lựu pháo tự hành ERCA (Extended Range Cannon Artillery) đầy hứa hẹn trang bị nòng pháo cỡ 155mm XM907 đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 65 km - xa gấp đôi so với pháo tự hành M109. Pháo đã sử dụng hai loại đạn - đạn tên lửa chủ động dẫn đường Excalibur và đạn pháo phản lực-tích cực XM1113 với tầm bắn tăng lên. Cả hai loại đạn đều bắn trúng mục tiêu nhỏ.

Nga-Mỹ: so sánh pháo binh

Pháo binh dã chiến là một điểm mạnh truyền thống của quân đội Nga. Kể từ năm 2016, pháo phản lực tầm xa 300mm Tornado-S bắt đầu được cung cấp cho quân đội Nga. Nó được thiết kế để tấn công từ xa các nhóm mục tiêu, tên lửa chiến thuật, các hệ thống phòng không, máy bay trực thăng trên bãi đậu, sở chỉ huy, trung tâm liên lạc và cơ sở hạ tầng quân sự. Tầm bắn là 120 km, và theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, trong tương lai tầm bắn sẽ đạt 200 km.

Hệ thống MLRS Smerch ít hiện đại hơn đã được thiết kế dưới thời Liên Xô sử dụng đạn tự dẫn với tầm bắn hơn một trăm km. Đúng, hệ thống MLRS của Mỹ có thể được sử dụng để phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS với tầm bắn 300 km. Nhưng, tên lửa Iskander-M của Nga có tầm bắn 500 km.

Pháo binh dã chiến: Mỹ thách thức Nga

Ngoài ra, Nga còn có nhiều loại pháo phản lực. Ngoài hai loại pháo hạng nặng Smerch và Tornado-S, còn có các tổ hợp pháo phản lực 122mm Grad và Tornado-G (tầm bắn lên đến 42 km) và các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt 220mm Uragan (tầm bắn - 36 km). Nga có hệ thống hỏa lực hạng nặng TOS-1 (trên khung gầm xe tăng) và TOS-2 (trên khung gầm bánh lốp của xe tải), đây cũng là các loại MLRS tầm ngắn (tầm bắn lên đến 6 km).

Pháo binh dã chiến: Mỹ thách thức Nga

Và Mỹ cho đến nay chỉ có HIMARS 227mm và M270 với tầm bắn của đạn thông thường là 60 km, và đạn không điều khiển - 40 km.

Tình hình tương tự với các loại lựu pháo tự hành. Về tầm bắn, phiên bản cải tiến mới nhất M109-A7155mm của Mỹ và Msta-S 152 mm của Nga có thể so sánh được: 25 - 30 km. Tuy nhiên, pháo Nga có tốc độ bắn cao hơn. Pháo tự hành 152mm đầy hứa hẹn Koalitsiya-SV đã khẳng định khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng đạn tự dẫn ở tầm xa tối đa lên tới 80 km với tốc độ bắn lên tới 16 phát/phút.

Thảo luận